Thanh Thúy
Well-known member
TikTok, ứng dụng video ngắn của ByteDance (Trung Quốc), đang vươn lên thành một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á, thị trường vốn do các tên tuổi địa phương như Shopee và Lazada của Alibaba thống trị.
Báo cáo mới nhất của công ty tư vấn Momentum Works (Singapore) cho biết, giá trị hàng hóa (GMV) của TikTok Shop đã tăng gần gấp 4 lần, từ 4,4 tỷ USD năm 2022 lên 16,3 tỷ USD năm 2023. Đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số các đối thủ trong khu vực.
Nếu tính cả Tokopedia (Indonesia) - công ty mà TikTok đã mua lại phần lớn cổ phần vào năm ngoái - nền tảng thương mại điện tử của TikTok đã vượt qua Lazada để trở thành doanh nghiệp lớn thứ hai tại Đông Nam Á, chiếm khoảng 28,4% thị phần tính đến năm 2023.
Tổng GMV thương mại điện tử của khu vực đạt 114,6 tỷ USD vào năm 2023, tăng 15% so với năm trước. Shopee vẫn giữ vị trí dẫn đầu với 48% thị phần, theo sau là Lazada với 16,4%, TikTok và Tokopedia mỗi bên chiếm 14,2%.
Giám đốc điều hành Momentum Works, Jianggan Li, nhận định TikTok đã trở thành "tay chơi rất đáng gờm" tại Đông Nam Á, nơi công ty cam kết đầu tư hàng tỷ USD.
"Năm nay, tùy thuộc vào mức độ tích hợp với Tokopedia, TikTok hoàn toàn có thể trở thành số 1 ở Indonesia", ông Li nói.
Nếu tính cả Tokopedia, TikTok Shop sẽ vượt qua Lazada để trở thành nền tảng thương mại điện tử lớn thứ hai Đông Nam Á với khoảng 28,4% thị phần
Kể từ khi ra mắt tính năng thương mại điện tử vào năm 2021, TikTok đã đẩy mạnh tuyển dụng tại Đông Nam Á, trong khi các đối thủ lại cắt giảm nhân sự để hướng tới lợi nhuận. Đến năm 2023, TikTok đã tăng gấp 4 lần số lượng nhân viên lên hơn 8.000 người, ngang bằng với Lazada.
TikTok phát triển mảng thương mại điện tử bằng cách tận dụng tính năng livestream, nơi người ảnh hưởng và người bán giới thiệu sản phẩm, giúp người dùng mua sắm trực tiếp.
Shopee, vốn đang cắt giảm chi phí để có lãi, đã phải "ra tay" để bảo vệ thị phần trước sự cạnh tranh gay gắt từ TikTok. Vào tháng 8, Sea, công ty mẹ của Shopee, cho biết sẽ "tăng cường" đầu tư vào livestream và logistics.
Tuy nhiên, TikTok cũng gặp phải những trở ngại tại Đông Nam Á. Tại Indonesia, TikTok Shop buộc phải tạm dừng dịch vụ sau khi chính phủ cấm bán hàng trực tuyến trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, TikTok thông báo sẽ đầu tư hơn 1,5 tỷ USD và mua lại 75% cổ phần của Tokopedia, sàn thương mại điện tử hàng đầu thuộc tập đoàn công nghệ GoTo của Indonesia, để khởi động lại hoạt động kinh doanh mua sắm trực tuyến.
TikTok và Tokopedia hiện nắm giữ 39% thị phần tại Indonesia, chỉ đứng sau Shopee với 40%. Tại Việt Nam, TikTok Shop trở thành doanh nghiệp lớn thứ hai với 24% thị phần.
Momentum Works đưa ra ước tính GMV dựa trên đơn hàng được thanh toán tại các nền tảng bán lẻ kỹ thuật số lớn hoạt động tại 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á (Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Singapore), cũng như phỏng vấn ngành và ước tính riêng.
Báo cáo mới nhất của công ty tư vấn Momentum Works (Singapore) cho biết, giá trị hàng hóa (GMV) của TikTok Shop đã tăng gần gấp 4 lần, từ 4,4 tỷ USD năm 2022 lên 16,3 tỷ USD năm 2023. Đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số các đối thủ trong khu vực.
Nếu tính cả Tokopedia (Indonesia) - công ty mà TikTok đã mua lại phần lớn cổ phần vào năm ngoái - nền tảng thương mại điện tử của TikTok đã vượt qua Lazada để trở thành doanh nghiệp lớn thứ hai tại Đông Nam Á, chiếm khoảng 28,4% thị phần tính đến năm 2023.
Tổng GMV thương mại điện tử của khu vực đạt 114,6 tỷ USD vào năm 2023, tăng 15% so với năm trước. Shopee vẫn giữ vị trí dẫn đầu với 48% thị phần, theo sau là Lazada với 16,4%, TikTok và Tokopedia mỗi bên chiếm 14,2%.
Giám đốc điều hành Momentum Works, Jianggan Li, nhận định TikTok đã trở thành "tay chơi rất đáng gờm" tại Đông Nam Á, nơi công ty cam kết đầu tư hàng tỷ USD.
"Năm nay, tùy thuộc vào mức độ tích hợp với Tokopedia, TikTok hoàn toàn có thể trở thành số 1 ở Indonesia", ông Li nói.
Nếu tính cả Tokopedia, TikTok Shop sẽ vượt qua Lazada để trở thành nền tảng thương mại điện tử lớn thứ hai Đông Nam Á với khoảng 28,4% thị phần
Kể từ khi ra mắt tính năng thương mại điện tử vào năm 2021, TikTok đã đẩy mạnh tuyển dụng tại Đông Nam Á, trong khi các đối thủ lại cắt giảm nhân sự để hướng tới lợi nhuận. Đến năm 2023, TikTok đã tăng gấp 4 lần số lượng nhân viên lên hơn 8.000 người, ngang bằng với Lazada.
TikTok phát triển mảng thương mại điện tử bằng cách tận dụng tính năng livestream, nơi người ảnh hưởng và người bán giới thiệu sản phẩm, giúp người dùng mua sắm trực tiếp.
Shopee, vốn đang cắt giảm chi phí để có lãi, đã phải "ra tay" để bảo vệ thị phần trước sự cạnh tranh gay gắt từ TikTok. Vào tháng 8, Sea, công ty mẹ của Shopee, cho biết sẽ "tăng cường" đầu tư vào livestream và logistics.
Tuy nhiên, TikTok cũng gặp phải những trở ngại tại Đông Nam Á. Tại Indonesia, TikTok Shop buộc phải tạm dừng dịch vụ sau khi chính phủ cấm bán hàng trực tuyến trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, TikTok thông báo sẽ đầu tư hơn 1,5 tỷ USD và mua lại 75% cổ phần của Tokopedia, sàn thương mại điện tử hàng đầu thuộc tập đoàn công nghệ GoTo của Indonesia, để khởi động lại hoạt động kinh doanh mua sắm trực tuyến.
TikTok và Tokopedia hiện nắm giữ 39% thị phần tại Indonesia, chỉ đứng sau Shopee với 40%. Tại Việt Nam, TikTok Shop trở thành doanh nghiệp lớn thứ hai với 24% thị phần.
Momentum Works đưa ra ước tính GMV dựa trên đơn hàng được thanh toán tại các nền tảng bán lẻ kỹ thuật số lớn hoạt động tại 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á (Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Singapore), cũng như phỏng vấn ngành và ước tính riêng.