Tháp Nhạn - Phú Yên, chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại

Nguyễn Thị Hồng

Well-known member
Nằm trên sườn núi Nhạn, Phú Yên, trải qua hàng trăm năm, tháp Nhạn vẫn bền vững với thời gian, trở thành chứng tích về quá trình phát triển lâu dài của vùng đồng bằng Tuy Hoà cũng như sự giao thoa văn hóa, tinh thần hoà hiếu trong mối quan hệ giữa hai dân tộc Việt - Chăm.


Tháp Nhạn - Phú Yên, chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại - 1


Tháp Nhạn, một tháp cổ Champa, nằm trên núi Nhạn thuộc trung tâm thành phố Tuy Hòa, Phú Yên và nằm ở bờ bắc sông Chùa, một phụ lưu của sông Đà Rằng.

Tháp Nhạn - Phú Yên, chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại - 2

Tháp Nhạn có nhiều tên gọi khác nhau. Người Kinh gọi là Tháp Chàm còn người Chăm gọi là Đền Kalan. Theo Đại Nam Nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, "phía đông phủ lị Tuy An có núi Bảo Tháp, vì trên có tháp cổ nên gọi tên ấy". Sau này, có thể vì núi hình cánh nhạn, hoặc nơi đây nhiều chim nhạn, nên cải thành tháp Nhạn và núi Nhạn.

Tháp Nhạn - Phú Yên, chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại - 3

Tháp Nhạn là công trình kiến trúc tháp lớn của người Chăm xây dựng vào khoảng thế kỷ XI. Kiến trúc Tháp Nhạn gồm ba phần theo quan niệm của người Chăm, đại diện cho trần tục, tâm linh và thần linh. Trên đỉnh tháp là một trụ đá hình chóp nhọn, biểu tượng của linga. Đây cũng là phần duy nhất của tháp được làm bằng đá. Linga là sinh thực khí nam, tượng trưng cho thần Shiva, một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo.

Tháp Nhạn - Phú Yên, chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại - 4

Vào buổi tối, dưới ánh đèn, tháp Nhạn hiện lên lung linh và huyền ảo. Khi xưa, người Chăm dựng tháp hoàn toàn bằng gạch nung, sau đó được xếp khít với nhau. Chúng được liên kết với nhau bằng loại chất liệu thiên nhiên để khi hoàn thành, không hề thấy mạch hồ lộ ra.

Tháp Nhạn - Phú Yên, chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại - 5

Là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử, trở thành biểu tượng văn hóa của tỉnh Phú Yên. Năm 1988, tháp Nhạn được công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia. Tháp có bốn mặt nhưng chỉ có một cửa vào duy nhất ở phía Đông, ba cửa còn lại đều bịt kín.

Tháp Nhạn - Phú Yên, chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại - 6

Mặt chính tháp có một lối vào nhỏ, dẫn tới không gian phía trong khoảng hơn 20 mét vuông thờ Bà Thiên Y A Na. Tháp Nhạn là một trong số rất ít tháp Chăm còn hoạt động tín ngưỡng thờ thần Poh Nagar ( Thiên Y A Na). Tượng thờ Bà Thiên Y A Na được đặt trên bệ thờ bằng đá sa thạch hiếm có. Đây cũng là một bệ thờ hiếm hoi còn sót lại trong kho tàng di sản điêu khắc Chămpa.

Tháp Nhạn - Phú Yên, chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại - 7

Theo truyền thuyết, Bà Thiên Y A Na từng hạ giới để dạy dân chúng cách cày cấy, dệt vải. Sau khi bà về trời, tưởng nhớ ân đức, người Chăm đã xây dựng ngọn tháp làm nơi thờ phụng.

Tháp Nhạn - Phú Yên, chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại - 8

Sách Đại Nam Nhất thống chí chép: "Trên núi Bảo Tháp thờ thần Thượng Đỉnh Chúa Thiết Bà, nhiều lần tỏ rõ linh ứng, được triều ta (triều Nguyễn) nhiều lần phong tặng". Vào cuối tháng Ba Âm lịch hàng năm tại đây thường diễn ra lễ Vía Bà Thiên Y A Na. Chính lễ vào ngày 21 tháng Ba, thu hút đông đảo nhân dân tham gia, đặc biệt là đồng bào người Chăm.

Tháp Nhạn - Phú Yên, chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại - 9

Ngoài ra vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch hằng năm, tháp Nhạn là nơi diễn ra Hội thơ Nguyên tiêu thu hút đông đảo giới văn nghệ sĩ tới ngâm vịnh, chia sẻ thơ ca.

Tháp Nhạn - Phú Yên, chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại - 10

Phú Yên có gần 30 dân tộc, trong đó có hơn 23.000 người Chăm, cùng chung sống. Tháp Nhạn là chứng tích về một quá trình phát triển lâu dài của vùng đồng bằng Tuy Hoà, hành trình khai phá vùng đất Phú Yên của người Việt cũng như sự giao thoa văn hóa, tinh thần hoà hiếu trong mối quan hệ giữa hai dân tộc Việt - Chăm.
 
Bên trên