Một người bạn của tôi hồ hởi khoe chiếc ná bắn bi sắt, có ống ngắm laser được thiết kế giống một khẩu súng.
Anh cho biết sẽ dùng nó để săn mấy con chim cu, chim sáo gần rừng thông quanh nhà.
Tôi bàng hoàng đứng nhìn cây ná hiện đại kia, và dường như nhìn thấy những con chim còn đang sống, đang bay, đang hót, đang kiếm mồi nuôi con, bỗng chốc bị một viên bi sắt xuyên qua đầu, và trở thành mồi nhậu, một đĩa mồi bé tí chỉ để thỏa mãn thú vui tàn bạo của vài người.
Những tưởng hình ảnh các xạ thủ vác cây súng hơi đi nghênh ngang đã chìm vào quá khứ, thì giờ đây, vô số các thiết bị ná, nỏ hiện đại tràn ngập khắp nơi, ai cũng có thể dễ dàng đặt mua trên mạng, thậm chí trên con đường đi làm.
Tôi vẫn đi ngang qua những chiếc xe treo lủng lẳng những chiếc ná cao su khung kim loại phục vụ cho việc "tìm và diệt". Dần dần, những sinh vật bé nhỏ xung quanh chúng ta, đã, đang và sẽ biến mất.
Thô bạo với tự nhiên
"Chúng ta vào rừng khai thác gỗ nào, một người nói. Gỗ của ai? – một người khác hỏi? Gỗ của rừng".
Khi xem những hình ảnh, video về các sinh vật hoang dã ung dung sống chung với con người , tôi thấy có nhiều ý kiến bình luận rằng "nếu ở Việt Nam thì vào nồi rồi", "con này làm được abc món" ... có lẽ người bình luận cũng chỉ bình luận cho vui, nhưng suy nghĩ thấy mọi con vật đều là thức ăn dường như đã ngấm sâu vào chúng ta, dù rằng đa phần đều đã thừa mứa với thịt.
Tôi nhớ khi đứng bên dòng sông Malacca ở Malaysia, bỗng thấy mấy con kỳ đà to tướng bơi trong nước, mấy đứa nhỏ trong đoàn hét toáng lên, thú vị chạy dọc theo bờ sông để ngắm chúng. Lúc quay lại, mấy bé hồn nhiên hỏi: "Sao các con sông ở Việt Nam mình không có kỳ đà?" nghe mà thương, thương cho các thiếu nhi, và thương cả mấy con kỳ đà ở Việt Nam.
Tôi rin rằng nếu tình trạng săn bắn vô tội vạ này còn tiếp diễn, sẽ đến lúc những đứa trẻ hỏi: "Ở Việt Nam có chim sẻ ư?", lúc đó, những người lớn chúng ta làm sao nhìn vào mắt trẻ và trả lời.
'Những người không dùng đồ nhựa xin đừng hạch sách nhân viên bán hàng'
Nếu thực tâm vì môi trường, khi đi ra ngoài hãy mang theo bình nước riêng.
Chỉ khi mạnh tay hơn trong việc xử phạt các trường hợp săn bắt, buôn bán động vật hoang dã, không chỉ những loài to lớn, nằm trong sách đỏ, mà tất cả loài sinh vật bé nhỏ khác, đồng thời siết chặt quản lý những mặt hàng phục vụ cho việc tận diệt ấy, chúng ta mới giữ lại được môi trường tự nhiên cân bằng, đa dạng sinh học cho chính mình và thế hệ mai sau.
Hãy lựa chọn, ngắm nhìn những đàn chim tự do bay lượn, liệng hót hay cảnh chúng nhảy loi choi, bất lực trong một cái lồng. Hay tệ hại hơn bị phơi thây, co quắp trên một bàn nhậu nào đó, để rồi, con cháu chúng ta chỉ còn thấy chúng qua các hình ảnh, các tiêu bản vô hồn trong bảo tàng.
Xin hãy lựa chọn đúng, vì chính mình và vì các thế hệ mai sau.
Anh cho biết sẽ dùng nó để săn mấy con chim cu, chim sáo gần rừng thông quanh nhà.
Tôi bàng hoàng đứng nhìn cây ná hiện đại kia, và dường như nhìn thấy những con chim còn đang sống, đang bay, đang hót, đang kiếm mồi nuôi con, bỗng chốc bị một viên bi sắt xuyên qua đầu, và trở thành mồi nhậu, một đĩa mồi bé tí chỉ để thỏa mãn thú vui tàn bạo của vài người.
Những tưởng hình ảnh các xạ thủ vác cây súng hơi đi nghênh ngang đã chìm vào quá khứ, thì giờ đây, vô số các thiết bị ná, nỏ hiện đại tràn ngập khắp nơi, ai cũng có thể dễ dàng đặt mua trên mạng, thậm chí trên con đường đi làm.
Tôi vẫn đi ngang qua những chiếc xe treo lủng lẳng những chiếc ná cao su khung kim loại phục vụ cho việc "tìm và diệt". Dần dần, những sinh vật bé nhỏ xung quanh chúng ta, đã, đang và sẽ biến mất.
Thô bạo với tự nhiên
"Chúng ta vào rừng khai thác gỗ nào, một người nói. Gỗ của ai? – một người khác hỏi? Gỗ của rừng".
Khi xem những hình ảnh, video về các sinh vật hoang dã ung dung sống chung với con người , tôi thấy có nhiều ý kiến bình luận rằng "nếu ở Việt Nam thì vào nồi rồi", "con này làm được abc món" ... có lẽ người bình luận cũng chỉ bình luận cho vui, nhưng suy nghĩ thấy mọi con vật đều là thức ăn dường như đã ngấm sâu vào chúng ta, dù rằng đa phần đều đã thừa mứa với thịt.
Tôi nhớ khi đứng bên dòng sông Malacca ở Malaysia, bỗng thấy mấy con kỳ đà to tướng bơi trong nước, mấy đứa nhỏ trong đoàn hét toáng lên, thú vị chạy dọc theo bờ sông để ngắm chúng. Lúc quay lại, mấy bé hồn nhiên hỏi: "Sao các con sông ở Việt Nam mình không có kỳ đà?" nghe mà thương, thương cho các thiếu nhi, và thương cả mấy con kỳ đà ở Việt Nam.
Tôi rin rằng nếu tình trạng săn bắn vô tội vạ này còn tiếp diễn, sẽ đến lúc những đứa trẻ hỏi: "Ở Việt Nam có chim sẻ ư?", lúc đó, những người lớn chúng ta làm sao nhìn vào mắt trẻ và trả lời.
'Những người không dùng đồ nhựa xin đừng hạch sách nhân viên bán hàng'
Nếu thực tâm vì môi trường, khi đi ra ngoài hãy mang theo bình nước riêng.
Chỉ khi mạnh tay hơn trong việc xử phạt các trường hợp săn bắt, buôn bán động vật hoang dã, không chỉ những loài to lớn, nằm trong sách đỏ, mà tất cả loài sinh vật bé nhỏ khác, đồng thời siết chặt quản lý những mặt hàng phục vụ cho việc tận diệt ấy, chúng ta mới giữ lại được môi trường tự nhiên cân bằng, đa dạng sinh học cho chính mình và thế hệ mai sau.
Hãy lựa chọn, ngắm nhìn những đàn chim tự do bay lượn, liệng hót hay cảnh chúng nhảy loi choi, bất lực trong một cái lồng. Hay tệ hại hơn bị phơi thây, co quắp trên một bàn nhậu nào đó, để rồi, con cháu chúng ta chỉ còn thấy chúng qua các hình ảnh, các tiêu bản vô hồn trong bảo tàng.
Xin hãy lựa chọn đúng, vì chính mình và vì các thế hệ mai sau.