Tensor G4 vừa yếu, vừa chưa tối ưu!

Hồ Thị Thanh Trà

Well-known member
Từ trước tới nay, khả năng chơi game trên dòng điện thoại Google Pixel chưa từng được đánh giá cao so với các đối thủ trên thị trường. Điều này diễn ra tương tự với Pixel 9, chiếc flagship mới nhất của hãng. Trải nghiệm nhanh với các tựa game phổ biến tại Việt Nam, Tensor G4 tỏ ra yếu thế về cả mức độ khung hình, nhiệt độ và cả tối ưu phần mềm.

Điểm số benchmark
Tensor G4 là chipset trang bị trên Pixel 9 series năm nay. Nếu xét đơn thuần về phần cứng CPU, đây vẫn là con chip mạnh khi sở hữu một nhân Cortex-X4 3,1 GHz, ba nhân Cortex-A720 2,6 GHz và bốn nhân Cortex-A520 1,92 GHz. Ngoài ra, Tensor G4 còn trang bị GPU Mali-G715, xây dựng trên tiến trình 4nm và tích hợp TPU thế hệ thứ ba.

Chi tiết về con chip Tensor G4 mới, người dùng có thể tham khảo bài viết dưới đây.


Thế nhưng, hiệu năng thực tế của Tensor G4 lại không mạnh như những thông số bên trên. Với AnTuTu Benchmark, máy chỉ đạt 1,006 triệu điểm với 440 nghìn điểm GPU. Kết quả này tương đồng so với Dimensity 8200 trên các mẫu máy tầm trung mới và thấp hơn Snapdragon 8 Gen 1, một con chip đã ra mắt từ cuối năm 2021. Thậm chí, ở lần chấm thứ hai, Pixel 9 chỉ đạt được hơn 820 nghìn điểm.

Điểm AnTuTu Benchmark trên Pixel 9 sau 2 lần chấm
Sự thua thiệt của Tensor G4 tiếp tục thể hiện ở các bài chấm điểm khác. Với Geekbench 6, máy đạt 1.529 điểm đơn nhân và 3.590 điểm đa nhân. Chuyển sang 3DMark, máy chỉ cho ra mức ổn định 51,5% với bài kiểm tra Wild Life Extreme Stress Test. Đặt cạnh iPhone 15 Pro với Apple A17 Pro, điểm số trên Pixel 9 thấp hơn rất nhiều.

Điểm Geekbench giữa Pixel 9 (trái) và iPhone 15 Pro (phải)
Điểm 3DMark Wild Life Extreme Stress Test trên Pixel 9 (trái) và iPhone 15 Pro (phải)Khả năng chơi game trên Pixel 9
Khi xét đơn thuần về điểm số benchmark, Tensor G4 sẽ cho sức mạnh tương đồng với Dimensity 8200 hay Snapdragon 8 Gen 1. Về cơ bản, hai con chip này vẫn cho hiệu năng tốt khi có thể chơi rất nhiều tựa game phổ biến tại Việt Nam. Thế nhưng, với Pixel 9, câu chuyện hoàn toàn trái ngược.

Trong bài đánh giá lần này, mình sẽ tiến hành chơi ba tựa game gồm LMHT: Tốc Chiến, PUBG Mobile và Genshin Impact. Đáng tiếc, khi sử dụng phần mềm Perfdog để theo dõi hiệu năng, hệ thống lại không thể ghi được biểu đồ FPS. Vì thế, với mỗi tựa game, mình sẽ quay lại quá trình chơi để người dùng dễ theo dõi FPS cũng như sự ổn định. Điều kiện thử nghiệm thực tế như sau:

  • Độ sáng đặt ở mức 100%, bật âm lượng.
  • Chơi game trong điều kiện phòng, nhiệt độ môi trường khoảng 28,5 độ C.
  • Tắt hết các kết nối không quan trọng, xoá đa nhiệm và các cài đặt khác để ở mặc định.

Đầu tiên, mình chơi LMHT: Tốc Chiến với đồ hoạ Trung bình và 120FPS. Dù hỗ trợ 120FPS, thế nhưng xuyên suốt quá trình chơi game, gần như không có lúc nào máy đạt được mức khung hình này. Thay vào đó, khi di chuyển từ Bệ Đá Cổ hay đánh các bãi quái nhỏ, FPS trên Pixel 9 sẽ dao động từ 65 – 80.


Đến giữa trận, khi các pha giao tranh xuất hiện thường xuyên hơn, lượng khung hình trên Pixel 9 giảm xuống rõ rệt. Có những thời điểm FPS máy giảm xuống dưới 40, kéo theo trải nghiệm giật, khựng xuất hiện thường xuyên. Thêm nữa, dù game không quá nặng, Pixel 9 vẫn gặp tình trạng giảm sáng. Đáng nói, độ sáng máy biến thiên liên tục, lúc bị giảm sáng xuống sâu, lúc lại trở về mức tối đa, gây khó chịu về mặt hiển thị.

Sau màn chơi LMHT: Tốc Chiến, nhiệt độ mặt lưng tối đa trên Pixel 9 tăng lên đến 42 độ C. Phía mặt trước, tình trạng cũng không cải thiện khi máy nóng tới 40,5 độ C.
 
Bên trên