quan03
Trần Anh Quân
Lĩnh vực công nghệ từng được coi là nơi giúp tạo dựng sự nghiệp ổn định và thu nhập cao, nhưng đang thay đổi trong làn sóng sa thải.
Paypal, Cisco, Amazon và nhiều doanh nghiệp đã thông báo sa thải hàng nghìn nhân viên chỉ trong hai tháng đầu năm, tiếp nối cơn bão giảm việc làm từ năm ngoái. Dữ liệu của Layoffs.fyi cho thấy khoảng 300.000 người hoạt động trong ngành công nghệ đã mất việc trong năm 2023. Fortune gọi đây là thời kỳ đen tối với nhân lực ngành công nghệ bởi nhiều trường hợp bị cho nghỉ việc không phải do năng lực mà do chiến lược cắt giảm của các công ty.
Google từng được coi là chuẩn mực về môi trường làm việc, với các bữa ăn miễn phí, dịch vụ massage, chỗ ngủ riêng cho nhân viên, nhưng những tiện ích này cũng đang dần biến mất.
Một số nhân viên nói Google đã giảm ngân sách cho thực phẩm và các sự kiện cộng đồng, cũng như chỉ bảo đảm chi phí cho "những chuyến đi thiết yếu với hoạt động kinh doanh" của nhân viên. Các công ty công nghệ khác cũng yêu cầu nhiều hơn từ nhân viên, như đòi hỏi họ tuân thủ quy định làm việc ở văn phòng và đánh giá hiệu quả công việc chặt chẽ hơn.
Tim Bray, lập trình viên từng làm ở Google, nói đây là "công ty thú vị nhất trên thế giới" khi anh gia nhập năm 2010. Điều đó dần thay đổi với sự xuất hiện của "những kẻ điên trong thế giới kinh doanh", khiến Big Tech mất dần sức hút và chỉ còn xoay quanh "những cuộc điều trần tại quốc hội Mỹ, sa thải hàng loạt và kiện cáo chống độc quyền".
Nhiều kỹ sư công nghệ khác đã chia sẻ về khó khăn sau khi bị sa thải. Adrian Jackson, 39 tuổi, cho biết anh không còn tiền thuê nhà và phải quay về sống cùng cha mẹ.
"Tôi nằm trên giường và hoảng hốt khi nghĩ về gia đình. Vợ tôi không kiếm được tiền, mọi thứ đang dồn lên vai tôi", tài khoản Catgut66 viết trên Reddit, kể mình bị cho nghỉ việc do công ty cũ chuyển sang sử dụng dịch vụ kiểm soát chất lượng do bên thứ ba cung cấp.
Để thực hiện "năm hiệu quả", CEO Meta Mark Zuckerberg trong năm 2023 cũng đã giảm 22% nhân lực và xóa bỏ một phần đội ngũ lãnh đạo cấp trung. Ông yêu cầu một số nhân viên thuyên chuyển vị trí hoặc đối mặt nguy cơ sa thải. Hồi đầu tháng, ông tuyên bố "năm hiệu quả" sẽ tiếp tục được áp dụng lâu dài, dù công ty vừa trải qua những đợt sa thải quy mô lớn.
Trên kênh podcast Morning Brew Daily ngày 16/2, Zuckerberg thừa nhận việc sa thải gây "đau đớn" và khó khăn trong giai đoạn đầu, nhưng đem lại lợi ích và hiệu quả lâu dài, nên các công ty công nghệ không từ bỏ chiến lược này.
"Meta gặp nhiều trở ngại khi phải chia tay các kỹ sư tài năng. Dù vậy, việc tinh gọn đã thực sự giúp chúng tôi hoạt động tốt hơn", Zuckerberg nói.
Brent Thill, nhà phân tích lĩnh vực công nghệ tại ngân hàng đầu tư Jefferies, cũng cảnh báo những đợt sa thải hàng loạt sẽ tiếp tục diễn ra, thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn. "Các công ty có thể sẽ giảm lượng lớn nhân lực nếu thấy doanh nghiệp khác làm được nhiều hơn với số nhân viên tinh gọn. Điều này sẽ lây lan khắp ngành công nghệ", ông nói trên Fortune.
Paypal, Cisco, Amazon và nhiều doanh nghiệp đã thông báo sa thải hàng nghìn nhân viên chỉ trong hai tháng đầu năm, tiếp nối cơn bão giảm việc làm từ năm ngoái. Dữ liệu của Layoffs.fyi cho thấy khoảng 300.000 người hoạt động trong ngành công nghệ đã mất việc trong năm 2023. Fortune gọi đây là thời kỳ đen tối với nhân lực ngành công nghệ bởi nhiều trường hợp bị cho nghỉ việc không phải do năng lực mà do chiến lược cắt giảm của các công ty.
Google từng được coi là chuẩn mực về môi trường làm việc, với các bữa ăn miễn phí, dịch vụ massage, chỗ ngủ riêng cho nhân viên, nhưng những tiện ích này cũng đang dần biến mất.
Một số nhân viên nói Google đã giảm ngân sách cho thực phẩm và các sự kiện cộng đồng, cũng như chỉ bảo đảm chi phí cho "những chuyến đi thiết yếu với hoạt động kinh doanh" của nhân viên. Các công ty công nghệ khác cũng yêu cầu nhiều hơn từ nhân viên, như đòi hỏi họ tuân thủ quy định làm việc ở văn phòng và đánh giá hiệu quả công việc chặt chẽ hơn.
Tim Bray, lập trình viên từng làm ở Google, nói đây là "công ty thú vị nhất trên thế giới" khi anh gia nhập năm 2010. Điều đó dần thay đổi với sự xuất hiện của "những kẻ điên trong thế giới kinh doanh", khiến Big Tech mất dần sức hút và chỉ còn xoay quanh "những cuộc điều trần tại quốc hội Mỹ, sa thải hàng loạt và kiện cáo chống độc quyền".
Nhiều kỹ sư công nghệ khác đã chia sẻ về khó khăn sau khi bị sa thải. Adrian Jackson, 39 tuổi, cho biết anh không còn tiền thuê nhà và phải quay về sống cùng cha mẹ.
"Tôi nằm trên giường và hoảng hốt khi nghĩ về gia đình. Vợ tôi không kiếm được tiền, mọi thứ đang dồn lên vai tôi", tài khoản Catgut66 viết trên Reddit, kể mình bị cho nghỉ việc do công ty cũ chuyển sang sử dụng dịch vụ kiểm soát chất lượng do bên thứ ba cung cấp.
Để thực hiện "năm hiệu quả", CEO Meta Mark Zuckerberg trong năm 2023 cũng đã giảm 22% nhân lực và xóa bỏ một phần đội ngũ lãnh đạo cấp trung. Ông yêu cầu một số nhân viên thuyên chuyển vị trí hoặc đối mặt nguy cơ sa thải. Hồi đầu tháng, ông tuyên bố "năm hiệu quả" sẽ tiếp tục được áp dụng lâu dài, dù công ty vừa trải qua những đợt sa thải quy mô lớn.
Trên kênh podcast Morning Brew Daily ngày 16/2, Zuckerberg thừa nhận việc sa thải gây "đau đớn" và khó khăn trong giai đoạn đầu, nhưng đem lại lợi ích và hiệu quả lâu dài, nên các công ty công nghệ không từ bỏ chiến lược này.
"Meta gặp nhiều trở ngại khi phải chia tay các kỹ sư tài năng. Dù vậy, việc tinh gọn đã thực sự giúp chúng tôi hoạt động tốt hơn", Zuckerberg nói.
Brent Thill, nhà phân tích lĩnh vực công nghệ tại ngân hàng đầu tư Jefferies, cũng cảnh báo những đợt sa thải hàng loạt sẽ tiếp tục diễn ra, thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn. "Các công ty có thể sẽ giảm lượng lớn nhân lực nếu thấy doanh nghiệp khác làm được nhiều hơn với số nhân viên tinh gọn. Điều này sẽ lây lan khắp ngành công nghệ", ông nói trên Fortune.