Hải Vy
Well-known member
Thị trường điện máy Việt Nam đang gặp bất lợi từ tình hình kinh tế vĩ mô. Nhưng những khó khăn này chỉ là tạm thời và thị trường đồ điện gia dụng được dự đoán sẽ khởi sắc trong nửa cuối năm nay.
Báo cáo về ngành bán lẻ 2022 và dự báo 2023 của bộ phận phân tích Công ty chứng khoán SSI (SSI Research) đã đưa ra nhận định, các đơn vị bán lẻ trong mảng ICT và điện máy trong 6 tháng đầu năm 2023 có thể ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này bởi những khó khăn về tình hình kinh tế vĩ mô, kéo theo đó là giá điện, chi phí y tế và học phí có thể sẽ tăng lên. Trong trường hợp đó, những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. SSI Research ước tính chi tiêu cho điện thoại và các sản phẩm điện máy trong 6 tháng đầu năm nay sẽ giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022, sau đó dần phục hồi.
Người dùng Việt thường lựa chọn các món đồ gia dụng tối màu, khác hẳn với các thị trường khác. Ảnh: Trọng Đạt
Nhận định trên là có cơ sở, bởi theo FPT Retail, đơn vị sở hữu hệ thống bán lẻ FPT Shop, vào cuối năm ngoái, chỉ những người có thu nhập trung bình trở xuống mới thắt chặt chi tiêu. Thế nhưng đến nay, người có tiền cũng bắt đầu “cân đong đo đếm” trong việc mua sắm các mặt hàng không thiết yếu, hàng giá trị cao. Chưa kể, nhóm khách hàng trả góp cũng đang giảm mạnh trước việc lãi suất tăng và chính sách cho vay tiêu dùng thắt chặt hơn.
Để cải thiện hiệu suất trong bối cảnh ngành hàng ICT đã không còn yếu tố đột biến, công ty này thử nghiệm việc bán hàng gia dụng song song với các sản phẩm truyền thống như điện thoại, máy tính và đã ghi nhận những tín hiệu tích cực.
Mảng bán lẻ hàng gia dụng hiện đóng góp 2,5% tổng doanh thu FPT Shop, với biên lãi gộp khá cao 20-25%. Doanh nghiệp này cũng đưa ra kỳ vọng trong 3 năm tới, mảng đồ gia dụng sẽ đóng góp tỷ trọng 15% tổng doanh thu chuỗi FPT Shop.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, khi được PV VietNamNet hỏi về triển vọng của thị trường điện máy Việt Nam, ông Arel F. Atakol, Tổng Giám đốc Beko châu Á - Thái Bình Dương cho hay, sau khi đại dịch Covid-19 đi qua, thị trường điện máy gặp nhiều điều kiện bất lợi từ tình hình kinh tế vĩ mô mà các doanh nghiệp khó có thể dự báo trước. Tuy nhiên, những khó khăn này sẽ chỉ là tạm thời và thị trường điện máy Việt Nam sẽ khởi sắc trong nửa cuối năm 2023.
Ông Arel F. Atakol, Tổng Giám đốc Beko châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Trọng Đạt
Theo Tổng giám đốc Beko châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam là thị trường năng động, người dùng thích sự mới mẻ, hiện đại và nhanh chóng thích nghi với các công nghệ mới. Đây là sự khác biệt quan trọng giữa Việt Nam với các thị trường điện máy khác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Vị chuyên gia mảng điện máy này cho biết, thị trường Việt Nam cũng còn nhiều điểm khác biệt so với các thị trường khác. Người dùng Việt thích các thiết bị điện gia dụng như tủ lạnh phải có màu đen, mặt gương sáng bóng, ngược hẳn với các nước khác trên thế giới vốn ưa chuộng màu trắng.
“Người dùng Việt thích dùng máy giặt cửa trên thay vì cửa trước. Với các thiết bị nhà bếp, Việt Nam sử dụng nhiều bếp từ, máy hút mùi và có những nhu cầu gần gũi so với thị trường châu Âu”, ông Arel F. Atakol chia sẻ.
Trong bối cảnh hậu đại dịch Covid-19, thói quen của người dùng Việt giờ đây cũng có sự thay đổi. Họ muốn những chiếc tủ lạnh to hơn, cho thời gian lưu trữ lâu hơn. Các thiết bị điện tử cũng phải có tính năng kháng khuẩn. Những nhu cầu mới phát sinh đó thúc đẩy các nhà sản xuất thiết bị điện tử phải phát triển thêm những công nghệ mới để tích hợp vào sản phẩm.
Người dùng sau đại dịch có tâm lý dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Họ ở nhà nhiều hơn nên muốn chăm chút hơn cho ngôi nhà của mình. Nhu cầu nâng cấp và mức độ sẵn sàng chi tiêu của người dùng với các thiết bị điện tử vì vậy được dự đoán sẽ dần tăng lên khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục.
Báo cáo về ngành bán lẻ 2022 và dự báo 2023 của bộ phận phân tích Công ty chứng khoán SSI (SSI Research) đã đưa ra nhận định, các đơn vị bán lẻ trong mảng ICT và điện máy trong 6 tháng đầu năm 2023 có thể ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này bởi những khó khăn về tình hình kinh tế vĩ mô, kéo theo đó là giá điện, chi phí y tế và học phí có thể sẽ tăng lên. Trong trường hợp đó, những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. SSI Research ước tính chi tiêu cho điện thoại và các sản phẩm điện máy trong 6 tháng đầu năm nay sẽ giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022, sau đó dần phục hồi.
Nhận định trên là có cơ sở, bởi theo FPT Retail, đơn vị sở hữu hệ thống bán lẻ FPT Shop, vào cuối năm ngoái, chỉ những người có thu nhập trung bình trở xuống mới thắt chặt chi tiêu. Thế nhưng đến nay, người có tiền cũng bắt đầu “cân đong đo đếm” trong việc mua sắm các mặt hàng không thiết yếu, hàng giá trị cao. Chưa kể, nhóm khách hàng trả góp cũng đang giảm mạnh trước việc lãi suất tăng và chính sách cho vay tiêu dùng thắt chặt hơn.
Để cải thiện hiệu suất trong bối cảnh ngành hàng ICT đã không còn yếu tố đột biến, công ty này thử nghiệm việc bán hàng gia dụng song song với các sản phẩm truyền thống như điện thoại, máy tính và đã ghi nhận những tín hiệu tích cực.
Mảng bán lẻ hàng gia dụng hiện đóng góp 2,5% tổng doanh thu FPT Shop, với biên lãi gộp khá cao 20-25%. Doanh nghiệp này cũng đưa ra kỳ vọng trong 3 năm tới, mảng đồ gia dụng sẽ đóng góp tỷ trọng 15% tổng doanh thu chuỗi FPT Shop.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, khi được PV VietNamNet hỏi về triển vọng của thị trường điện máy Việt Nam, ông Arel F. Atakol, Tổng Giám đốc Beko châu Á - Thái Bình Dương cho hay, sau khi đại dịch Covid-19 đi qua, thị trường điện máy gặp nhiều điều kiện bất lợi từ tình hình kinh tế vĩ mô mà các doanh nghiệp khó có thể dự báo trước. Tuy nhiên, những khó khăn này sẽ chỉ là tạm thời và thị trường điện máy Việt Nam sẽ khởi sắc trong nửa cuối năm 2023.
Theo Tổng giám đốc Beko châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam là thị trường năng động, người dùng thích sự mới mẻ, hiện đại và nhanh chóng thích nghi với các công nghệ mới. Đây là sự khác biệt quan trọng giữa Việt Nam với các thị trường điện máy khác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Vị chuyên gia mảng điện máy này cho biết, thị trường Việt Nam cũng còn nhiều điểm khác biệt so với các thị trường khác. Người dùng Việt thích các thiết bị điện gia dụng như tủ lạnh phải có màu đen, mặt gương sáng bóng, ngược hẳn với các nước khác trên thế giới vốn ưa chuộng màu trắng.
“Người dùng Việt thích dùng máy giặt cửa trên thay vì cửa trước. Với các thiết bị nhà bếp, Việt Nam sử dụng nhiều bếp từ, máy hút mùi và có những nhu cầu gần gũi so với thị trường châu Âu”, ông Arel F. Atakol chia sẻ.
Trong bối cảnh hậu đại dịch Covid-19, thói quen của người dùng Việt giờ đây cũng có sự thay đổi. Họ muốn những chiếc tủ lạnh to hơn, cho thời gian lưu trữ lâu hơn. Các thiết bị điện tử cũng phải có tính năng kháng khuẩn. Những nhu cầu mới phát sinh đó thúc đẩy các nhà sản xuất thiết bị điện tử phải phát triển thêm những công nghệ mới để tích hợp vào sản phẩm.
Người dùng sau đại dịch có tâm lý dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Họ ở nhà nhiều hơn nên muốn chăm chút hơn cho ngôi nhà của mình. Nhu cầu nâng cấp và mức độ sẵn sàng chi tiêu của người dùng với các thiết bị điện tử vì vậy được dự đoán sẽ dần tăng lên khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục.
Trọng Đạt