Quang Minh
Well-known member
Cuối năm, các nghệ nhân làng Thanh Tiên tất bật chế tác những cây hoa giấy thủ công rực rỡ sắc màu để phục vụ Tết Nguyên đán.
1
Nằm dọc theo hạ lưu sông Hương, cách cầu Trường Tiền khoảng 8 km, làng Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, TP Huế, nổi danh với nghề làm hoa giấy trong 300 năm. Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là làng nghề truyền thống năm 2013.
Người dân làng Thanh Tiên chủ yếu làm nông. Vào một số thời điểm trong năm, đặc biệt vào tháng chạp (tháng 12 âm lịch), người dân trở lại làm hoa giấy để phục vụ nhu cầu trong dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Nguyễn Thư
Ưu điểm của hoa giấy Thanh Tiên là phong phú về màu sắc, hình thức đẹp, để được lâu, vừa tiết kiệm vừa thể hiện sự trang nghiêm, thành kính. Thời xưa, hoa giấy được đặt ở những nơi thờ tự trong nhà, các miếu, trang bà, am, bàn thờ ông địa, táo quân, thần bếp và chỉ thay một lần trong năm vào dịp Tết Nguyên đán. Vì vậy, thời gian sản xuất chính thức của nghề thủ công này chủ yếu vào tháng Chạp. Ảnh: Nguyễn Đình Hoàng Khánh
Người dân làng Thanh Tiên sử dụng những nguyên liệu sẵn có ở địa phương như cây lùng, cây tre kết hợp với trí tưởng tượng và bàn tay khéo léo để mô phỏng các loài hoa như hoa lan, hoa huệ, hoa cúc đơn, cúc kép, tường vi, dã quỳ.
Trong đó, nổi tiếng nhất là hoa sen, loài hoa được coi là quốc hoa của Việt Nam. Hoa sen giấy Thanh Tiên xuất hiện trong các lễ hội lớn như Festival Huế, lễ hội áo dài, các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật, được trưng bày ở Đại Nội Huế và Nhà lưu niệm Nguyễn Chí Diểu, làng Thanh Tiên, xã Phú Mậu, TP Huế. Ảnh: Nguyễn Đình Hoàng Khánh
Trước khi Huế vào mùa mưa, gia đình nghệ nhân Nguyễn Hóa và bà Trần Thị Thanh Tâm (ảnh) đã chuẩn bị nguyên liệu làm hoa giấy. Bà Tâm cho biết gia đình đã làm hoa giấy hơn 40 năm. Hiện trong làng còn khoảng 10 hộ vẫn giữ nghề truyền thống này. Ảnh: Nguyễn Đình Hoàng Khánh
Điểm đặc trưng của hoa giấy làng Thanh Tiên là tất cả các công đoạn sản xuất đều được làm thủ công. Nguyên liệu chính để làm hoa giấy là tre và giấy màu.
Từ tháng 8 âm lịch, vợ chồng bà Tâm đã đốn tre trồng sau vườn nhà để chẻ, phơi khô làm cành hoa. Ảnh: Nguyễn Đình Hoàng Khánh
Các thanh tre được chẻ nhỏ, vót tròn, nhuộm màu rồi đem phơi khô, sau đó uốn tay theo hình dạng để làm cành và cuống hoa. Ảnh: Nguyễn Đình Hoàng Khánh
Để tạo các loài hoa khác nhau, các nghệ nhân dùng đục sắt để đục giấy màu trên các khuôn hoa bằng gỗ, sau đó dùng dây cước để tạo nếp, đường nét. Bước cuối cùng là dán nhụy hoa cũng làm từ giấy màu tạo thành một bông hoa hoàn chỉnh trước khi ghép vào cuống. Ảnh: Nguyễn Đình Hoàng Khánh
Trước đây, cũng như các hộ dân làm hoa giấy ở Thanh Tiên, gia đình ông Hóa dùng nhựa và lá cây để chế tạo thuốc nhuộm theo công thức gia truyền. Ngày nay, để giảm bớt công nhuộm, gia đình thường mua giấy màu bán sẵn. Ảnh: Nguyễn Đình Hoàng Khánh
Một cành hoa giấy Thanh Tiên hoàn chỉnh gồm nhiều loại hoa như hoa lan, huệ, hồng, cúc, dã quỳ, tường vi. Trên cành gắn thêm nụ hoa màu đỏ và lá lúa thon dài màu xanh, tượng trưng cho nghề nông đặc trưng tại địa phương. Ảnh: Nguyễn Đình Hoàng Khánh
Những cành hoa kết hoàn chỉnh được bà Tâm gắn vào một thanh tre quấn rơm. Bà Tâm cho biết năm nay, gia đình làm khoảng 10.000 cành hoa giấy bán dịp Tết. Thường sau rằm tháng Chạp, người dân trong làng sẽ vác cây hoa giấy đi bán. Mỗi cặp hoa có giá 10.000 đồng. Ảnh: Nguyễn Đình Hoàng Khánh
Nguyễn Đình Hoàng Khánh, 30 tuổi, TP HCM, một blogger yêu thích tìm hiểu về văn hóa, lịch sử đã đến tham quan làng hoa giấy Thanh Tiên dịp cuối năm. Nghề chính của người dân ở đây là làm nông nên đường đến làng phần lớn là ruộng lúa bạt ngàn, mang cảm giác yên bình. Nhưng khi bước vào nhà của các nghệ nhân làm hoa giấy, Khánh bị bất ngờ bởi những màu sắc bắt mắt như vàng, đỏ, xanh xuất hiện khắp nơi, khiến không gian trở nên sinh động và rực rỡ.
Anh ấn tượng nhất với hoa sen về độ chân thực cũng như tỉ mỉ trong các công đoạn. Những búp hoa có độ loang nhất định từ chóp hoa xuống cuống. Từng cánh sen được tạo các nếp gấp nhỏ, đều nhau. "Nếu không ghé mắt nhìn kỹ thì khó mà phân biệt thật giả", Khánh nói. Ảnh: Nguyễn Đình Hoàng Khánh
Qua thời gian dài, hoa giấy Thanh Tiên đã trở thành một nét văn hóa của người dân xứ Huế và đã lan tỏa ra các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Đà Nẵng.
Hằng năm, làng giấy Thanh Tiên đón một lượng khách du lịch từ nước ngoài đến tham quan, trực tiếp trải nghiệm các công đoạn làm hoa giấy tại cơ sở. Bên cạnh đó, làng cũng là địa điểm được nhiều trường học lựa chọn cho học sinh tìm hiểu về văn hóa, làng nghề truyền thống tại địa phương. Ảnh: Nguyễn Thư
1
Nằm dọc theo hạ lưu sông Hương, cách cầu Trường Tiền khoảng 8 km, làng Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, TP Huế, nổi danh với nghề làm hoa giấy trong 300 năm. Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là làng nghề truyền thống năm 2013.
Người dân làng Thanh Tiên chủ yếu làm nông. Vào một số thời điểm trong năm, đặc biệt vào tháng chạp (tháng 12 âm lịch), người dân trở lại làm hoa giấy để phục vụ nhu cầu trong dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Nguyễn Thư
Ưu điểm của hoa giấy Thanh Tiên là phong phú về màu sắc, hình thức đẹp, để được lâu, vừa tiết kiệm vừa thể hiện sự trang nghiêm, thành kính. Thời xưa, hoa giấy được đặt ở những nơi thờ tự trong nhà, các miếu, trang bà, am, bàn thờ ông địa, táo quân, thần bếp và chỉ thay một lần trong năm vào dịp Tết Nguyên đán. Vì vậy, thời gian sản xuất chính thức của nghề thủ công này chủ yếu vào tháng Chạp. Ảnh: Nguyễn Đình Hoàng Khánh
Người dân làng Thanh Tiên sử dụng những nguyên liệu sẵn có ở địa phương như cây lùng, cây tre kết hợp với trí tưởng tượng và bàn tay khéo léo để mô phỏng các loài hoa như hoa lan, hoa huệ, hoa cúc đơn, cúc kép, tường vi, dã quỳ.
Trong đó, nổi tiếng nhất là hoa sen, loài hoa được coi là quốc hoa của Việt Nam. Hoa sen giấy Thanh Tiên xuất hiện trong các lễ hội lớn như Festival Huế, lễ hội áo dài, các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật, được trưng bày ở Đại Nội Huế và Nhà lưu niệm Nguyễn Chí Diểu, làng Thanh Tiên, xã Phú Mậu, TP Huế. Ảnh: Nguyễn Đình Hoàng Khánh
Trước khi Huế vào mùa mưa, gia đình nghệ nhân Nguyễn Hóa và bà Trần Thị Thanh Tâm (ảnh) đã chuẩn bị nguyên liệu làm hoa giấy. Bà Tâm cho biết gia đình đã làm hoa giấy hơn 40 năm. Hiện trong làng còn khoảng 10 hộ vẫn giữ nghề truyền thống này. Ảnh: Nguyễn Đình Hoàng Khánh
Điểm đặc trưng của hoa giấy làng Thanh Tiên là tất cả các công đoạn sản xuất đều được làm thủ công. Nguyên liệu chính để làm hoa giấy là tre và giấy màu.
Từ tháng 8 âm lịch, vợ chồng bà Tâm đã đốn tre trồng sau vườn nhà để chẻ, phơi khô làm cành hoa. Ảnh: Nguyễn Đình Hoàng Khánh
Các thanh tre được chẻ nhỏ, vót tròn, nhuộm màu rồi đem phơi khô, sau đó uốn tay theo hình dạng để làm cành và cuống hoa. Ảnh: Nguyễn Đình Hoàng Khánh
Để tạo các loài hoa khác nhau, các nghệ nhân dùng đục sắt để đục giấy màu trên các khuôn hoa bằng gỗ, sau đó dùng dây cước để tạo nếp, đường nét. Bước cuối cùng là dán nhụy hoa cũng làm từ giấy màu tạo thành một bông hoa hoàn chỉnh trước khi ghép vào cuống. Ảnh: Nguyễn Đình Hoàng Khánh
Trước đây, cũng như các hộ dân làm hoa giấy ở Thanh Tiên, gia đình ông Hóa dùng nhựa và lá cây để chế tạo thuốc nhuộm theo công thức gia truyền. Ngày nay, để giảm bớt công nhuộm, gia đình thường mua giấy màu bán sẵn. Ảnh: Nguyễn Đình Hoàng Khánh
Một cành hoa giấy Thanh Tiên hoàn chỉnh gồm nhiều loại hoa như hoa lan, huệ, hồng, cúc, dã quỳ, tường vi. Trên cành gắn thêm nụ hoa màu đỏ và lá lúa thon dài màu xanh, tượng trưng cho nghề nông đặc trưng tại địa phương. Ảnh: Nguyễn Đình Hoàng Khánh
Những cành hoa kết hoàn chỉnh được bà Tâm gắn vào một thanh tre quấn rơm. Bà Tâm cho biết năm nay, gia đình làm khoảng 10.000 cành hoa giấy bán dịp Tết. Thường sau rằm tháng Chạp, người dân trong làng sẽ vác cây hoa giấy đi bán. Mỗi cặp hoa có giá 10.000 đồng. Ảnh: Nguyễn Đình Hoàng Khánh
Nguyễn Đình Hoàng Khánh, 30 tuổi, TP HCM, một blogger yêu thích tìm hiểu về văn hóa, lịch sử đã đến tham quan làng hoa giấy Thanh Tiên dịp cuối năm. Nghề chính của người dân ở đây là làm nông nên đường đến làng phần lớn là ruộng lúa bạt ngàn, mang cảm giác yên bình. Nhưng khi bước vào nhà của các nghệ nhân làm hoa giấy, Khánh bị bất ngờ bởi những màu sắc bắt mắt như vàng, đỏ, xanh xuất hiện khắp nơi, khiến không gian trở nên sinh động và rực rỡ.
Anh ấn tượng nhất với hoa sen về độ chân thực cũng như tỉ mỉ trong các công đoạn. Những búp hoa có độ loang nhất định từ chóp hoa xuống cuống. Từng cánh sen được tạo các nếp gấp nhỏ, đều nhau. "Nếu không ghé mắt nhìn kỹ thì khó mà phân biệt thật giả", Khánh nói. Ảnh: Nguyễn Đình Hoàng Khánh
Qua thời gian dài, hoa giấy Thanh Tiên đã trở thành một nét văn hóa của người dân xứ Huế và đã lan tỏa ra các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Đà Nẵng.
Hằng năm, làng giấy Thanh Tiên đón một lượng khách du lịch từ nước ngoài đến tham quan, trực tiếp trải nghiệm các công đoạn làm hoa giấy tại cơ sở. Bên cạnh đó, làng cũng là địa điểm được nhiều trường học lựa chọn cho học sinh tìm hiểu về văn hóa, làng nghề truyền thống tại địa phương. Ảnh: Nguyễn Thư