Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
K50 được xem là thác nước hùng vỹ nhất Tây Nguyên với cột nước cao hơn 54m, tạo hiệu ứng cầu vồng quanh năm. "Viên ngọc" quý này nằm trong rừng nguyên sinh của Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng với vô số động vật, cá, chim... sinh sống xung quanh.
Từ trụ sở của Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) phải đi 10 cây số đường núi hiểm trở, sau đó di chuyển 5 cây số bằng xe máy qua những đoạn cua nhỏ, nguy hiểm, 1 cây số đi bộ mới tới được thác K50.
Thác K50 nằm trong khu rừng nguyên sinh, rộng khoảng 200.000 ha
Thác này nằm trên suối Say (thượng nguồn sông Côn), gần ngã ba ranh giới giữa huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) và huyện An Lão (Bình Định)
Người dân địa phương hay gọi thác K50 là thác Hang Én bởi đến nay vẫn có hàng trăm đôi chim én làm tổ trong thác. Chiều xuống từng đàn chim én bay rợp trời. Ngoài ra thác nước hùng vỹ này còn có tên gốc là Tơkơi Buk Jrai và thác Kon Chư Răng
Ngủ lại cạnh thác K50 là cảm giác tuyệt vời vô cùng khi nơi đây tách biệt hẳn với cuộc sống bên ngoài vì không sóng điện thoại, đêm xuống chỉ nghe tiếng thác đổ và động vật gọi nhau.
Đến thác K50 mới cảm nhận được sự hùng vỹ, trong lành của thiên nhiên. Đây là một trong những thác nước được đánh giá là hùng vỹ nhất Tây Nguyên khi cao tới 54m, cột nước thẳng đứng đổ xuống tạo hồ nước rộng khoảng 1 ha, sâu 50m. Ảnh: Phan Nguyên
Nước đổ xuống thành mù sương, nắng chiếu qua tạo cầu vồng bảy sắc tuyệt đẹp. Ảnh: Phan Nguyên
Chim diều ăn ở Kon Chư Răng. Ảnh: HongPhuong
Chim xanh Nam Bộ. Ảnh: HongPhuong
Chà vá chân xám. Ảnh: Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng
Dưới dòng nước mát lạnh của thác K50 là nhiều loài cá đặc sản như cá phá, cá chình, cá niêng...
K50 đã thu hút hàng nghìn lượt khách, nhà khoa học đến tham quan, tìm hiểu
Từ trụ sở của Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) phải đi 10 cây số đường núi hiểm trở, sau đó di chuyển 5 cây số bằng xe máy qua những đoạn cua nhỏ, nguy hiểm, 1 cây số đi bộ mới tới được thác K50.
Thác K50 nằm trong khu rừng nguyên sinh, rộng khoảng 200.000 ha
Thác này nằm trên suối Say (thượng nguồn sông Côn), gần ngã ba ranh giới giữa huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) và huyện An Lão (Bình Định)
Người dân địa phương hay gọi thác K50 là thác Hang Én bởi đến nay vẫn có hàng trăm đôi chim én làm tổ trong thác. Chiều xuống từng đàn chim én bay rợp trời. Ngoài ra thác nước hùng vỹ này còn có tên gốc là Tơkơi Buk Jrai và thác Kon Chư Răng
Ngủ lại cạnh thác K50 là cảm giác tuyệt vời vô cùng khi nơi đây tách biệt hẳn với cuộc sống bên ngoài vì không sóng điện thoại, đêm xuống chỉ nghe tiếng thác đổ và động vật gọi nhau.
Đến thác K50 mới cảm nhận được sự hùng vỹ, trong lành của thiên nhiên. Đây là một trong những thác nước được đánh giá là hùng vỹ nhất Tây Nguyên khi cao tới 54m, cột nước thẳng đứng đổ xuống tạo hồ nước rộng khoảng 1 ha, sâu 50m. Ảnh: Phan Nguyên
Nước đổ xuống thành mù sương, nắng chiếu qua tạo cầu vồng bảy sắc tuyệt đẹp. Ảnh: Phan Nguyên
Chim diều ăn ở Kon Chư Răng. Ảnh: HongPhuong
Chim xanh Nam Bộ. Ảnh: HongPhuong
Chà vá chân xám. Ảnh: Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng
Dưới dòng nước mát lạnh của thác K50 là nhiều loài cá đặc sản như cá phá, cá chình, cá niêng...
K50 đã thu hút hàng nghìn lượt khách, nhà khoa học đến tham quan, tìm hiểu