Võ Xuân Trường
Well-known member
Thành cổ đá ong hơn 200 tuổi sở hữu kiến trúc quân sự độc nhất Việt Nam
Thành cổ Sơn Tây là địa điểm giàu giá trị văn hóa, lịch sử, với nét kiến trúc độc đáo, thu hút khách tham quan trong và ngoài nước.
Thành cổ Sơn Tây nằm giữa địa phận hai làng cổ Thuận Nghệ và Mai Trai, thuộc thị xã Sơn Tây, cách thủ đô Hà Nội 45km. Mảnh đất Sơn Tây xưa hay còn gọi là xứ Đoài - một trong “tứ trấn”, nằm phía Tây Kinh đô Thăng Long, có bề dày truyền thống văn hóa, yêu nước và lịch sử cách mạng.
Được xây dựng năm 1822, dưới thời vua Minh Mạng, tòa thành cổ này là một trong những khu căn cứ quân sự quan trọng, lũy thép bảo vệ Kinh thành Thăng Long xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay.
Thành cổ Sơn Tây là tòa thành quân sự bằng đá ong độc đáo nhất Việt Nam. Ảnh: Vũ Đức Hùng
Trải qua 200 năm lịch sử đầy biến động, đến nay thành cổ Sơn Tây vẫn lưu giữ nhiều giá trị di sản văn hóa, lịch sử, kiến trúc, quân sự, khoa học.
Nguyên liệu xây dựng thành hoàn toàn là đá ong, được xếp chồng lên nhau. Đá ong là loại vật liệu đáp ứng được yêu cầu bền chắc của một công trình phòng thủ, được làm trực tiếp tại xứ Đoài.
Thành cổ Sơn Tây có mặt bằng tổng thể hình vuông, tổng diện tích khoảng 16ha, với mỗi cạnh dài khoảng 400m, chiều cao trung bình khoảng 5m. Công trình kiến trúc đồ sộ này có chân thành rộng 6m, mặt thành rộng 4m.
Tòa thành được xây theo kiểu Vô-băng (Vauban) - một kiến trúc quân sự đặc trưng được đặt tên theo kỹ sư Vauban người Pháp.
Có tổng cộng 4 cổng thành, lần lượt là Tiền, Hậu, Tả, Hữu ứng với bốn phía Nam, Bắc, Đông, Tây. Trước mỗi cổng có hai khẩu súng thần công dùng để bảo vệ thành.
Phía trên mỗi cổng là vọng lâu, còn gọi là lầu canh. Bề mặt tường thành có nhiều lỗ phía trên cao, nơi quân lính ẩn nấp, từ trong thành bắn súng ra ngoài.
Ngày nay, chỉ còn hai khẩu thần công nằm ở cổng thành phía Bắc. Ảnh: Vũ Đức Hùng
Bậc thang dẫn lên Vọng lâu trước cổng thành. Ảnh: Vũ Đức Hùng
Cổng thành được rễ cây cổ thụ bao quanh, trùm kín. Ảnh: Vũ Đức Hùng
Một con đường bên trong thành cổ Sơn Tây. Ảnh: Vũ Đức Hùng
Xung quanh thành cổ có kênh hào sâu khoảng 3m, rộng 20m, chu vi khoảng 2.000m, bao quanh sâu để bảo vệ thành. Hào hộ được nối liền với sông Tích Giang, nằm phía Tây Nam của thành. Ngoại thành có thêm một lớp bảo vệ là La thành, đắp bằng đất theo bốn hướng.
Trục kiến trúc chính của thành cổ Sơn Tây nối hai cửa Tiền và cửa Hậu. Bên trong thành có nhiều công trình lớn nhỏ, bao gồm cột cờ, vọng cung, Đoan môn, hành dinh Kính Thiên, Võ miếu…
Một công trình kiến trúc nằm trong khuôn viên thành cổ. Ảnh: Vũ Đức Hùng
Cột cờ cao khoảng 18m được xây dựng trên hai tầng bệ đá ong vững chắc nằm trong thành. Ảnh: Vũ Đức Hùng
Cổng Đoan môn nằm thẳng với cột cờ, phía sau là khoảng sân rộng rãi được lát gạch sạch sẽ dẫn thẳng điện Kính Thiên, nơi nghị sự của vua và quần thần. Ảnh: Vũ Đức Hùng
Năm 1924, Thành cổ Sơn Tây được Toàn quyền Đông Dương xếp hạng di tích. Năm 1994, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận tòa thành là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Hiện nay, thành cổ đá ong Sơn Tây là một điểm tham quan có giá trị lịch sử, văn hóa, thu hút khách tham quan tìm đến. Ghé thăm thành cổ Sơn Tây, du khách sẽ được cảm nhận bầu không khí cổ xưa, tận hưởng không gian khoáng đạt giữa thiên nhiên yên bình. Hàng cây cổ thụ với những tán lá vươn rộng, vừa che mát, vừa tạo thêm nét cổ kính, nhuốm màu thời gian cho tòa thành.
Mỗi mùa tòa thành cổ mang một nét đẹp riêng. Ảnh: Vũ Đức Hùng
Di chuyển đến thành cổ Sơn Tây thuận tiện, nhanh chóng, chỉ mất thời gian hơn 1 tiếng. Du khách có thể tới đây bằng cách bắt xe buýt số 20A, 20B, 70, 71, 77, 79, tùy thuộc vào vị trí mà du khách xuất phát ở Hà Nội.
Nếu đi bằng phương tiện cá nhân từ Hà Nội, du khách theo hướng quốc lộ 32 tới Sơn Tây. Khi đến bùng binh Chùa Thông, rẽ vào đường Phùng Khắc Khoan, chạy xe hơn 1km nữa là đến.
Thành cổ Sơn Tây miễn phí vé tham quan khi vào cửa. Nếu du khách di chuyển bằng phương tiện cá nhân tới đây sẽ mất vé gửi xe, giá vé 3.000 đồng/xe đạp, 5.000 đồng/xe máy và 10.000 đồng/ô tô.
Thành cổ Sơn Tây là địa điểm giàu giá trị văn hóa, lịch sử, với nét kiến trúc độc đáo, thu hút khách tham quan trong và ngoài nước.
Thành cổ Sơn Tây nằm giữa địa phận hai làng cổ Thuận Nghệ và Mai Trai, thuộc thị xã Sơn Tây, cách thủ đô Hà Nội 45km. Mảnh đất Sơn Tây xưa hay còn gọi là xứ Đoài - một trong “tứ trấn”, nằm phía Tây Kinh đô Thăng Long, có bề dày truyền thống văn hóa, yêu nước và lịch sử cách mạng.
Được xây dựng năm 1822, dưới thời vua Minh Mạng, tòa thành cổ này là một trong những khu căn cứ quân sự quan trọng, lũy thép bảo vệ Kinh thành Thăng Long xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay.
Trải qua 200 năm lịch sử đầy biến động, đến nay thành cổ Sơn Tây vẫn lưu giữ nhiều giá trị di sản văn hóa, lịch sử, kiến trúc, quân sự, khoa học.
Nguyên liệu xây dựng thành hoàn toàn là đá ong, được xếp chồng lên nhau. Đá ong là loại vật liệu đáp ứng được yêu cầu bền chắc của một công trình phòng thủ, được làm trực tiếp tại xứ Đoài.
Thành cổ Sơn Tây có mặt bằng tổng thể hình vuông, tổng diện tích khoảng 16ha, với mỗi cạnh dài khoảng 400m, chiều cao trung bình khoảng 5m. Công trình kiến trúc đồ sộ này có chân thành rộng 6m, mặt thành rộng 4m.
Tòa thành được xây theo kiểu Vô-băng (Vauban) - một kiến trúc quân sự đặc trưng được đặt tên theo kỹ sư Vauban người Pháp.
Có tổng cộng 4 cổng thành, lần lượt là Tiền, Hậu, Tả, Hữu ứng với bốn phía Nam, Bắc, Đông, Tây. Trước mỗi cổng có hai khẩu súng thần công dùng để bảo vệ thành.
Phía trên mỗi cổng là vọng lâu, còn gọi là lầu canh. Bề mặt tường thành có nhiều lỗ phía trên cao, nơi quân lính ẩn nấp, từ trong thành bắn súng ra ngoài.
Xung quanh thành cổ có kênh hào sâu khoảng 3m, rộng 20m, chu vi khoảng 2.000m, bao quanh sâu để bảo vệ thành. Hào hộ được nối liền với sông Tích Giang, nằm phía Tây Nam của thành. Ngoại thành có thêm một lớp bảo vệ là La thành, đắp bằng đất theo bốn hướng.
Trục kiến trúc chính của thành cổ Sơn Tây nối hai cửa Tiền và cửa Hậu. Bên trong thành có nhiều công trình lớn nhỏ, bao gồm cột cờ, vọng cung, Đoan môn, hành dinh Kính Thiên, Võ miếu…
Năm 1924, Thành cổ Sơn Tây được Toàn quyền Đông Dương xếp hạng di tích. Năm 1994, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận tòa thành là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Hiện nay, thành cổ đá ong Sơn Tây là một điểm tham quan có giá trị lịch sử, văn hóa, thu hút khách tham quan tìm đến. Ghé thăm thành cổ Sơn Tây, du khách sẽ được cảm nhận bầu không khí cổ xưa, tận hưởng không gian khoáng đạt giữa thiên nhiên yên bình. Hàng cây cổ thụ với những tán lá vươn rộng, vừa che mát, vừa tạo thêm nét cổ kính, nhuốm màu thời gian cho tòa thành.
Di chuyển đến thành cổ Sơn Tây thuận tiện, nhanh chóng, chỉ mất thời gian hơn 1 tiếng. Du khách có thể tới đây bằng cách bắt xe buýt số 20A, 20B, 70, 71, 77, 79, tùy thuộc vào vị trí mà du khách xuất phát ở Hà Nội.
Nếu đi bằng phương tiện cá nhân từ Hà Nội, du khách theo hướng quốc lộ 32 tới Sơn Tây. Khi đến bùng binh Chùa Thông, rẽ vào đường Phùng Khắc Khoan, chạy xe hơn 1km nữa là đến.
Thành cổ Sơn Tây miễn phí vé tham quan khi vào cửa. Nếu du khách di chuyển bằng phương tiện cá nhân tới đây sẽ mất vé gửi xe, giá vé 3.000 đồng/xe đạp, 5.000 đồng/xe máy và 10.000 đồng/ô tô.