Thiên đường cỏ lau trắng muốt ở miền biên viễn Lạng Sơn

Võ Xuân Trường

Well-known member
Thiên đường cỏ lau trắng muốt ở miền biên viễn Lạng Sơn

Một trong những tọa độ ngắm "thiên đường lau trắng" được nhiều du khách quan tâm nhất tháng 10 là cột mốc 1297 ở Lạng Sơn.
Lạng Sơn là tỉnh Việt Nam có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc. Trên con đường biên kéo dài 232 km, có gần 500 cột mốc biên giới khác nhau. Trong đó, cột mốc đơn 1297 và cột mốc phụ 1297/4 thu hút đông đảo du khách ghé thăm nhất, đặc biệt từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 11.
Khoảng thời gian này, mùa hoa cỏ lau bung nở khắp ven đường, trên các vách đá...
Khu vực cột mốc 1297 được mệnh danh là thiên đường cỏ lau ở Lạng Sơn. Ảnh: Phạm Tuyết Nhung
Khu vực cột mốc 1297 được mệnh danh là thiên đường cỏ lau ở Lạng Sơn. Ảnh: Phạm Tuyết Nhung
Đến mùa hoa cỏ lau, vẻ đẹp vùng biên ải của xứ Lạng khiến du khách nào cũng phải si mê. Ảnh: Nga Phạm
Đến mùa hoa cỏ lau, vẻ đẹp vùng biên ải của xứ Lạng khiến du khách nào cũng phải si mê. Ảnh: Nga Phạm
Chị Nhung Kani, nữ du khách đến từ Hải Phòng cho biết: "Mùa cỏ lau đẹp nhất tháng 10 âm lịch, đặc biệt ở khu vực bên cột mốc 1297 ở Lạng Sơn. Nhiều người thường nhầm cột mốc 1297 ở Bình Liêu (Quảng Ninh), nhưng thực chất nơi đây thuộc tỉnh Lạng Sơn. Đợt 2.9 vừa rồi, mình đi đường bị sạt khá nhiều, có những đoạn phải vòng lại".
Cột mốc 1297 thuộc địa phận xã Bắc Xa, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, giáp với xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh. Với vị trí địa lý nằm gần ranh giới 2 tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh, du khách có thể đến đây từ cả hai hướng.
Nếu xuất phát từ thành phố Lạng Sơn, du khách đi theo quốc lộ 4B đến thị trấn Đình Lập, rẽ trái vào quốc lộ 31. Khi đến xã Bắc Xa, đi thẳng theo trục đường chính ven sườn núi là đến cột mốc 1297. Cả quãng đường này dài hơn 100km.
Còn lựa chọn xuất phát từ huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, du khách có thể đi từ quốc lộ 18C theo nhiều con đường khác nhau. Mỗi con đường chỉ cần di chuyển từ 20 - 30km.
Tuy nhiên, dù chọn hướng đi và con đường nào, du khách đều phải băng qua những đoạn đường đèo dốc quanh co, khá nguy hiểm. Đường lên cột mốc có thể phù hợp với xe máy, xe ôtô gầm thấp hay gầm cao dưới 29.
Đường lên cột mốc doạn dốc cao đã được làm thành các bậc tam cấp. Ảnh: Hải Nguyên
Đường lên cột mốc doạn dốc cao đã được làm thành các bậc tam cấp. Ảnh: Hải Nguyên
"Có 2 đường lên cột mốc 1297. Một là đường Bình Liêu, Quảng Ninh. Hai là đường Đình Lập, Lạng Sơn. Nếu bạn ở bên Quảng Ninh thì để đến cột mốc 1297 đi đường Bình Liêu sẽ gần hơn. Từ cung đường đèo trải nhựa chạy xe bon bon, bạn chỉ leo lên con dốc dài khoảng 700m là đến.
Đường lên đỉnh cột mốc giờ đã dễ đi hơn nhiều. Đoạn nào dốc quá đã được làm thành bậc tam cấp, đoạn thoải hơn thì rải bê tông làm nhám giúp dễ di chuyển hơn", chị Nhung nói thêm.
Khu vực cách 100 - 200m trước điểm leo cột mốc 1297, cả khoảng núi phía sau đều nở trắng lau. Ảnh: Nga Phạm
Khu vực cách 100 - 200m trước điểm leo cột mốc 1297, cả khoảng núi phía sau đều nở trắng lau. Ảnh: Nga Phạm
Tùy theo thể lực của mỗi du khách, thời gian leo lên và xuống cột mốc này mất khoảng gần một tiếng. Vào đúng mùa cỏ lau, có nhiều du khách đến đây checkin, ngắm cảnh, nên sẽ mất thời gian hơn nếu muốn chụp ảnh lưu niệm ở cột mốc. Để có được bức hình lãng mạn, du khách nên diện những chiếc váy bồng bềnh, điệu đà, màu sắc rực rỡ.
Nếu tới cột mốc 1297, thời gian lý tưởng nhất là buổi chiều. Du khách có thể kết hợp ngắm cỏ lau bạt ngàn trắng xóa trải dài tít tắp và bắt trọn khoảnh khắc hoàng hôn buông đỏ rực phía chân trời. Còn vào buổi sáng, chụp ảnh góc đẹp sẽ không bị ngược sáng, hoa lau lên màu trắng.
Tại cột mốc vẫn có sóng 4G, nhưng mạng hơi chập chờn. Quanh các cột mốc biên giới hầu như đều không bán đồ ăn, để thuận tiện và chủ động, du khách nên chuẩn bị trước đồ ăn, nước uống...
 
Bên trên