Quang Minh
Well-known member
Tác giả Thomas Asbridge viết về cội nguồn xung đột giữa Kitô giáo và Islam giáo trong sách khảo cứu "Cuộc Thập tự chinh thứ nhất".
Bản tiếng Việt phát hành tháng 5, với tên Cuộc Thập tự chinh thứ nhất: Cội nguồn xung đột giữa Kitô giáo và Islam giáo, do Đào Quốc Minh dịch. 488 trang và 11 chương xoay quanh nhiều chủ đề, nổi bật nhất là Tuyên bố thánh chiến, Cuộc viễn chinh tới Đông La Mã, Cơn bão đầu tiên của cuộc chiến tranh, Siết chặt vòng vây, Bên bờ vực hủy diệt hay Con đường gian nan.
Bìa "Cuộc thập tự chinh thứ nhất", do Nhà xuất bản Thế giới và Omega Plus phát hành tháng 5. Ảnh: Omega Plus
Ngay phần mào đầu, tác giả Thomas Asbridge - nhà sử học nổi tiếng tại Anh - nhấn mạnh cuộc Thập tự chinh thứ nhất là một trong những giai đoạn đáng chú ý nhất lịch sử châu Âu, khởi đầu cho mâu thuẫn, căng thẳng kéo dài giữa Kitô giáo và Islam giáo. Sự kiện tác động sâu sắc đến mức cứ nhắc đến Thập tự chinh, người ta lại liên tưởng những cuộc chinh phạt, đánh dấu mốc nở rộ đầu tiên của chủ nghĩa thực dân phương Tây, đồng thời là bằng chứng về khung cảnh dã man ở châu Âu thời Trung cổ.
Tháng 11/1095, trước đám đông ngoài thành Clermont, miền nam nước Pháp, giáo hoàng Urban II chỉ trích các đạo sư Islam tàn sát người dân bằng gươm dao, phá hủy, làm ô uế các tế đàn cùng loạt tội ác với cả phụ nữ và trẻ nhỏ. Urban II kêu gọi dân công giáo châu Âu cầm vũ khí, dấn thân vào chiến dịch tái chiếm. Ông tuyên bố người tham gia với tư cách "chiến binh của Chúa Kitô" sẽ được thanh tẩy trong ngọn lửa tranh đấu.
Những tháng tiếp theo, lời kêu gọi của giáo hoàng lan khắp châu Âu, được 100.000 người hưởng ứng, từ tầng lớp hiệp sĩ đến bần hàn, trong đó có Bohemond xứ Taranto. Họ quyết vượt 3.000 km đến Thánh địa, nhân danh Chúa Kitô để chiếm lại Jerusalem từ tay người Islam. Dù đối mặt cảnh đói khát, bệnh tật, sức cùng lực kiệt, đoàn thập tự quân vẫn không bỏ cuộc.
Theo sử gia Thomas Asbridge, từ khởi nguyên, lịch sử cuộc Thập tự chinh đã bị xóa nhòa do cái nhìn sai lệch. Hình ảnh người Islam giáo - những kẻ áp bức tàn bạo - được giáo hoàng Urban gợi lên chỉ là sản phẩm của tuyên truyền thuần túy.
"Thực tế so với công giáo, các thế kỷ trước, Islam giáo được cho là có lòng khoan dung hơn các tôn giáo khác. Tương tự, quyết định tự phát và nông nổi của Bohemond khi tham gia cuộc Thập tự chinh, được một trong những chiến binh của ông ghi lại nghiêm cẩn, gần như chắc chắn là để che giấu những tham vọng, đầy tính toán", sử gia viết.
Tác giả lý giải ở châu Âu thế kỷ thứ 11, toàn bộ trải nghiệm sinh tử, tình yêu, giận dữ, cái chết của con người bị chi phối bởi giáo điều Kitô và nền tảng của hệ thống niềm tin này là nỗi sợ hãi. Xuất thân, thời thơ ấu bạo lực và hỗn loạn, sự nghiệp trong giáo hội của giáo hoàng Urban II được liệt kê chi tiết, cho thấy lý do ông phát động cuộc chiến tranh làm rung chuyển cả châu Âu.
Ở các chương sau, Thomas Asbridge tường thuật cảnh nghèo khó, túng thiếu, nạn đói, bệnh tật, sự phản trắc và cách thức con người đối đầu các toan tính. Sách cũng tái hiện loạt ghi chép, nhìn nhận của chứng nhân từng tham gia cuộc Thập tự chinh.
Để trang viết thêm trực quan, tác giả đính kèm chín bản đồ liên quan địa danh, nội dung được nhắc như: Khung cảnh Tây Âu năm 1095, hành trình thập tự quân đến Constantinople, Constantinople cùng phía tây Tiểu Á, phía Đông Tiểu Á - Cilicia, Bắc Syria, thành Antioch, thành Jerusalem, Lebanon - Palestine.
Thomas Asbridge còn liệt kê danh tính những nhân vật lịch sử, từ giáo hoàng, thập tự quân, người Đông La Mã, người Armenia đến Islam giáo. Ngoài ra, danh mục thuật ngữ chung, niên đại, ghi chú, thư mục tham khảo và mục từ tra cứu phần nào giúp độc giả có thêm góc nhìn về lịch sử Thập tự chinh.
Tác giả Thomas Asbridge. Ảnh: Ático De Los Libros
Theo cây viết Stephen Stewart trên Herald, cuốn The first crusade: A new history ra mắt tại Anh năm 2004, thu hút nhiều độc giả phổ thông nhờ tường thuật cuộc thập tự chinh thứ nhất (1095-1099) sống động, được đề xuất là "ấn phẩm phải đọc" trong các khóa lịch sử ở đại học. Stewart đánh giá cuốn sách mang tính học thuật này khá nhẹ nhàng, có thể xem là tác phẩm hư cấu, hoàn chỉnh, với dàn nhân vật sống động như Stephen xứ Blois, Godfrey xứ Bouillon.
Sử gia cho biết khi mới 16 tuổi, ông đã say mê và muốn nghiên cứu các cuộc Thập tự chinh. Với khoản trợ cấp của khoa Lịch sử, Đại học Reading, hè 1999, Thomas Asbridge quyết định đi bộ 350 dặm theo đúng lộ trình cuộc thập tự chinh thứ nhất, từ Antioch đến Jerusalem. Tác giả nói trải nghiệm đáng giá trên hành trình ấy và loạt chuyến đi ở Levant giúp ông có "nền tảng vô giá" sáng tạo công trình khảo cứu.
Đầu 2001, Thomas Asbridge bắt tay viết Cuộc Thập tự chinh thứ nhất: Cội nguồn xung đột giữa Kitô giáo và Islam giáo, cuối 2003 mới hoàn thành. Ông tri ân những người đã giúp đỡ mình - từ đồng nghiệp, gia đình, dàn học giả nổi tiếng đương thời đến các cán bộ Viện nghiên cứu lịch sử London.
"Tôi muốn cảm ơn sâu sắc, chân thành nhất đến vợ tôi, Christine. Qua nhiều tháng năm viết và nghiên cứu, cô ấy luôn ở bên, không ngần ngại giúp đỡ, kiểm tra và thảo luận ý tưởng cùng tôi, đưa ra lời phê bình mang tính xây dựng. Trên tất cả, cô ấy mang điều kỳ diệu đến với thế giới này - Ella của chúng tôi. Cô bé gắn kết cuộc sống chúng tôi lại với nhau khi cuốn sách này hoàn thiện", sách có đoạn.
Thomas Asbridge tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử Cổ đại và Trung cổ tại Đại học Cardiff, lấy bằng tiến sĩ trường Royal Holloway, Đại học London, Anh. Ông nghiên cứu, giảng dạy ở nhiều trường top đầu thế giới, là chuyên gia về mảng lịch sử Trung cổ và thập tự chinh.
Các ấn phẩm khác của ông gồm The Crusades: The war for the Holy Land (2012), The Greatest Knight: The Remarkable Life of William Marshal, the Power Behind Five English Thrones (2015). Thomas Asbridge còn có nhiều bài nghiên cứu lịch sử đăng trên các tạp chí lớn.
Bản tiếng Việt phát hành tháng 5, với tên Cuộc Thập tự chinh thứ nhất: Cội nguồn xung đột giữa Kitô giáo và Islam giáo, do Đào Quốc Minh dịch. 488 trang và 11 chương xoay quanh nhiều chủ đề, nổi bật nhất là Tuyên bố thánh chiến, Cuộc viễn chinh tới Đông La Mã, Cơn bão đầu tiên của cuộc chiến tranh, Siết chặt vòng vây, Bên bờ vực hủy diệt hay Con đường gian nan.
Bìa "Cuộc thập tự chinh thứ nhất", do Nhà xuất bản Thế giới và Omega Plus phát hành tháng 5. Ảnh: Omega Plus
Ngay phần mào đầu, tác giả Thomas Asbridge - nhà sử học nổi tiếng tại Anh - nhấn mạnh cuộc Thập tự chinh thứ nhất là một trong những giai đoạn đáng chú ý nhất lịch sử châu Âu, khởi đầu cho mâu thuẫn, căng thẳng kéo dài giữa Kitô giáo và Islam giáo. Sự kiện tác động sâu sắc đến mức cứ nhắc đến Thập tự chinh, người ta lại liên tưởng những cuộc chinh phạt, đánh dấu mốc nở rộ đầu tiên của chủ nghĩa thực dân phương Tây, đồng thời là bằng chứng về khung cảnh dã man ở châu Âu thời Trung cổ.
Tháng 11/1095, trước đám đông ngoài thành Clermont, miền nam nước Pháp, giáo hoàng Urban II chỉ trích các đạo sư Islam tàn sát người dân bằng gươm dao, phá hủy, làm ô uế các tế đàn cùng loạt tội ác với cả phụ nữ và trẻ nhỏ. Urban II kêu gọi dân công giáo châu Âu cầm vũ khí, dấn thân vào chiến dịch tái chiếm. Ông tuyên bố người tham gia với tư cách "chiến binh của Chúa Kitô" sẽ được thanh tẩy trong ngọn lửa tranh đấu.
Những tháng tiếp theo, lời kêu gọi của giáo hoàng lan khắp châu Âu, được 100.000 người hưởng ứng, từ tầng lớp hiệp sĩ đến bần hàn, trong đó có Bohemond xứ Taranto. Họ quyết vượt 3.000 km đến Thánh địa, nhân danh Chúa Kitô để chiếm lại Jerusalem từ tay người Islam. Dù đối mặt cảnh đói khát, bệnh tật, sức cùng lực kiệt, đoàn thập tự quân vẫn không bỏ cuộc.
Theo sử gia Thomas Asbridge, từ khởi nguyên, lịch sử cuộc Thập tự chinh đã bị xóa nhòa do cái nhìn sai lệch. Hình ảnh người Islam giáo - những kẻ áp bức tàn bạo - được giáo hoàng Urban gợi lên chỉ là sản phẩm của tuyên truyền thuần túy.
"Thực tế so với công giáo, các thế kỷ trước, Islam giáo được cho là có lòng khoan dung hơn các tôn giáo khác. Tương tự, quyết định tự phát và nông nổi của Bohemond khi tham gia cuộc Thập tự chinh, được một trong những chiến binh của ông ghi lại nghiêm cẩn, gần như chắc chắn là để che giấu những tham vọng, đầy tính toán", sử gia viết.
Tác giả lý giải ở châu Âu thế kỷ thứ 11, toàn bộ trải nghiệm sinh tử, tình yêu, giận dữ, cái chết của con người bị chi phối bởi giáo điều Kitô và nền tảng của hệ thống niềm tin này là nỗi sợ hãi. Xuất thân, thời thơ ấu bạo lực và hỗn loạn, sự nghiệp trong giáo hội của giáo hoàng Urban II được liệt kê chi tiết, cho thấy lý do ông phát động cuộc chiến tranh làm rung chuyển cả châu Âu.
Ở các chương sau, Thomas Asbridge tường thuật cảnh nghèo khó, túng thiếu, nạn đói, bệnh tật, sự phản trắc và cách thức con người đối đầu các toan tính. Sách cũng tái hiện loạt ghi chép, nhìn nhận của chứng nhân từng tham gia cuộc Thập tự chinh.
Để trang viết thêm trực quan, tác giả đính kèm chín bản đồ liên quan địa danh, nội dung được nhắc như: Khung cảnh Tây Âu năm 1095, hành trình thập tự quân đến Constantinople, Constantinople cùng phía tây Tiểu Á, phía Đông Tiểu Á - Cilicia, Bắc Syria, thành Antioch, thành Jerusalem, Lebanon - Palestine.
Thomas Asbridge còn liệt kê danh tính những nhân vật lịch sử, từ giáo hoàng, thập tự quân, người Đông La Mã, người Armenia đến Islam giáo. Ngoài ra, danh mục thuật ngữ chung, niên đại, ghi chú, thư mục tham khảo và mục từ tra cứu phần nào giúp độc giả có thêm góc nhìn về lịch sử Thập tự chinh.
Tác giả Thomas Asbridge. Ảnh: Ático De Los Libros
Theo cây viết Stephen Stewart trên Herald, cuốn The first crusade: A new history ra mắt tại Anh năm 2004, thu hút nhiều độc giả phổ thông nhờ tường thuật cuộc thập tự chinh thứ nhất (1095-1099) sống động, được đề xuất là "ấn phẩm phải đọc" trong các khóa lịch sử ở đại học. Stewart đánh giá cuốn sách mang tính học thuật này khá nhẹ nhàng, có thể xem là tác phẩm hư cấu, hoàn chỉnh, với dàn nhân vật sống động như Stephen xứ Blois, Godfrey xứ Bouillon.
Sử gia cho biết khi mới 16 tuổi, ông đã say mê và muốn nghiên cứu các cuộc Thập tự chinh. Với khoản trợ cấp của khoa Lịch sử, Đại học Reading, hè 1999, Thomas Asbridge quyết định đi bộ 350 dặm theo đúng lộ trình cuộc thập tự chinh thứ nhất, từ Antioch đến Jerusalem. Tác giả nói trải nghiệm đáng giá trên hành trình ấy và loạt chuyến đi ở Levant giúp ông có "nền tảng vô giá" sáng tạo công trình khảo cứu.
Đầu 2001, Thomas Asbridge bắt tay viết Cuộc Thập tự chinh thứ nhất: Cội nguồn xung đột giữa Kitô giáo và Islam giáo, cuối 2003 mới hoàn thành. Ông tri ân những người đã giúp đỡ mình - từ đồng nghiệp, gia đình, dàn học giả nổi tiếng đương thời đến các cán bộ Viện nghiên cứu lịch sử London.
"Tôi muốn cảm ơn sâu sắc, chân thành nhất đến vợ tôi, Christine. Qua nhiều tháng năm viết và nghiên cứu, cô ấy luôn ở bên, không ngần ngại giúp đỡ, kiểm tra và thảo luận ý tưởng cùng tôi, đưa ra lời phê bình mang tính xây dựng. Trên tất cả, cô ấy mang điều kỳ diệu đến với thế giới này - Ella của chúng tôi. Cô bé gắn kết cuộc sống chúng tôi lại với nhau khi cuốn sách này hoàn thiện", sách có đoạn.
Thomas Asbridge tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử Cổ đại và Trung cổ tại Đại học Cardiff, lấy bằng tiến sĩ trường Royal Holloway, Đại học London, Anh. Ông nghiên cứu, giảng dạy ở nhiều trường top đầu thế giới, là chuyên gia về mảng lịch sử Trung cổ và thập tự chinh.
Các ấn phẩm khác của ông gồm The Crusades: The war for the Holy Land (2012), The Greatest Knight: The Remarkable Life of William Marshal, the Power Behind Five English Thrones (2015). Thomas Asbridge còn có nhiều bài nghiên cứu lịch sử đăng trên các tạp chí lớn.