Thẩm phán tại Colombia sử dụng ChatGPT để ra phán quyết trước pháp luật

Nguyễn Thị Minh Tú

Minh Tú Nguyễn
Thẩm phán dùng ChatGPT để ra phán quyết

AI đang được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực, trong đó có pháp luật (Ảnh: Intersting Engineering)
ChatGPT đã gây ra nhiều tranh cãi kể từ khi được ra mắt. Một thẩm phán ở Colombia mới đây đã gây bất ngờ trong giới pháp lý khi tiết lộ rằng ông đã sử dụng công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) ChatGPT của OpenAI để giúp ông quyết định một vụ án liên quan đến một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ.
Thẩm phán Juan Manuel Padilla Garcia, chủ tọa phiên tòa ở thành phố Cartagena thuộc vùng Caribe, thông báo rằng ông đã sử dụng hệ thống này trong phán quyết ngày 30/1 của mình.

Thẩm phán dùng ChatGPT để ra phán quyết

Thẩm phán Juan Manuel Padilla Garcia (Ảnh: Horizontapp)
Ông được yêu cầu đưa ra phán quyết liệu một công ty bảo hiểm y tế có thể từ chối trả phí cho các cuộc hẹn khám bệnh, trị liệu và vận chuyển cho một cậu bé mắc chứng tự kỷ tên Salvador hay không, với thu nhập hạn chế của cha mẹ cậu.

Padilla - người đã ra phán quyết ủng hộ cậu bé và phản đối bên bảo hiểm y tế, cho biết ông đã hỏi chatbot: "Trẻ vị thành niên mắc chứng tự kỷ có được miễn trả phí cho các liệu pháp của chúng không?" trong số các câu hỏi khác.

ChatGPT đã trả lời: "Vâng, điều này là chính xác. Theo quy định ở Colombia, trẻ vị thành niên được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ được miễn trả phí cho các liệu pháp điều trị của chúng".

Thẩm phán dùng ChatGPT để ra phán quyết

ChatGPT đã được sử dụng để cung cấp thông tin giúp thẩm phán ra phán quyết (Ảnh: AP)
Thẩm phán lập luận rằng ChatGPT thực hiện các nhiệm vụ do một thư ký cung cấp trước đây và đã làm như vậy "theo cách có tổ chức, đơn giản và có cấu trúc", điều này có thể "cải thiện thời gian phản hồi" trong hệ thống tư pháp.

Padilla nói với Blu Radio rằng công cụ này đã giúp ích cho các thẩm phán và không phải là mối đe dọa đối với hệ thống pháp luật. Ông cho biết ChatGPT và các chương trình khác như vậy có thể hữu ích để "tạo điều kiện thuận lợi cho việc soạn thảo văn bản". Padilla cũng nhấn mạnh rằng "bằng cách đặt câu hỏi cho ứng dụng, chúng tôi vẫn luôn là thẩm phán, suy nghĩ của chúng sinh".

Giáo sư Juan David Gutierrez của Đại học Rosario là một trong số những người bày tỏ sự hoài nghi trước sự thừa nhận của thẩm phán, cho biết ông đã đặt những câu hỏi giống nhau cho ChatGPT và nhận được những câu trả lời khác nhau. Đồng thời, ông kêu gọi đào tạo khẩn cấp "hiểu biết về kỹ thuật số" cho các thẩm phán.

Thẩm phán dùng ChatGPT để ra phán quyết

Vẫn còn nhiều hoài nghi về việc sử dụng công cụ ChatGPT trong môi trường pháp lý (Ảnh: Shutterstock)
Mặc dù chính OpenAI đã cảnh báo rằng công cụ ChatGPT có thể mắc lỗi, Padilla cho biết ông tin rằng các thẩm phán khác cũng sẽ làm theo. "Tôi nghi ngờ rằng nhiều đồng nghiệp của tôi sẽ tham gia vào việc này và bắt đầu xây dựng các phán quyết của họ một cách có đạo đức với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo", ông nói.

Trước đó, ChatGPT đã vượt qua một số kỳ thi của trường luật khi các giáo sư của Đại học Minnesota đưa công cụ này vào bài kiểm tra và đạt điểm C+ trung bình trên các bài làm của sinh viên.
 
Bên trên