Phần I: Tái tư duy cá nhân (Cập nhật quan điểm của bản thân).
Và giờ, chúng ta đến với phần đầu tiên của cuốn sách: “Tái tư duy cá nhân”. “Không thể có sự tiến bộ nếu không có sự thay đổi; và những ai không thể thay đổi tư duy của mình sẽ không thay đổi được bất cứ thứ gì” (George Bernard Shaw). Phần I đem đến cho người đọc cái nhìn toàn diện về bốn kiểu tư duy rất hay ho và mới lạ: “Kiểu tư duy nhà truyền giáo”, “kiểu tư duy chính trị gia”, “kiểu tư duy công tố viên” và “kiểu tư duy nhà khoa học”. Tôi tin chắc rằng phần đa chúng ta đều thuộc ít nhất một trong những kiểu tư duy ấy mỗi khi gặp vấn đề hay đứng trước những thông tin của đời sống. Quay trở lại với câu chuyện ngụ ngôn về con ếch và nồi nước, tác giả Adam Grant đã đem đến cho ta một góc nhìn hoàn toàn khác và thật bất ngờ - thực tế không giống như vậy. “Khi bị ném vào một nồi nước đang sôi, con ếch sẽ bị phỏng nặng và nó có thể nhảy được ra khỏi nồi những cũng có thể không. Thực tế con ếch có cơ hội thoát chết cao hơn nếu nước trong nồi nóng lên từ từ vì nó sẽ nhảy ra ngoài ngay khi nước trong nồi nóng đến mức nó không chịu được nữa. Và sau khi tìm hiểu, tôi nhận ra rằng đúng là như vậy. Hóa ra từ lâu, ta đã thừa nhận một “sự thực” vốn không hoàn toàn chính xác, và sau khi nghe xong, ta như bừng tỉnh: Vì sự thực làm sao có một con ếch có thể ngồi trong nồi nước sôi mà không nhận thức nguy hiểm đến khi nó chết đi chứ? Nhưng tại sao ta lại không hề cảm thấy câu chuyện có điểm kì lạ và mặc nhiên phủ nhận những điểm bất thường của nó? Thậm chí ta còn phát triển câu chuyện và sẵn sàng giải thích cho những ai không biết về câu chuyện những ý nghĩa sau nó. Có lẽ, “đối tượng không có khả năng nhận định tình hình không phải là con ếch, mà chính là chúng ta. Một khi đã nghe câu chuyện và chấp nhận nó đúng, chúng ta hiếm khi chất vấn độ tin cậy của nó”. Sự “chất vấn” và luôn tự hỏi bản thân sau mỗi câu chuyện chính là cách mà con người hồ nghi, tìm hiểu về thế giới và tái tư duy để phát triển lên mỗi ngày. Để đạt đến sự “tái tư duy” ấy, Adam Grant đã khẳng định: Con người cần phải sử dung tư duy của một nhà khoa học, luôn phân tích, tìm hiểu, so sánh và nhận thức đúng sai – hơn hết, cần phải chấp nhận cái sai và chấp nhận rằng bản thân có thể sai. Nghe qua quả thực khá đơn giản, nhưng hầu hết mọi người thường rơi vào ba kiểu tư duy còn lại là “tư duy nhà truyền giáo”, “tư duy chính trị gia” và “tư duy công tố viên”. Vậy ba kiểu tư duy này khác với “tư duy nhà khoa học” như thế nào? Cuốn sách “Think Again – Dám nghĩ lại” sẽ cung cấp cho ta kiến thức sâu sắc, dễ hiểu về cả bốn kiểu tư duy ấy.
“Khi chúng ta suy nghĩ và nói ra suy nghĩ của mình, ta thường rơi vào lối tư duy của ba vai trò khác nhau: nhà truyền giáo, công tố viên và chính trị gia... Chúng ta đóng vai trò nhà truyền giáo khi những niềm tin thiêng liêng của mình bị đe dọa: Chúng ta thuyết giảng để bảo vệ và cổ xúy lí tưởng của mình. Chúng ta nhập vai công tố viên khi nhận ra kẽ hở trong lập luận của người khác: Chúng ta vận dụng mọi lí lẽ nhằm chứng minh rằng họ sai để giảnh phần thắng. Chúng ta chuyển sang chế độ tư duy nhà chính trị khi tìm cách lôi kéo thật nhiều người nghe: Chúng ta tuyên truyền và vận động hành lang để giành lấy sự ủng hộ của cử tri”. Thoạt nghe quả, ắt hẳn bạn sẽ thấy một phần bản thân mình trong đó. Ba kiểu tư duy trên có lẽ khá phổ biến, và là những kiểu tư duy bình thường của con người khi đứng trước một người khác bất đồng với mình. Nhưng “rủi ro có thể xảy ra là chúng ta sẽ trở nên quá mê muội với việc rao giảng rằng chúng ta đúng, lên án người khác sai và lôi kéo sự ủng hộ của mọi người đến nỗi không màng đến việc suy xét lại chính mình”. Mà sự “suy xét lại chính mình” ấy mới thực sự là chiếc chìa khóa của tái tư duy và đem đến thành công cho con người. Và đó là điểm khác biệt lớn nhất của tư duy nhà khoa học với các kiểu tư duy còn lại: “Chúng ta chuyển sang phương pháp tư duy của nhà khoa học khi tìm kiếm sự thật: chúng ta tiến hành các thí nghiệm để kiểm chứng một giả thuyết và khám phá tri thức.” Đó là một lối tư duy cởi mở, chủ động khám phá thế giới và chấp nhận suy xét lại quan điểm của mình cũng như quan điểm của những người khác để tìm ra một kết luận hoàn hảo và chính xác nhất, từ đó “điều chỉnh lại góc nhìn của bản thân dựa trên những gì đã khám phá được”. Chính sự chấp nhận thay đổi, chấp nhận sai lầm ấy làm nên một lối tư duy thành công, và chắc hẳn sau cuốn sách này, người đọc cũng đã vởi mở hơn với việc xem xét lại bản thân, cũng như xem xét lại thế giới quanh mình.
Phần I không chỉ nói về các kiểu tư duy ta thường gặp, mà còn giúp ta “khám phá điểm lí tưởng của sự tự tin” hay “sưh ohaans khích của việc không tin vào mọi suy nghĩ của mình”, cũng như cho ta thấy được “tâm lí học về sự xung đột có tính xây dựng” trước khi bước sang phần II.
Phần II: Tái tư duy liên cá nhân (Khai mở tư duy của người khác)
Mở đầu cho phần 2, tác giả đã lấy ví dụ về một câu chuyện tranh biện giữa Debra và Harish – một cuộc tranh biện thực sự với một chủ đề thực sự và cách mà Harish – người vốn ở bên yếu thế hơn dành được sự ủng hộ của đông đảo mọi người. Anh ấy đã làm nó như thế nào? Có lẽ người đọc sẽ tự hỏi như vậy sau khi đọc xong phần kể chuyện của Adam Grant. Không phải là “chiến thắng” như thế nào, mà là đã xoay chuyển tư duy của người nghe ra sao, để ta phải nhìn nhận lại ý kiến của chính mình và chuyển sang ủng hộ một người vốn có ý kiến khác biệt với ta. Trước hết cần phải nói, việc “thay đổi ý kiến không biến bạn thành một kẻ ba phải hay giả tạo. Nó là dấu hiệu cho thấy bạn là người cởi mở, sẵn sàng học hỏi”. Quay về cuộc tranh luận, Adam Grant nhận định: “Debra không chỉ đưa ra nhiều dữ kiện hơn, bằng chứng tốt hơn, và hình ảnh gây ấn tượng hơn – vì vậy cô đã dành được cảm tình của khán giả từ khi bước vào tranh biện. Thế nhưng Harish lại là người thuyết phục được phần đông chúng ta tái tư duy về lập trường của mình.” Và đến với phần tiếp theo của cuốn sách “khiêu vũ cùng đối thủ”, tác giả sẽ đưa ra cho ta “cách thuyết phục người khác tái tư duy về lập trường của chính họ”.
Một lần nữa, các lối tư duy “nhà truyền giáo”, “công tố viên”, “chính trị gia” và “nhà khoa học” lại quay trở lại trong tranh luận – một điều hết sức bình thường của mỗi người chúng ta trong cuộc sống. Ta không thể sống mà không bao giờ đứng lên bảo vệ quan điểm của mình, không bao giờ bất đồng ý kiến với người khác và không bao giờ cần phải nêu lên hay thuyết phục người khác tin tưởng vào quan điểm thể hiện cho thế giới quan, nhân sinh quan và giá trị quan của bản thân. Có lẽ đó chính là lí do mà bạn đọc rất hứng thú và mong muốn tìm được cách thức Harish đã sử dụng để bảo vệ được quan điểm của chính mình. Nhưng Adam Grant đã cho chúng ta thấy một cách làm khác biệt: “Khiêu vũ với đối thủ”. Tại sao lại là “khiêu vũ” mà không phải đối đầu, chiến đấu hay thương thuyết để đạt được mong muốn của bản thân? Tác giả đã so sánh việc tranh luận theo kiểu đối đầu như một võ sĩ karate đang hừng hực ý chí. Nhưng khi “tấn công đối thủ càng mạnh mẽ thì họ càng phản công quyết liệt. Tôi dồn hết “công lực” thuyết phục họ chấp nhận góc nhìn của mình và suy xét lại quan điểm của họ, nhưng như thế thì tôi đã chọn cách tiếp cận của một nhà truyền giáo và công tố viên. Dù những chế độ tư duy ấy đôi khi giúp tôi kiên định với lập trường của mình nhưng thường dẫn đến kết cục là tạo ra khoảng cách giữa tôi và người nghe. Tôi không hề chiến thắng.” Cách làm ấy chỉ khiến những người nghe – vốn là những người mà ta cần thuyết phục, gợi lên sự đồng thuận và làm họ tin tưởng vào quan điểm của ta trở nên kích động, khiến họ kháng cự và giữ nguyên ý kiến mặc kệ những lời khuyên và lí lẽ hùng hồn mà ta đưa ra. Đó chính là cách “tư duy theo kiểu đối đầu”, khi ta thay vì giúp đối phương suy nghĩ cởi mở hơn lại chặn đứng và khiêu khích họ. Đó là lúc kiểu tư duy “khiêu vũ” chứng minh tác dụng của nó, và tác giả sẽ giúp ta “thể hiện sự khiêm nhường và tò mò, rồi khích lệ người khác tư duy theo cách của nhà khoa học” hệt như hai người “bạn nhảy” thân mật vậy.
“Một cuộc tranh luận không phải một cuộc chiến. Nó thậm chí không phải một trận kéo co trong đó bạn dùng hết sức của mình hòng lôi kéo bằng được đối phương sang phần sân của mình. Thật ra, nó giống như một điệu nhảy không được biên đạo sẵn nhiều hơn, và bạn tìm cách bắt nhịp với một đối tác đã định sẵn trong đầu những bước nhảy khác của họ. Nếu bạn cố đóng vai trò dẫn dắt, người bạn nhảy của bạn sẽ kháng cự. Nếu bạn có thể uyển chuyển bước cùng nhịp với đối phương và khiến người ấy cũng làm theo tương tự, hai bạn sớm muộn cũng hòa điệu nhịp nhàng”. Ta sử dụng đến “tư duy của một nhà khoa học” khi biết uyển chuyển đặt câu hỏi, khơi gợi sự đồng thuận và thu được lợi ích tốt đẹp cho cả đôi bên chứ không chỉ đơn thuần là chính mình. Cuốn sách đã đem đến cho ta một góc nhìn khác hoàn toàn về tranh biện, khi “chúng ta sẽ khó có thể thay đổi suy nghĩ của người khác nếu luôn khăng khăng không thay đổi suy nghĩ của mình”. Giờ đây, sau khi gấp lại cuốn sách, hay chỉ đơn giản là gấp lại phần này, người đọc đã có thể có cho mình một lối tư duy khác biệt và mới mẻ về tranh luận, và biết đâu cũng có thể sử dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày của mình để bảo vệ những quan điểm theo chiều hướng tốt đẹp, ít xảy ra tranh cãi và lôi kéo được nhiều người ủng hộ nhất có thể.
Phần II sẽ đem đến cho những người đọc một cái nhìn tổng quan nhất về cách làm sao để tranh luận, “loại trừ định kiến nhờ tháo gỡ khuôn mẫu suy nghĩ” hay “lắng nghe đúng đắn khiến người khác thay đổi ra sao”. Qua đó, bạn đọc có thể thu lại cho mình những kiến thức, thông tin bổ ích và phát triển bản thân. Một điều đặc biệt sẽ được bật mí ngay tại bài viết này chính là nhân vật Debra trong câu chuyện tranh luận ở phần đầu tiên. “Cô ấy” thực ra là Project Debater – một người máy trí tuệ nhân tạo được IBM phát triển để tranh luận với con người. Debra có một kho kiến thức khổng lồ hơn bất kì loài người nào với một thuật toán gần như hoàn hảo, 400 triệu bài báo uy tín và hơn 10 tỉ mẫu câu – nhưng cô ấy vẫn không dành chiến thắng trước Harish. Đó quả là một bất ngờ, cũng như một bài học mà ta cần xem xét kỹ càng để phát triển nó hơn nữa cũng như phát triển và hoàn thiện kỹ năng của chính bản thân mình.
Lời kết
Ngoài việc nhận biết về cách tái tư duy của bản thân, người đọc còn có thể khám phá ngoài cá nhân ở phần III – “Tái tư duy tập thể (Tạo ra những cộng đồng học tập suốt đời)” hay học cách “thoát khỏi tầm nhìn đường hầm” trong phần IV của cuốn sách. Có lẽ “Think Again – Dám nghĩ lại” đích thực là một cuốn sách đầy đủ và thú vị cho những ai đang có ham muốn được làm mới mình, muốn thành công hơn trong con đường tương lai hay chỉ đơn giản là muốn khám phá thêm những tri thức mới và có một góc nhìn mới về những sự vật, sự việc xảy ra ở thế giới xung quanh.
Em bán Samsung Galaxy S23 FE 5G 8GB 128GB : 11.990.000 đ
Màu: Tím
Có giao hàng hỏa tốc
Có Ship code
Có Trả góp 0%
Chi nhánh Gò Vấp
859 Quang Trung, Phường 12, Q Gò Vấp
Hotline: 0947.711.881
Maps: https://g.page/r/CVSFBogl7CfWEAE
Thời gian làm việc: 08h00 - 22h00
Và giờ, chúng ta đến với phần đầu tiên của cuốn sách: “Tái tư duy cá nhân”. “Không thể có sự tiến bộ nếu không có sự thay đổi; và những ai không thể thay đổi tư duy của mình sẽ không thay đổi được bất cứ thứ gì” (George Bernard Shaw). Phần I đem đến cho người đọc cái nhìn toàn diện về bốn kiểu tư duy rất hay ho và mới lạ: “Kiểu tư duy nhà truyền giáo”, “kiểu tư duy chính trị gia”, “kiểu tư duy công tố viên” và “kiểu tư duy nhà khoa học”. Tôi tin chắc rằng phần đa chúng ta đều thuộc ít nhất một trong những kiểu tư duy ấy mỗi khi gặp vấn đề hay đứng trước những thông tin của đời sống. Quay trở lại với câu chuyện ngụ ngôn về con ếch và nồi nước, tác giả Adam Grant đã đem đến cho ta một góc nhìn hoàn toàn khác và thật bất ngờ - thực tế không giống như vậy. “Khi bị ném vào một nồi nước đang sôi, con ếch sẽ bị phỏng nặng và nó có thể nhảy được ra khỏi nồi những cũng có thể không. Thực tế con ếch có cơ hội thoát chết cao hơn nếu nước trong nồi nóng lên từ từ vì nó sẽ nhảy ra ngoài ngay khi nước trong nồi nóng đến mức nó không chịu được nữa. Và sau khi tìm hiểu, tôi nhận ra rằng đúng là như vậy. Hóa ra từ lâu, ta đã thừa nhận một “sự thực” vốn không hoàn toàn chính xác, và sau khi nghe xong, ta như bừng tỉnh: Vì sự thực làm sao có một con ếch có thể ngồi trong nồi nước sôi mà không nhận thức nguy hiểm đến khi nó chết đi chứ? Nhưng tại sao ta lại không hề cảm thấy câu chuyện có điểm kì lạ và mặc nhiên phủ nhận những điểm bất thường của nó? Thậm chí ta còn phát triển câu chuyện và sẵn sàng giải thích cho những ai không biết về câu chuyện những ý nghĩa sau nó. Có lẽ, “đối tượng không có khả năng nhận định tình hình không phải là con ếch, mà chính là chúng ta. Một khi đã nghe câu chuyện và chấp nhận nó đúng, chúng ta hiếm khi chất vấn độ tin cậy của nó”. Sự “chất vấn” và luôn tự hỏi bản thân sau mỗi câu chuyện chính là cách mà con người hồ nghi, tìm hiểu về thế giới và tái tư duy để phát triển lên mỗi ngày. Để đạt đến sự “tái tư duy” ấy, Adam Grant đã khẳng định: Con người cần phải sử dung tư duy của một nhà khoa học, luôn phân tích, tìm hiểu, so sánh và nhận thức đúng sai – hơn hết, cần phải chấp nhận cái sai và chấp nhận rằng bản thân có thể sai. Nghe qua quả thực khá đơn giản, nhưng hầu hết mọi người thường rơi vào ba kiểu tư duy còn lại là “tư duy nhà truyền giáo”, “tư duy chính trị gia” và “tư duy công tố viên”. Vậy ba kiểu tư duy này khác với “tư duy nhà khoa học” như thế nào? Cuốn sách “Think Again – Dám nghĩ lại” sẽ cung cấp cho ta kiến thức sâu sắc, dễ hiểu về cả bốn kiểu tư duy ấy.
“Khi chúng ta suy nghĩ và nói ra suy nghĩ của mình, ta thường rơi vào lối tư duy của ba vai trò khác nhau: nhà truyền giáo, công tố viên và chính trị gia... Chúng ta đóng vai trò nhà truyền giáo khi những niềm tin thiêng liêng của mình bị đe dọa: Chúng ta thuyết giảng để bảo vệ và cổ xúy lí tưởng của mình. Chúng ta nhập vai công tố viên khi nhận ra kẽ hở trong lập luận của người khác: Chúng ta vận dụng mọi lí lẽ nhằm chứng minh rằng họ sai để giảnh phần thắng. Chúng ta chuyển sang chế độ tư duy nhà chính trị khi tìm cách lôi kéo thật nhiều người nghe: Chúng ta tuyên truyền và vận động hành lang để giành lấy sự ủng hộ của cử tri”. Thoạt nghe quả, ắt hẳn bạn sẽ thấy một phần bản thân mình trong đó. Ba kiểu tư duy trên có lẽ khá phổ biến, và là những kiểu tư duy bình thường của con người khi đứng trước một người khác bất đồng với mình. Nhưng “rủi ro có thể xảy ra là chúng ta sẽ trở nên quá mê muội với việc rao giảng rằng chúng ta đúng, lên án người khác sai và lôi kéo sự ủng hộ của mọi người đến nỗi không màng đến việc suy xét lại chính mình”. Mà sự “suy xét lại chính mình” ấy mới thực sự là chiếc chìa khóa của tái tư duy và đem đến thành công cho con người. Và đó là điểm khác biệt lớn nhất của tư duy nhà khoa học với các kiểu tư duy còn lại: “Chúng ta chuyển sang phương pháp tư duy của nhà khoa học khi tìm kiếm sự thật: chúng ta tiến hành các thí nghiệm để kiểm chứng một giả thuyết và khám phá tri thức.” Đó là một lối tư duy cởi mở, chủ động khám phá thế giới và chấp nhận suy xét lại quan điểm của mình cũng như quan điểm của những người khác để tìm ra một kết luận hoàn hảo và chính xác nhất, từ đó “điều chỉnh lại góc nhìn của bản thân dựa trên những gì đã khám phá được”. Chính sự chấp nhận thay đổi, chấp nhận sai lầm ấy làm nên một lối tư duy thành công, và chắc hẳn sau cuốn sách này, người đọc cũng đã vởi mở hơn với việc xem xét lại bản thân, cũng như xem xét lại thế giới quanh mình.
Phần I không chỉ nói về các kiểu tư duy ta thường gặp, mà còn giúp ta “khám phá điểm lí tưởng của sự tự tin” hay “sưh ohaans khích của việc không tin vào mọi suy nghĩ của mình”, cũng như cho ta thấy được “tâm lí học về sự xung đột có tính xây dựng” trước khi bước sang phần II.
Phần II: Tái tư duy liên cá nhân (Khai mở tư duy của người khác)
Mở đầu cho phần 2, tác giả đã lấy ví dụ về một câu chuyện tranh biện giữa Debra và Harish – một cuộc tranh biện thực sự với một chủ đề thực sự và cách mà Harish – người vốn ở bên yếu thế hơn dành được sự ủng hộ của đông đảo mọi người. Anh ấy đã làm nó như thế nào? Có lẽ người đọc sẽ tự hỏi như vậy sau khi đọc xong phần kể chuyện của Adam Grant. Không phải là “chiến thắng” như thế nào, mà là đã xoay chuyển tư duy của người nghe ra sao, để ta phải nhìn nhận lại ý kiến của chính mình và chuyển sang ủng hộ một người vốn có ý kiến khác biệt với ta. Trước hết cần phải nói, việc “thay đổi ý kiến không biến bạn thành một kẻ ba phải hay giả tạo. Nó là dấu hiệu cho thấy bạn là người cởi mở, sẵn sàng học hỏi”. Quay về cuộc tranh luận, Adam Grant nhận định: “Debra không chỉ đưa ra nhiều dữ kiện hơn, bằng chứng tốt hơn, và hình ảnh gây ấn tượng hơn – vì vậy cô đã dành được cảm tình của khán giả từ khi bước vào tranh biện. Thế nhưng Harish lại là người thuyết phục được phần đông chúng ta tái tư duy về lập trường của mình.” Và đến với phần tiếp theo của cuốn sách “khiêu vũ cùng đối thủ”, tác giả sẽ đưa ra cho ta “cách thuyết phục người khác tái tư duy về lập trường của chính họ”.
Một lần nữa, các lối tư duy “nhà truyền giáo”, “công tố viên”, “chính trị gia” và “nhà khoa học” lại quay trở lại trong tranh luận – một điều hết sức bình thường của mỗi người chúng ta trong cuộc sống. Ta không thể sống mà không bao giờ đứng lên bảo vệ quan điểm của mình, không bao giờ bất đồng ý kiến với người khác và không bao giờ cần phải nêu lên hay thuyết phục người khác tin tưởng vào quan điểm thể hiện cho thế giới quan, nhân sinh quan và giá trị quan của bản thân. Có lẽ đó chính là lí do mà bạn đọc rất hứng thú và mong muốn tìm được cách thức Harish đã sử dụng để bảo vệ được quan điểm của chính mình. Nhưng Adam Grant đã cho chúng ta thấy một cách làm khác biệt: “Khiêu vũ với đối thủ”. Tại sao lại là “khiêu vũ” mà không phải đối đầu, chiến đấu hay thương thuyết để đạt được mong muốn của bản thân? Tác giả đã so sánh việc tranh luận theo kiểu đối đầu như một võ sĩ karate đang hừng hực ý chí. Nhưng khi “tấn công đối thủ càng mạnh mẽ thì họ càng phản công quyết liệt. Tôi dồn hết “công lực” thuyết phục họ chấp nhận góc nhìn của mình và suy xét lại quan điểm của họ, nhưng như thế thì tôi đã chọn cách tiếp cận của một nhà truyền giáo và công tố viên. Dù những chế độ tư duy ấy đôi khi giúp tôi kiên định với lập trường của mình nhưng thường dẫn đến kết cục là tạo ra khoảng cách giữa tôi và người nghe. Tôi không hề chiến thắng.” Cách làm ấy chỉ khiến những người nghe – vốn là những người mà ta cần thuyết phục, gợi lên sự đồng thuận và làm họ tin tưởng vào quan điểm của ta trở nên kích động, khiến họ kháng cự và giữ nguyên ý kiến mặc kệ những lời khuyên và lí lẽ hùng hồn mà ta đưa ra. Đó chính là cách “tư duy theo kiểu đối đầu”, khi ta thay vì giúp đối phương suy nghĩ cởi mở hơn lại chặn đứng và khiêu khích họ. Đó là lúc kiểu tư duy “khiêu vũ” chứng minh tác dụng của nó, và tác giả sẽ giúp ta “thể hiện sự khiêm nhường và tò mò, rồi khích lệ người khác tư duy theo cách của nhà khoa học” hệt như hai người “bạn nhảy” thân mật vậy.
“Một cuộc tranh luận không phải một cuộc chiến. Nó thậm chí không phải một trận kéo co trong đó bạn dùng hết sức của mình hòng lôi kéo bằng được đối phương sang phần sân của mình. Thật ra, nó giống như một điệu nhảy không được biên đạo sẵn nhiều hơn, và bạn tìm cách bắt nhịp với một đối tác đã định sẵn trong đầu những bước nhảy khác của họ. Nếu bạn cố đóng vai trò dẫn dắt, người bạn nhảy của bạn sẽ kháng cự. Nếu bạn có thể uyển chuyển bước cùng nhịp với đối phương và khiến người ấy cũng làm theo tương tự, hai bạn sớm muộn cũng hòa điệu nhịp nhàng”. Ta sử dụng đến “tư duy của một nhà khoa học” khi biết uyển chuyển đặt câu hỏi, khơi gợi sự đồng thuận và thu được lợi ích tốt đẹp cho cả đôi bên chứ không chỉ đơn thuần là chính mình. Cuốn sách đã đem đến cho ta một góc nhìn khác hoàn toàn về tranh biện, khi “chúng ta sẽ khó có thể thay đổi suy nghĩ của người khác nếu luôn khăng khăng không thay đổi suy nghĩ của mình”. Giờ đây, sau khi gấp lại cuốn sách, hay chỉ đơn giản là gấp lại phần này, người đọc đã có thể có cho mình một lối tư duy khác biệt và mới mẻ về tranh luận, và biết đâu cũng có thể sử dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày của mình để bảo vệ những quan điểm theo chiều hướng tốt đẹp, ít xảy ra tranh cãi và lôi kéo được nhiều người ủng hộ nhất có thể.
Phần II sẽ đem đến cho những người đọc một cái nhìn tổng quan nhất về cách làm sao để tranh luận, “loại trừ định kiến nhờ tháo gỡ khuôn mẫu suy nghĩ” hay “lắng nghe đúng đắn khiến người khác thay đổi ra sao”. Qua đó, bạn đọc có thể thu lại cho mình những kiến thức, thông tin bổ ích và phát triển bản thân. Một điều đặc biệt sẽ được bật mí ngay tại bài viết này chính là nhân vật Debra trong câu chuyện tranh luận ở phần đầu tiên. “Cô ấy” thực ra là Project Debater – một người máy trí tuệ nhân tạo được IBM phát triển để tranh luận với con người. Debra có một kho kiến thức khổng lồ hơn bất kì loài người nào với một thuật toán gần như hoàn hảo, 400 triệu bài báo uy tín và hơn 10 tỉ mẫu câu – nhưng cô ấy vẫn không dành chiến thắng trước Harish. Đó quả là một bất ngờ, cũng như một bài học mà ta cần xem xét kỹ càng để phát triển nó hơn nữa cũng như phát triển và hoàn thiện kỹ năng của chính bản thân mình.
Lời kết
Ngoài việc nhận biết về cách tái tư duy của bản thân, người đọc còn có thể khám phá ngoài cá nhân ở phần III – “Tái tư duy tập thể (Tạo ra những cộng đồng học tập suốt đời)” hay học cách “thoát khỏi tầm nhìn đường hầm” trong phần IV của cuốn sách. Có lẽ “Think Again – Dám nghĩ lại” đích thực là một cuốn sách đầy đủ và thú vị cho những ai đang có ham muốn được làm mới mình, muốn thành công hơn trong con đường tương lai hay chỉ đơn giản là muốn khám phá thêm những tri thức mới và có một góc nhìn mới về những sự vật, sự việc xảy ra ở thế giới xung quanh.
Em bán Samsung Galaxy S23 FE 5G 8GB 128GB : 11.990.000 đ
Màu: Tím
Có giao hàng hỏa tốc
Có Ship code
Có Trả góp 0%
Chi nhánh Gò Vấp
859 Quang Trung, Phường 12, Q Gò Vấp
Hotline: 0947.711.881
Maps: https://g.page/r/CVSFBogl7CfWEAE
Thời gian làm việc: 08h00 - 22h00