Nguyễn May
Well-known member
Chọn kem chống nắng cần phù hợp với loại da, chỉ số SPF từ 30 trở lên, nên thoa lại sau mỗi hai giờ để tăng khả năng bảo vệ da.
Theo BS.CKI Võ Thị Tường Duy, Chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, thời điểm thoa kem tốt nhất là buổi sáng, sau các bước dưỡng da và trước khi trang điểm. Thoa trước khi ra ngoài 15-30 phút giúp các hoạt chất kịp thấm vào da và phát huy tác dụng. Trường hợp làm việc ngoài trời nắng nóng liên tục, đổ nhiều mồ hôi hoặc đi bơi nên thoa kem lặp lại mỗi 2-3 giờ.
Nếu làm việc trong văn phòng, khả năng hao hụt kem ít hơn, chỉ cần thoa một lần trước khi ra khỏi nhà hoặc thoa bổ sung trước khi đi ăn trưa. Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy kem chống nắng lưu lại trên da khoảng thời gian 8 giờ sau một lần thoa.
Liều lượng kem chống nắng vừa đủ là 2 mg trên 1cm2 da. Tương đương 2-3 g cho toàn bộ khuôn mặt và khoảng 20-30 g cho toàn bộ cơ thể mỗi lần thoa.
Nếu khó ước lượng, bạn có thể bóp kem ra ngón tay trỏ, một đốt ngón tay là một đơn vị (FTU), vùng mặt/vùng cánh tay/vùng cổ gáy cần 3 FTU, tương tự vùng lưng/ngực bụng cần 7 FTU, một mu bàn tay cần một FTU và vùng đùi đến bàn chân cần 8 FTU. Hoặc bạn chỉ cần thoa đều kem chống nắng trên da sao cho phủ kín toàn bộ cơ thể, lớp kem đều màu, mịn màng và không quá mỏng, hoặc quá bết dính là được.
Thoa kem chống nắng kỹ hơn ở các khu vực tiếp xúc nhiều với ánh nắng, như mặt, tay, gáy, cổ. Thoa kem cả ở các khu vực đã được quần áo che chắn giúp da được bảo vệ tốt hơn.
Bác sĩ Duy cho biết chọn loại kem chống nắng phù hợp cũng quan trọng. Trên bao bì các sản phẩm thường ghi chỉ số SPF và PA. Trong đó, SPF (Sun Protection Factor) có tác dụng bảo vệ làn da khỏi tia cực tím UVB trong ánh nắng, tác nhân gây ra cháy nắng, tăng sắc tố, nám, tàn nhang. Kem chống nắng có giá trị SPF càng lớn, hiệu quả chống UVB càng cao. Chỉ số SPF cao nhất hiện có là 100, ngăn chặn được 99% tia UVB, tuy nhiên SPF 50 cũng có hiệu quả lên tới 98%.
Kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và PA từ 3+ trở lên giúp bảo vệ da hiệu quả. Ảnh: Anh Ngọc
PA (Protection Grade of UVA) là chất bảo vệ da trước tia UVA. Tia UVA gây lão hóa sớm, hình thành nếp nhăn và nguy cơ ung thư da. PA cũng có tác dụng chống lại ánh sáng xanh. Có 4 mức độ chỉ số này, từ PA 1+ đến PA 4+ (hay PA+ đến PA++++). Trong đó, mức 4+ bảo vệ da mạnh nhất. Để chống nắng hiệu quả, nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và PA từ 3+ trở lên.
Ngoài ra, dạng kem cũng cần phù hợp với với loại da. Nếu da thuộc nhóm da dầu, mặt nhờn bóng, dễ nổi mụn trứng cá, nên chọn kem chống nắng không có gốc dầu (oil-free), không tạo mụn, không gây bít lỗ chân lông.
Da nhạy cảm nên ưu tiên chọn kem chống nắng không hương liệu. Da khô thích hợp với sản phẩm dạng kem, có kết hợp hoạt chất cấp ẩm. Người tiết nhiều mồ hôi, hoặc hay đi bơi mùa hè nên chọn loại chống nắng có thêm tính kháng nước để hiệu quả bảo vệ da cao hơn. Trước khi sử dụng kem chống nắng mới, cần đọc kỹ thành phần sản phẩm và thử phản ứng trên vùng da nhỏ trước khi dùng toàn thân.
Những ngày qua, tại TP HCM và các tỉnh Nam Bộ nắng gắt, nhiệt độ cao nhất 36-37 độ C. Chỉ số tia cực tím ở mức 8-10, ngưỡng nguy cơ gây hại cao. Kem chống nắng không thể chống lại hoàn toàn các tác nhân gây hại của ánh nắng mặt trời. Do đó, bác sĩ Duy khuyến cáo mọi người nên hạn chế ra ngoài trong khung giờ cao điểm nắng từ 10h đến 16h. Ngoài duy trì thoa kem chống nắng, nên mặc quần áo dài, đội mũ nón, kính râm, uống nhiều nước.
Theo BS.CKI Võ Thị Tường Duy, Chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, thời điểm thoa kem tốt nhất là buổi sáng, sau các bước dưỡng da và trước khi trang điểm. Thoa trước khi ra ngoài 15-30 phút giúp các hoạt chất kịp thấm vào da và phát huy tác dụng. Trường hợp làm việc ngoài trời nắng nóng liên tục, đổ nhiều mồ hôi hoặc đi bơi nên thoa kem lặp lại mỗi 2-3 giờ.
Nếu làm việc trong văn phòng, khả năng hao hụt kem ít hơn, chỉ cần thoa một lần trước khi ra khỏi nhà hoặc thoa bổ sung trước khi đi ăn trưa. Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy kem chống nắng lưu lại trên da khoảng thời gian 8 giờ sau một lần thoa.
Liều lượng kem chống nắng vừa đủ là 2 mg trên 1cm2 da. Tương đương 2-3 g cho toàn bộ khuôn mặt và khoảng 20-30 g cho toàn bộ cơ thể mỗi lần thoa.
Nếu khó ước lượng, bạn có thể bóp kem ra ngón tay trỏ, một đốt ngón tay là một đơn vị (FTU), vùng mặt/vùng cánh tay/vùng cổ gáy cần 3 FTU, tương tự vùng lưng/ngực bụng cần 7 FTU, một mu bàn tay cần một FTU và vùng đùi đến bàn chân cần 8 FTU. Hoặc bạn chỉ cần thoa đều kem chống nắng trên da sao cho phủ kín toàn bộ cơ thể, lớp kem đều màu, mịn màng và không quá mỏng, hoặc quá bết dính là được.
Thoa kem chống nắng kỹ hơn ở các khu vực tiếp xúc nhiều với ánh nắng, như mặt, tay, gáy, cổ. Thoa kem cả ở các khu vực đã được quần áo che chắn giúp da được bảo vệ tốt hơn.
Bác sĩ Duy cho biết chọn loại kem chống nắng phù hợp cũng quan trọng. Trên bao bì các sản phẩm thường ghi chỉ số SPF và PA. Trong đó, SPF (Sun Protection Factor) có tác dụng bảo vệ làn da khỏi tia cực tím UVB trong ánh nắng, tác nhân gây ra cháy nắng, tăng sắc tố, nám, tàn nhang. Kem chống nắng có giá trị SPF càng lớn, hiệu quả chống UVB càng cao. Chỉ số SPF cao nhất hiện có là 100, ngăn chặn được 99% tia UVB, tuy nhiên SPF 50 cũng có hiệu quả lên tới 98%.
Kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và PA từ 3+ trở lên giúp bảo vệ da hiệu quả. Ảnh: Anh Ngọc
PA (Protection Grade of UVA) là chất bảo vệ da trước tia UVA. Tia UVA gây lão hóa sớm, hình thành nếp nhăn và nguy cơ ung thư da. PA cũng có tác dụng chống lại ánh sáng xanh. Có 4 mức độ chỉ số này, từ PA 1+ đến PA 4+ (hay PA+ đến PA++++). Trong đó, mức 4+ bảo vệ da mạnh nhất. Để chống nắng hiệu quả, nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và PA từ 3+ trở lên.
Ngoài ra, dạng kem cũng cần phù hợp với với loại da. Nếu da thuộc nhóm da dầu, mặt nhờn bóng, dễ nổi mụn trứng cá, nên chọn kem chống nắng không có gốc dầu (oil-free), không tạo mụn, không gây bít lỗ chân lông.
Da nhạy cảm nên ưu tiên chọn kem chống nắng không hương liệu. Da khô thích hợp với sản phẩm dạng kem, có kết hợp hoạt chất cấp ẩm. Người tiết nhiều mồ hôi, hoặc hay đi bơi mùa hè nên chọn loại chống nắng có thêm tính kháng nước để hiệu quả bảo vệ da cao hơn. Trước khi sử dụng kem chống nắng mới, cần đọc kỹ thành phần sản phẩm và thử phản ứng trên vùng da nhỏ trước khi dùng toàn thân.
Những ngày qua, tại TP HCM và các tỉnh Nam Bộ nắng gắt, nhiệt độ cao nhất 36-37 độ C. Chỉ số tia cực tím ở mức 8-10, ngưỡng nguy cơ gây hại cao. Kem chống nắng không thể chống lại hoàn toàn các tác nhân gây hại của ánh nắng mặt trời. Do đó, bác sĩ Duy khuyến cáo mọi người nên hạn chế ra ngoài trong khung giờ cao điểm nắng từ 10h đến 16h. Ngoài duy trì thoa kem chống nắng, nên mặc quần áo dài, đội mũ nón, kính râm, uống nhiều nước.