Thiết bị kích sóng di động bán tràn lan trên thị trường

nguyenphuonganh

Well-known member
Chi tiền triệu mua thiết bị kích sóng

Thiết bị kích sóng di động là loại thiết bị vô tuyến điện hoạt động theo nguyên lý thu sóng tại nơi có cường độ sóng tốt rồi chuyển tiếp, khuếch đại và phát lại ở nơi có sóng yếu, nhằm cải thiện cường độ sóng.

Dù nằm trong danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cho mạng thông tin di động, song người dân có thể dễ dàng mua các thiết bị này trên các trang thương mại điện tử, mạng xã hội.

Cụ thể, chỉ cần gõ lên thanh công cụ tìm kiếm của các sàn thương mại điện tử với từ khóa “máy phá sóng”, một loạt các từ gợi ý như “máy phá sóng 8 râu”, “máy phá sóng wifi”, “máy phá sóng di động”… được hiển thị ngày sau đó giúp người mua dễ dàng tìm kiếm thiết bị không được phép kinh doanh này.

thiet bi kich song di dong ban tran lan tren thi truong hinh 1

Thiết bị kích sóng được rao bán trên các trang thương mại điện tử. Ảnh: chụp màn hình

Theo khảo sát của PV, thiết bị này chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc và được rao bán với giá trung bình từ vài trăm cho đến cả triệu đồng/bộ.

L.T – một người bán thiết bị này với giá 3 triệu đồng cho biết, trước đây thiết bị kích sóng di động được sử dụng chủ yếu tại các khách sạn, nhà cao tầng với độ phủ sóng từ 150 - 200m với giá hơn 10 triệu đồng nhưng nay đã có sản phẩm nhỏ hơn, sử dụng cho các hộ gia đình, phủ sóng từ 50-100m với giá từ 3 - 4 triệu đồng.

thiet bi kich song di dong ban tran lan tren thi truong hinh 2

Người dân tự ý lắp đặt, sử dụng thiết bị kích sóng gây nhiễu. Ảnh: NVCC


“Máy 3 triệu sẽ là một thiết bị mini cầm tay, có thể bỏ trong balo, túi xách và đem đi dễ dàng. Thiết bị này có khả năng làm nhiễu nhiều loại sóng như sóng của máy nghe lén, sóng điện thoại, định vị GPS, wifi….. Những sản phẩm rẻ tiền với giá vài trăm nghìn chỉ hoạt động trong phạm vi bán kính 2-10m và nhanh hỏng” L.T nói.

Liên hệ với một người bán các thiết bị kích sóng khác, PV nhận được lời quảng cáo “Các nhà mạng sử dụng các tần số 900MHZ, 1800MHZ, 2100MHZ và thiết bị này có cả 3 giải tần. Nó sẽ giúp sóng điện thoại ổn định và có thể chuyển sóng sang kênh khác nếu kênh sóng còn lại yếu hơn. Một bộ kích sóng gồm đầu thu sóng, bộ chuyển đổi tần số, đầu phát sóng, dây dẫn kết nối”, M.K nói.

Vi phạm có thể xử phạt lên đến 30 triệu đồng

Cục Tần số Vô tuyến điện - Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) cho biết, trong tháng 7 vừa qua đã thanh tra, kiểm tra các đối tượng sử dụng tần số nhằm đảm bảo sự chấp hành các quy định pháp luật về tần số. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử xử lý tổng số 49 nguồn gây nhiễu có hại trong đó có 36 nguồn nhiễu là thiết bị kích sóng di động.

thiet bi kich song di dong ban tran lan tren thi truong hinh 3

Cá nhân sử dụng kích sóng điện thoại là vi phạm quy định về gây nhiễu có hại. Ảnh: chụp màn hình

Theo quy định, chỉ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động, có giấy phép sử dụng băng tần mới được sử dụng thiết bị kích sóng điện thoại di động trong hệ thống mạng thông tin di động, để lắp đặt tại các khu vực bị hạn chế vùng phủ sóng.

Việc các cá nhân tự ý lắp đặt thiết bị kích sóng di động có thể sẽ gây can nhiễu, khó khăn trong việc kết nối các cuộc gọi của các thuê bao di động khác trong khu vực. Thậm chí, các thiết bị này có thể ảnh hưởng tới trạm thu phát sóng di động của các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất công cộng...

Theo Điều 71 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, hành vi vi phạm quy định về gây nhiễu có hại có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đến 30 triệu đồng và tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện.
 
Bên trên