Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Tháp nước Hàng Đậu lần đầu tiên mở cửa cho khách tham quan
HÀ NỘITháp nước Hàng Đậu được nhóm kiến trúc sư, họa sĩ sáng tạo thành không gian nghệ thuật, lần đầu tiên mở cửa cho khách tham quan từ ngày 17/11 đến 31/12.
Tháp nước Hàng Đậu, công trình kiến trúc gần 130 năm tuổi, nằm tại ngã sáu của các phố cổ Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và đường Phan Đình Phùng (quận Ba Đình). Nhóm thiết kế gồm kiến trúc sư Cao Thế Anh, họa sĩ Nguyễn Đức Phương và cộng sự lấy cảm hứng từ quan niệm Á Đông để sáng tạo công trình này thành không gian nghệ thuật thông qua hai hệ sắp đặt chủ chốt.
Hệ sắp đặt âm thanh tái hiện âm thanh của nước trong tự nhiên và hệ sắp đặt ánh sáng mở rộng thị giác về hình ảnh hiện vật được tái chế từ rác thải đô thị. Qua đó, các tác giả muốn chuyển tải đến công chúng vai trò của nước trong cuộc sống, sự gắn kết giữa con người với tự nhiên cũng như tác động của đô thị tới môi trường.
Ảnh phối cảnh Tháp nước Hàng Đậu. Ảnh: BTC
Nghệ thuật trưng bày sắp đặt tại tháp nước Hàng Đậu là một trong các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 (từ ngày 17/11 đến 31/12) do UBND thành phố Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Việt Nam chủ trì. Ngoài vị trí này, nhóm kiến trúc sư, họa sĩ còn giới thiệu không gian nghệ thuật tại các công trình, di tích lịch sử như nhà máy xe lửa Gia Lâm, ga Hà Nội, ga Long Biên, cầu Long Biên trong dịp lễ hội.
Tháp nước Hàng Đậu được xây dựng năm 1894, là một trong những công trình kiến trúc cổ của Hà Nội do người Pháp xây dựng. Cùng với nhà nhà máy nước Yên Phụ, tháp được xây để phục vụ việc cung cấp nước sạch cho người dân. Nước từ nhà máy được đưa lên hai tháp để phân phối theo ống đi khắp thành phố.
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, người Pháp ban xây dựng hai tháp nước ở Hàng Đậu và Đồn Thủy (cuối phố Đinh Công Tráng) để cung cấp nước cho khu vực thành cổ, nơi tập trung quan chức và binh lính người châu Âu cùng với khu dân cư thuộc 36 phố phường.
Tháp nước xây bằng đá hộc, hình trụ tròn, đường kính 19 m, cao 3 tầng, mái có hình chóp nón, ở giữa là cột thu lôi. Tháp có đài nước khổng lồ bằng thép dung tích 1.250 m3, yên vị trên đỉnh 8 bức tường đá, hệ thống đường ống dẫn lên, xuống có những van sắt. Tháp được chỉnh trang một vài lần, hiện vẫn giữ được hiện trạng ban đầu, nhưng 17 cửa sổ ở tầng một đã được bịt kín.
HÀ NỘITháp nước Hàng Đậu được nhóm kiến trúc sư, họa sĩ sáng tạo thành không gian nghệ thuật, lần đầu tiên mở cửa cho khách tham quan từ ngày 17/11 đến 31/12.
Tháp nước Hàng Đậu, công trình kiến trúc gần 130 năm tuổi, nằm tại ngã sáu của các phố cổ Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và đường Phan Đình Phùng (quận Ba Đình). Nhóm thiết kế gồm kiến trúc sư Cao Thế Anh, họa sĩ Nguyễn Đức Phương và cộng sự lấy cảm hứng từ quan niệm Á Đông để sáng tạo công trình này thành không gian nghệ thuật thông qua hai hệ sắp đặt chủ chốt.
Hệ sắp đặt âm thanh tái hiện âm thanh của nước trong tự nhiên và hệ sắp đặt ánh sáng mở rộng thị giác về hình ảnh hiện vật được tái chế từ rác thải đô thị. Qua đó, các tác giả muốn chuyển tải đến công chúng vai trò của nước trong cuộc sống, sự gắn kết giữa con người với tự nhiên cũng như tác động của đô thị tới môi trường.
Ảnh phối cảnh Tháp nước Hàng Đậu. Ảnh: BTC
Nghệ thuật trưng bày sắp đặt tại tháp nước Hàng Đậu là một trong các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 (từ ngày 17/11 đến 31/12) do UBND thành phố Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Việt Nam chủ trì. Ngoài vị trí này, nhóm kiến trúc sư, họa sĩ còn giới thiệu không gian nghệ thuật tại các công trình, di tích lịch sử như nhà máy xe lửa Gia Lâm, ga Hà Nội, ga Long Biên, cầu Long Biên trong dịp lễ hội.
Tháp nước Hàng Đậu được xây dựng năm 1894, là một trong những công trình kiến trúc cổ của Hà Nội do người Pháp xây dựng. Cùng với nhà nhà máy nước Yên Phụ, tháp được xây để phục vụ việc cung cấp nước sạch cho người dân. Nước từ nhà máy được đưa lên hai tháp để phân phối theo ống đi khắp thành phố.
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, người Pháp ban xây dựng hai tháp nước ở Hàng Đậu và Đồn Thủy (cuối phố Đinh Công Tráng) để cung cấp nước cho khu vực thành cổ, nơi tập trung quan chức và binh lính người châu Âu cùng với khu dân cư thuộc 36 phố phường.
Tháp nước xây bằng đá hộc, hình trụ tròn, đường kính 19 m, cao 3 tầng, mái có hình chóp nón, ở giữa là cột thu lôi. Tháp có đài nước khổng lồ bằng thép dung tích 1.250 m3, yên vị trên đỉnh 8 bức tường đá, hệ thống đường ống dẫn lên, xuống có những van sắt. Tháp được chỉnh trang một vài lần, hiện vẫn giữ được hiện trạng ban đầu, nhưng 17 cửa sổ ở tầng một đã được bịt kín.