Tác giả: Vĩnh Đào vàNguyễn Thị Thanh Thúy / NXB Phụ nữ Việt Nam
Cuốn sách dựng lại cuộc đời và chân dung của Hoàng hậu Nam Phương - một vị hoàng hậu của thời đại mới; đồng thời làm rõ những chi tiết còn tồn nghi, thiếu chính xác có phần lặp đi lặp lại, rất phổ biến về lai lịch của bà. Cuốn sách cũng đề cập những công việc triều chính của Vua Bảo Đại; chuyện tình cảm của ông và đặc biệt là quãng thời gian 16 năm của gia đình Hoàng hậu Nam Phương ở Pháp…
Như phần lớn phụ nữ, Hoàng hậu Nam Phương rất thích nữ trang. Bà có nhiều nữ trang được mua sắm ở những tiệm kim hoàn danh tiếng như René Boivin, Boucheron, Hermès, Cartier…
Hoàng hậu Nam Phương có nhiều nữ trang được mua sắm ở những tiệm kim hoàn danh tiếng.
Hoàng hậu Nam Phương có nhiều nữ trang được mua sắm ở những tiệm kim hoàn danh tiếng.
Năm 1947, chuyến bay chở Hoàng hậu và các con từ Hong Kong đến Marseille kéo dài bảy ngày với tổng cộng 52 giờ bay, chia thành 18 chặng. Khởi hành từ ngày 25-10-1947 tại Hồng Kông, chiếc Dewoitine 338 chở gia đình Hoàng hậu Nam Phương đáp xuống phi trường Marignane của hải cảng Marseille sáng ngày 2-11.
Tại đó, Hoàng hậu được một đại diện của Tỉnh trưởng tỉnh Bouches-du-Rhône đón tiếp, và nhận bó hoa chào mừng. Sau khi hoàn tất thủ tục nhập cảnh, Hoàng hậu cùng các hoàng tử và công chúa lên xe về thành phố Cannes.
Tới tòa thị sảnh Cannes lúc 18 giờ 30, có một cuộc đón tiếp chính thức khác với sự hiện diện của Phó Tỉnh trưởng tỉnh Alpes- Maritimes, Thị trưởng và Phó thị trưởng thành phố Cannes, và bà Suzanne, phu nhân Đại tướng Georges Catroux, cựu Toàn quyền Pháp tại Đông Dương.
Hoàng hậu có vẻ hơi ngạc nhiên khi thấy rất đông người chờ đón mình, và ôm trong lòng rất lâu bà Suzanne mà Hoàng hậu mới có dịp gặp lại từ khi Tướng Catroux thôi làm Toàn quyền và về nước năm 1940.
Trả lời câu hỏi của báo chí: “Hoàng hậu có ý định ở lại lâu tại nước Pháp?”, Hoàng hậu đáp: "Tôi đến đây với tư cách hoàn toàn cá nhân, muốn nghỉ ngơi một thời gian với các con tại một đất nước mà tôi rất mến chuộng”. Qua câu hỏi tiếp theo: "Hoàng đế Bảo Đại cũng sẽ đến đây cùng Hoàng hậu?”, Hoàng hậu chỉ nhoẻn miệng cười rồi nhìn đi chỗ khác.
Việc học của các hoàng tử và công chúa
Hoàng hậu Nam Phương cùng các con thấy lại khung cảnh của biệt thự gia đình tại Cannes, gọi là “lâu đài Thorenc”. Thái tử Bảo Long và các Công chúa Phương Mai, Phương Liên từng cư ngụ tại đây mấy tháng hồi năm 1939, tuy rằng lúc đó Phương Liên chưa đủ một tuổi. Còn với Phương Dung và Bảo Thăng, đây là lần đầu đến Pháp. Việc đầu tiên của Hoàng hậu là tìm chỗ học cho con. Khi năm tuổi, Thái tử Bảo Long đã bắt đầu đi học ở trường Adran do dòng La San thành lập năm 1941, nhưng việc học của Thái tử bị gián đoạn trong những năm 1945-1946 vì thời cuộc.
Vào tháng 1-1948, Bảo Long được 12 tuổi, nên Hoàng hậu ghi tên cho con vào học nội trú trường École des Roches, tọa lạc trong một lâu đài ở làng Maslacq, gần thành phố Pau, cách Cannes 720 km về hướng đông. Trường này được thành lập năm 1899, là một trường tư thục Công giáo nhưng độc lập với Giáo hội, chủ trương phương pháp giáo dục tích cực, cho đứa trẻ chủ động trong việc tự giáo dục bản thân, chịu ảnh hưởng của tư tưởng Thiên Chúa giáo xã hội (christianisme social) và phương pháp giáo dục hướng đạo của Baden-Powell.
Không chờ đến đầu niên học 1948-1949, Thái tử Bảo Long được gởi vào trường nội trú ngay từ tháng 1-1948. Đầu niên học 1948-1949, tức vào tháng 9-1948, hai Công chúa Phương Mai 11 tuổi, và Phương Liên 10 tuổi, được gởi đi học nội trú tại trường Couvent des Oiseaux, nhưng không phải trường ở đường Ponthieu, Paris, nơi Hoàng hậu Nam Phương và chị gái Agnès đã học, mà là cơ sở ở thành phố Verneuil-sur-Seine, cách Paris 40 km về phía tây. Trường cách nhà ở Cannes đến 940 km về hướng nam.
Công chúa Phương Dung, mới sáu tuổi, nên được ghi tên đi học trường Assomption Lochabair, ở ngay tại Cannes, số 24 đại lộ Oxford. Trường này cũng là một trường Công giáo lâu đời do các nữ tu dòng Assomption thành lập cuối thế kỷ XIX.
Sau cùng, Hoàng tử Bảo Thăng, năm tuổi, cũng được đi học lần đầu tiên và được ghi tên học truong Stanislas Cannes, số 1, quảng trường Stanislas. Trường Stanislas Cannes là chi nhánh của trường trung học Công giáo nổi tiếng Collège Stanislas Paris, thành lập năm 1804 tại thủ đô Paris.
Việc chọn trường chắc chắn là quyết định riêng của Hoàng hậu Nam Phương. Cựu hoàng Bảo Đại ở tận Hồng Kông, không thể đóng góp ý kiến gì nhiều. Việc chọn trường cho con cho thấy gì về cá tính của Hoàng hậu? Bà có thừa khả năng tài chánh để mời gia sư đến nhà dạy riêng cho các hoàng tử và công chúa như nhiều gia đình quý tộc vẫn làm. […]
Nữ trang của Hoàng hậu
Như phần lớn phụ nữ, Hoàng hậu Nam Phương rất thích mua sắm nữ trang. Những năm chiến tranh, cơ cực và thiếu thốn, không mua sắm được gì, nay đưa được các con đến nơi an toàn, bà chi tiêu hào phóng vào những món trang sức quý giá.
Ngay trong năm 1948, Hoàng hậu đặt nhà thiết kế kim hoàn nổi tiếng Pierre Boivin ở Paris làm một đôi bông tai và một chiếc trâm cài lộng lẫy với một viên ngọc thạch do chính Hoàng hậu cung cấp. Năm 2004, một cuộc bán đấu giá một số trang sức của Hoàng hậu Nam Phương được tổ chức tại Paris.
Nhân dịp này, tạp chí Point de vue ra số đặc biệt có bài phóng sự tựa đề “Kho tàng của một hoàng hậu” liệt kê những món trang sức được bán đấu giá”. Trong số này có những món nữ trang được sắm từ thập niên 1930, nghĩa là qua những Tuần lễ vàng, Tuần lễ bạc... năm 1945, Hoàng hậu sau khi tặng nhiều nữ trang, vẫn giữ một số để đem sang Pháp.
Số còn lại là mua sắm ở những tiệm kim hoàn René Boivin, Boucheron, Hermès hay Cartier từ năm 1948 đến 1955. Trong số trang sức bán đấu giá, món đắt giá nhất là xâu chuỗi hai hàng kim cương được định giá 65.000 euro, ngoài ra còn có chiếc nhẫn kim cương 6,5 cara định giá 35.000 euro, trâm cài gắn kim cương, ngọc lam và thạch anh vàng ước lượng từ 10.000 đến 15.000 euro, đôi bông tai kim cương định giá 8.000 euro...
Còn nhiều châu báu khác nữa, và đây chắc hẳn chỉ là một phần số trang sức mua sắm trong những năm cư ngụ tại Cannes.
Trong những năm ở Cannes, Hoàng hậu mua một căn hộ rất rộng ở Neuilly, một thị trấn ngoại ô lịch lãm ở sát quận 16 của thủ đô Paris, nơi Hoàng hậu sống trong những lần có việc về thủ đô. Bà cũng mua một căn nhà gỗ ở trung tâm trượt tuyết miền núi Valberg trên vùng phía Nam của dãy núi Alpes.
Trung tâm này mới mở năm 1936 và Hoàng hậu thường đưa con về nghỉ đông ở đây, đôi khi còn có các cháu, con của chị gái Agnès. Hoàng hậu còn đầu tư vào nhiều bất động sản khác ở Paris, một gia trang lớn ở Maroc, Bắc Phi, và có thể còn nhiều nơi khác nữa.
Em bán Samsung Galaxy S23 FE 5G 8GB 128GB : 11.990.000 đ
Màu: Tím
Có giao hàng hỏa tốc
Có Ship code
Có Trả góp 0%
Chi nhánh Gò Vấp
859 Quang Trung, Phường 12, Q Gò Vấp
Hotline: 0947.711.881
Maps: https://g.page/r/CVSFBogl7CfWEAE
Thời gian làm việc: 08h00 - 22h00
Cuốn sách dựng lại cuộc đời và chân dung của Hoàng hậu Nam Phương - một vị hoàng hậu của thời đại mới; đồng thời làm rõ những chi tiết còn tồn nghi, thiếu chính xác có phần lặp đi lặp lại, rất phổ biến về lai lịch của bà. Cuốn sách cũng đề cập những công việc triều chính của Vua Bảo Đại; chuyện tình cảm của ông và đặc biệt là quãng thời gian 16 năm của gia đình Hoàng hậu Nam Phương ở Pháp…
Như phần lớn phụ nữ, Hoàng hậu Nam Phương rất thích nữ trang. Bà có nhiều nữ trang được mua sắm ở những tiệm kim hoàn danh tiếng như René Boivin, Boucheron, Hermès, Cartier…
Hoàng hậu Nam Phương có nhiều nữ trang được mua sắm ở những tiệm kim hoàn danh tiếng.
Hoàng hậu Nam Phương có nhiều nữ trang được mua sắm ở những tiệm kim hoàn danh tiếng.
|
Hoàng hậu Nam Phương có nhiều nữ trang được mua sắm ở những tiệm kim hoàn danh tiếng. |
Tại đó, Hoàng hậu được một đại diện của Tỉnh trưởng tỉnh Bouches-du-Rhône đón tiếp, và nhận bó hoa chào mừng. Sau khi hoàn tất thủ tục nhập cảnh, Hoàng hậu cùng các hoàng tử và công chúa lên xe về thành phố Cannes.
Tới tòa thị sảnh Cannes lúc 18 giờ 30, có một cuộc đón tiếp chính thức khác với sự hiện diện của Phó Tỉnh trưởng tỉnh Alpes- Maritimes, Thị trưởng và Phó thị trưởng thành phố Cannes, và bà Suzanne, phu nhân Đại tướng Georges Catroux, cựu Toàn quyền Pháp tại Đông Dương.
Hoàng hậu có vẻ hơi ngạc nhiên khi thấy rất đông người chờ đón mình, và ôm trong lòng rất lâu bà Suzanne mà Hoàng hậu mới có dịp gặp lại từ khi Tướng Catroux thôi làm Toàn quyền và về nước năm 1940.
Trả lời câu hỏi của báo chí: “Hoàng hậu có ý định ở lại lâu tại nước Pháp?”, Hoàng hậu đáp: "Tôi đến đây với tư cách hoàn toàn cá nhân, muốn nghỉ ngơi một thời gian với các con tại một đất nước mà tôi rất mến chuộng”. Qua câu hỏi tiếp theo: "Hoàng đế Bảo Đại cũng sẽ đến đây cùng Hoàng hậu?”, Hoàng hậu chỉ nhoẻn miệng cười rồi nhìn đi chỗ khác.
Việc học của các hoàng tử và công chúa
Hoàng hậu Nam Phương cùng các con thấy lại khung cảnh của biệt thự gia đình tại Cannes, gọi là “lâu đài Thorenc”. Thái tử Bảo Long và các Công chúa Phương Mai, Phương Liên từng cư ngụ tại đây mấy tháng hồi năm 1939, tuy rằng lúc đó Phương Liên chưa đủ một tuổi. Còn với Phương Dung và Bảo Thăng, đây là lần đầu đến Pháp. Việc đầu tiên của Hoàng hậu là tìm chỗ học cho con. Khi năm tuổi, Thái tử Bảo Long đã bắt đầu đi học ở trường Adran do dòng La San thành lập năm 1941, nhưng việc học của Thái tử bị gián đoạn trong những năm 1945-1946 vì thời cuộc.
Vào tháng 1-1948, Bảo Long được 12 tuổi, nên Hoàng hậu ghi tên cho con vào học nội trú trường École des Roches, tọa lạc trong một lâu đài ở làng Maslacq, gần thành phố Pau, cách Cannes 720 km về hướng đông. Trường này được thành lập năm 1899, là một trường tư thục Công giáo nhưng độc lập với Giáo hội, chủ trương phương pháp giáo dục tích cực, cho đứa trẻ chủ động trong việc tự giáo dục bản thân, chịu ảnh hưởng của tư tưởng Thiên Chúa giáo xã hội (christianisme social) và phương pháp giáo dục hướng đạo của Baden-Powell.
Không chờ đến đầu niên học 1948-1949, Thái tử Bảo Long được gởi vào trường nội trú ngay từ tháng 1-1948. Đầu niên học 1948-1949, tức vào tháng 9-1948, hai Công chúa Phương Mai 11 tuổi, và Phương Liên 10 tuổi, được gởi đi học nội trú tại trường Couvent des Oiseaux, nhưng không phải trường ở đường Ponthieu, Paris, nơi Hoàng hậu Nam Phương và chị gái Agnès đã học, mà là cơ sở ở thành phố Verneuil-sur-Seine, cách Paris 40 km về phía tây. Trường cách nhà ở Cannes đến 940 km về hướng nam.
Công chúa Phương Dung, mới sáu tuổi, nên được ghi tên đi học trường Assomption Lochabair, ở ngay tại Cannes, số 24 đại lộ Oxford. Trường này cũng là một trường Công giáo lâu đời do các nữ tu dòng Assomption thành lập cuối thế kỷ XIX.
Sau cùng, Hoàng tử Bảo Thăng, năm tuổi, cũng được đi học lần đầu tiên và được ghi tên học truong Stanislas Cannes, số 1, quảng trường Stanislas. Trường Stanislas Cannes là chi nhánh của trường trung học Công giáo nổi tiếng Collège Stanislas Paris, thành lập năm 1804 tại thủ đô Paris.
Việc chọn trường chắc chắn là quyết định riêng của Hoàng hậu Nam Phương. Cựu hoàng Bảo Đại ở tận Hồng Kông, không thể đóng góp ý kiến gì nhiều. Việc chọn trường cho con cho thấy gì về cá tính của Hoàng hậu? Bà có thừa khả năng tài chánh để mời gia sư đến nhà dạy riêng cho các hoàng tử và công chúa như nhiều gia đình quý tộc vẫn làm. […]
Nữ trang của Hoàng hậu
Như phần lớn phụ nữ, Hoàng hậu Nam Phương rất thích mua sắm nữ trang. Những năm chiến tranh, cơ cực và thiếu thốn, không mua sắm được gì, nay đưa được các con đến nơi an toàn, bà chi tiêu hào phóng vào những món trang sức quý giá.
Ngay trong năm 1948, Hoàng hậu đặt nhà thiết kế kim hoàn nổi tiếng Pierre Boivin ở Paris làm một đôi bông tai và một chiếc trâm cài lộng lẫy với một viên ngọc thạch do chính Hoàng hậu cung cấp. Năm 2004, một cuộc bán đấu giá một số trang sức của Hoàng hậu Nam Phương được tổ chức tại Paris.
Nhân dịp này, tạp chí Point de vue ra số đặc biệt có bài phóng sự tựa đề “Kho tàng của một hoàng hậu” liệt kê những món trang sức được bán đấu giá”. Trong số này có những món nữ trang được sắm từ thập niên 1930, nghĩa là qua những Tuần lễ vàng, Tuần lễ bạc... năm 1945, Hoàng hậu sau khi tặng nhiều nữ trang, vẫn giữ một số để đem sang Pháp.
Số còn lại là mua sắm ở những tiệm kim hoàn René Boivin, Boucheron, Hermès hay Cartier từ năm 1948 đến 1955. Trong số trang sức bán đấu giá, món đắt giá nhất là xâu chuỗi hai hàng kim cương được định giá 65.000 euro, ngoài ra còn có chiếc nhẫn kim cương 6,5 cara định giá 35.000 euro, trâm cài gắn kim cương, ngọc lam và thạch anh vàng ước lượng từ 10.000 đến 15.000 euro, đôi bông tai kim cương định giá 8.000 euro...
Còn nhiều châu báu khác nữa, và đây chắc hẳn chỉ là một phần số trang sức mua sắm trong những năm cư ngụ tại Cannes.
Trong những năm ở Cannes, Hoàng hậu mua một căn hộ rất rộng ở Neuilly, một thị trấn ngoại ô lịch lãm ở sát quận 16 của thủ đô Paris, nơi Hoàng hậu sống trong những lần có việc về thủ đô. Bà cũng mua một căn nhà gỗ ở trung tâm trượt tuyết miền núi Valberg trên vùng phía Nam của dãy núi Alpes.
Trung tâm này mới mở năm 1936 và Hoàng hậu thường đưa con về nghỉ đông ở đây, đôi khi còn có các cháu, con của chị gái Agnès. Hoàng hậu còn đầu tư vào nhiều bất động sản khác ở Paris, một gia trang lớn ở Maroc, Bắc Phi, và có thể còn nhiều nơi khác nữa.
Em bán Samsung Galaxy S23 FE 5G 8GB 128GB : 11.990.000 đ
Màu: Tím
Có giao hàng hỏa tốc
Có Ship code
Có Trả góp 0%
Chi nhánh Gò Vấp
859 Quang Trung, Phường 12, Q Gò Vấp
Hotline: 0947.711.881
Maps: https://g.page/r/CVSFBogl7CfWEAE
Thời gian làm việc: 08h00 - 22h00