Bầu trời đêm ở bang Queensland phía bắc Australia sáng rực hôm 20/5 khi một thiên thạch bay qua khí quyển và rơi xuống đất với tiếng nổ siêu thanh cực lớn.
Thiên thạch lao ngang qua bầu trời Queensland. Video: Guardian
Hình ảnh quay bằng điện thoại thông minh, camera trên xe và camera an ninh của các cơ sở kinh doanh và nhà dân từ thành phố Cairns ở ven biển phía đông tới Normanton trên vịnh Carpentaria cho thấy một quả cầu lửa lớn nhanh về kích thước khi lao xuống ngày càng gần mặt đất, theo sau là chớp sáng màu xanh lá cây - xanh dương.
Sân bay Cairns chia sẻ thước phim màu cho thấy bầu trời lóe sáng màu xanh lá cây, sau đó là màu vàng khi thiên thạch bay ngang qua vào 9h22 ngày 20/5 theo giờ địa phương. Cư dân ở thị trấn nhỏ Croydon cách Cairns khoảng 500 km về phía tây cho biết, họ cũng cảm nhận được vụ nổ và nghe thấy tiếng nổ khổng lồ.
Tiến sĩ Brad Tucker, nhà vật lý thiên văn ở Đại học Quốc gia Australia, nhận định khối đá nhiều khả năng có kích thước 0,5 - 1 mét, nhỏ hơn thiên thạch cỡ trung bình và di chuyển ở tốc độ 150.000 km/h. Phần lớn thiên thạch cấu tạo từ chondrite, nhưng trong trường hợp này, màu xanh lá cây trước vụ nổ chắc chắn do những mảnh sắt và nickel bị nóng quá mức trong lúc khối đá vỡ ra trước khi rơi xuống đất.
Theo Tucker, thiên thạch này sẽ không tạo ra miệng hố va chạm do bị vỡ thành nhiều mảnh trước lúc tiếp đất. Dù bốc cháy do ma sát trong quá trình rơi qua khí quyển, phần lớn khối đá vẫn đóng băng ở thời điểm chạm tới mặt đất. "Ma sát tích tụ, tạo ra quầng sáng và đạt tới điểm vỡ, phát ra chớp sáng và tiếng nổ siêu thanh. Tiếng nổ này là điều chúng tôi lo ngại nhất với phần lớn thiên thạch. Đó là vụ nổ giữa không trung, nhưng nếu xảy ra phía trên khu dân cư, nó có thể gây ra thiệt hại. Thiên thạch này khá nhỏ, nhưng chúng tôi khá lo về những thiên thạch cỡ 10 - 20 m", Tucker chia sẻ.
Năm 2013, một thiên thạch 20 m phát nổ phía trên thành phố Chelyabinsk của Nga. Các nhà khoa học phát hiện khối đá phát nổ với năng lượng tương đương 500 kilo tấn thuốc nổ TNT. Vụ nổ khiến nhiều người bị đẩy văng, phá vỡ cửa sổ của 3.600 tòa nhà, một nhà máy sụp đổ. Ở đỉnh điểm, thiên thạch Chelyabinsk sáng gấp 30 lần Mặt Trời, làm người dân ở cách đó gần 30 km bị bỏng da và võng mạc.
Thiên thạch lao ngang qua bầu trời Queensland. Video: Guardian
Hình ảnh quay bằng điện thoại thông minh, camera trên xe và camera an ninh của các cơ sở kinh doanh và nhà dân từ thành phố Cairns ở ven biển phía đông tới Normanton trên vịnh Carpentaria cho thấy một quả cầu lửa lớn nhanh về kích thước khi lao xuống ngày càng gần mặt đất, theo sau là chớp sáng màu xanh lá cây - xanh dương.
Sân bay Cairns chia sẻ thước phim màu cho thấy bầu trời lóe sáng màu xanh lá cây, sau đó là màu vàng khi thiên thạch bay ngang qua vào 9h22 ngày 20/5 theo giờ địa phương. Cư dân ở thị trấn nhỏ Croydon cách Cairns khoảng 500 km về phía tây cho biết, họ cũng cảm nhận được vụ nổ và nghe thấy tiếng nổ khổng lồ.
Tiến sĩ Brad Tucker, nhà vật lý thiên văn ở Đại học Quốc gia Australia, nhận định khối đá nhiều khả năng có kích thước 0,5 - 1 mét, nhỏ hơn thiên thạch cỡ trung bình và di chuyển ở tốc độ 150.000 km/h. Phần lớn thiên thạch cấu tạo từ chondrite, nhưng trong trường hợp này, màu xanh lá cây trước vụ nổ chắc chắn do những mảnh sắt và nickel bị nóng quá mức trong lúc khối đá vỡ ra trước khi rơi xuống đất.
Theo Tucker, thiên thạch này sẽ không tạo ra miệng hố va chạm do bị vỡ thành nhiều mảnh trước lúc tiếp đất. Dù bốc cháy do ma sát trong quá trình rơi qua khí quyển, phần lớn khối đá vẫn đóng băng ở thời điểm chạm tới mặt đất. "Ma sát tích tụ, tạo ra quầng sáng và đạt tới điểm vỡ, phát ra chớp sáng và tiếng nổ siêu thanh. Tiếng nổ này là điều chúng tôi lo ngại nhất với phần lớn thiên thạch. Đó là vụ nổ giữa không trung, nhưng nếu xảy ra phía trên khu dân cư, nó có thể gây ra thiệt hại. Thiên thạch này khá nhỏ, nhưng chúng tôi khá lo về những thiên thạch cỡ 10 - 20 m", Tucker chia sẻ.
Năm 2013, một thiên thạch 20 m phát nổ phía trên thành phố Chelyabinsk của Nga. Các nhà khoa học phát hiện khối đá phát nổ với năng lượng tương đương 500 kilo tấn thuốc nổ TNT. Vụ nổ khiến nhiều người bị đẩy văng, phá vỡ cửa sổ của 3.600 tòa nhà, một nhà máy sụp đổ. Ở đỉnh điểm, thiên thạch Chelyabinsk sáng gấp 30 lần Mặt Trời, làm người dân ở cách đó gần 30 km bị bỏng da và võng mạc.