Thói quen giúp người phụ nữ giảm 35 kg trong một năm
THE SAM HOUSE
227 Ly Thuong Kiet, Di An, Binh Duong
0889 30 60 70
#thesamhouse #thesamhousecoffee
HƯNG YÊNĂn uống khoa học, chia nhiều bữa nhỏ, thâm hụt calo và đạp xe, đi bộ giúp Nguyễn Thị Hoa, 36 tuổi, giảm 35 kg và 38 cm vòng eo trong 12 tháng.
Hoa cao 1,57 m, hiện là giáo viên mầm non. Một năm trước, cô nặng gần 94 kg, vòng eo lên đến 115 cm, cơ thể có tỷ lệ mỡ nhiều, không săn chắc.
Ngoài ra, với cân nặng quá khổ, Hoa liên tục gặp hàng loạt các vấn đề sức khỏe như đau đầu, luôn mệt mỏi, uể oải, đau nhức khớp chân khiến cô quyết tâm tìm cách thay đổi.
Hoa thời điểm nặng gần 94 kg. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tháng 11/2022, nhờ được bạn bè chia sẻ kinh nghiệm giảm cân thành công, Hoa chọn học hỏi, hướng tới lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh nhằm giảm mỡ, tăng cơ và bảo vệ sức khỏe.
Cô không theo đuổi một chế độ ăn cụ thể mà chú trọng cắt giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Theo các chuyên gia, một trong những yếu tố quan trọng nhất của giảm cân là thâm hụt calo, tức lượng calo nạp vào cơ thể phải ít hơn hoặc bằng lượng calo tiêu thụ. Calo nạp vào cơ thể (calo in) một ngày gồm thức ăn, đồ uống. Calo tiêu thụ (calo out) là quá trình trao đổi chất, các hoạt động thông thường (kể cả hít thở hoặc ngủ) và việc tập thể dục.
Theo WebMD, có hai cách để tăng mức thâm hụt calo, gồm thay đổi những gì bạn ăn và vận động. Tuy nhiên, bạn có thể kết hợp cả hai để giảm cân lành mạnh, an toàn và hiệu quả cao hơn.
Trong chế độ ăn, Hoa ưu tiên lựa chọn thực phẩm tươi sống, đa dạng rau củ quả nhiều màu sắc và chế biến theo phương pháp hấp, luộc để giữ hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, không tăng sinh chất béo xấu cũng như độc tố. Cô cũng chọn khẩu phần ăn giàu đạm với các loại thịt trắng (gà, cá), bổ sung tinh bột bằng yến mạch, gạo lứt..., chọn ăn hoa quả ít đường như ổi, táo..., hạn chế thức ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ và đồ ăn vặt.
Hoa sau khi giảm cân thành công. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hoa bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, không cắt giảm bất kỳ nhóm chất nào và uống đủ nước mỗi ngày. Dinh dưỡng khoa học với thực phẩm lành mạnh, liều lượng hợp lý giúp xương và răng chắc khỏe, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa bệnh tật, cải thiện tâm trạng, giúp giảm cân và ngủ ngon hơn, theo Medical News Today.
Ngoài ra, Hoa không ăn thành 3 bữa lớn mà chia nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ở các bữa phụ, cô thường ăn thêm hoa quả để bổ sung vitamin cho cơ thể, đồng thời giúp cơ thể tránh bị đói, dẫn đến ăn nhiều vào bữa chính.
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết chia nhỏ khẩu phần ăn là "trợ thủ đắc lực" giúp bạn có cân nặng lý tưởng. Việc chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp kiểm soát cảm giác đói, tăng quá trình trao đổi chất, giảm khả năng tích trữ chất béo, kiểm soát lượng calo và duy trì mức đường trong máu ổn định.
PGS Tuấn cũng khuyến cáo nên chia bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày, với khoảng cách khoảng 2-3 giờ mỗi bữa. Đảm bảo các bữa nhỏ có chứa các thành phần cân đối như protein, chất béo lành mạnh, carbohydrate và rau xanh. Kiểm soát kích thước khẩu phần ăn, tránh ăn quá nhiều trong mỗi bữa nhỏ. Chọn thực phẩm chất lượng và giàu chất dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Hoa thấy khỏe khoắn, nhanh nhẹn hơn sau khi giảm cân. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ngoài thay đổi chế độ ăn uống, Hoa còn vận động nhẹ nhàng 15-20 phút mỗi ngày. Cô chọn đạp xe và đi bộ vào những khoảng thời gian rảnh.
Kỹ thuật viên Tiết Ngọc Linh Chi, Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3, chỉ ra rằng đạp xe giúp giảm nguy cơ ung thư, giảm đau, tăng cường sức khỏe tim mạch, cơ bắp săn chắc, tăng chức năng hệ xương, điều trị viêm khớp và giảm cân.
Ngoài ra, nghiên cứu công bố trên tạp chí JAMA Internal Medicine thực hiện trên 78.500 người tại Anh, năm 2013-2015, cho thấy đi bộ 10.000 bước mỗi ngày có thể giảm 50% nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và 30-40% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư.
Với người mắc bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đi bộ góp phần cải thiện chức năng phổi, triệu chứng, khả năng gắng sức, tăng sức bền. Đi bộ giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh và các hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn. Bài tập này còn góp phần kiểm soát huyết áp cao - tình trạng thường đi kèm với COPD. Người bệnh nên đi bộ trung bình 40 phút trong 3 hoặc 4 ngày một tuần. Bài tập cũng giúp người bệnh hô hấp mạn tính từ bỏ thói quen xấu, nhất là hút thuốc lá.
Hiện, sau một năm, Hoa giảm 35 kg, còn 59 kg. Vòng eo từ 115 cm xuống còn 77 cm, thon gọn, săn chắc rõ.
"Tôi thấy bản thân khỏe khoắn, nhanh nhẹn hơn khi theo đuổi lối sống lành mạnh", Hoa nói, thêm rằng đây là một hành trình dài nên cô sẽ tiếp tục duy trì cách ăn uống, tập luyện này để ngày càng khỏe, đẹp hơn.
THE SAM HOUSE
#thesamhouse #thesamhousecoffee
HƯNG YÊNĂn uống khoa học, chia nhiều bữa nhỏ, thâm hụt calo và đạp xe, đi bộ giúp Nguyễn Thị Hoa, 36 tuổi, giảm 35 kg và 38 cm vòng eo trong 12 tháng.
Hoa cao 1,57 m, hiện là giáo viên mầm non. Một năm trước, cô nặng gần 94 kg, vòng eo lên đến 115 cm, cơ thể có tỷ lệ mỡ nhiều, không săn chắc.
Ngoài ra, với cân nặng quá khổ, Hoa liên tục gặp hàng loạt các vấn đề sức khỏe như đau đầu, luôn mệt mỏi, uể oải, đau nhức khớp chân khiến cô quyết tâm tìm cách thay đổi.
Hoa thời điểm nặng gần 94 kg. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tháng 11/2022, nhờ được bạn bè chia sẻ kinh nghiệm giảm cân thành công, Hoa chọn học hỏi, hướng tới lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh nhằm giảm mỡ, tăng cơ và bảo vệ sức khỏe.
Cô không theo đuổi một chế độ ăn cụ thể mà chú trọng cắt giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Theo các chuyên gia, một trong những yếu tố quan trọng nhất của giảm cân là thâm hụt calo, tức lượng calo nạp vào cơ thể phải ít hơn hoặc bằng lượng calo tiêu thụ. Calo nạp vào cơ thể (calo in) một ngày gồm thức ăn, đồ uống. Calo tiêu thụ (calo out) là quá trình trao đổi chất, các hoạt động thông thường (kể cả hít thở hoặc ngủ) và việc tập thể dục.
Theo WebMD, có hai cách để tăng mức thâm hụt calo, gồm thay đổi những gì bạn ăn và vận động. Tuy nhiên, bạn có thể kết hợp cả hai để giảm cân lành mạnh, an toàn và hiệu quả cao hơn.
Trong chế độ ăn, Hoa ưu tiên lựa chọn thực phẩm tươi sống, đa dạng rau củ quả nhiều màu sắc và chế biến theo phương pháp hấp, luộc để giữ hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, không tăng sinh chất béo xấu cũng như độc tố. Cô cũng chọn khẩu phần ăn giàu đạm với các loại thịt trắng (gà, cá), bổ sung tinh bột bằng yến mạch, gạo lứt..., chọn ăn hoa quả ít đường như ổi, táo..., hạn chế thức ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ và đồ ăn vặt.
Hoa sau khi giảm cân thành công. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hoa bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, không cắt giảm bất kỳ nhóm chất nào và uống đủ nước mỗi ngày. Dinh dưỡng khoa học với thực phẩm lành mạnh, liều lượng hợp lý giúp xương và răng chắc khỏe, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa bệnh tật, cải thiện tâm trạng, giúp giảm cân và ngủ ngon hơn, theo Medical News Today.
Ngoài ra, Hoa không ăn thành 3 bữa lớn mà chia nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ở các bữa phụ, cô thường ăn thêm hoa quả để bổ sung vitamin cho cơ thể, đồng thời giúp cơ thể tránh bị đói, dẫn đến ăn nhiều vào bữa chính.
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết chia nhỏ khẩu phần ăn là "trợ thủ đắc lực" giúp bạn có cân nặng lý tưởng. Việc chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp kiểm soát cảm giác đói, tăng quá trình trao đổi chất, giảm khả năng tích trữ chất béo, kiểm soát lượng calo và duy trì mức đường trong máu ổn định.
PGS Tuấn cũng khuyến cáo nên chia bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày, với khoảng cách khoảng 2-3 giờ mỗi bữa. Đảm bảo các bữa nhỏ có chứa các thành phần cân đối như protein, chất béo lành mạnh, carbohydrate và rau xanh. Kiểm soát kích thước khẩu phần ăn, tránh ăn quá nhiều trong mỗi bữa nhỏ. Chọn thực phẩm chất lượng và giàu chất dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Hoa thấy khỏe khoắn, nhanh nhẹn hơn sau khi giảm cân. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ngoài thay đổi chế độ ăn uống, Hoa còn vận động nhẹ nhàng 15-20 phút mỗi ngày. Cô chọn đạp xe và đi bộ vào những khoảng thời gian rảnh.
Kỹ thuật viên Tiết Ngọc Linh Chi, Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3, chỉ ra rằng đạp xe giúp giảm nguy cơ ung thư, giảm đau, tăng cường sức khỏe tim mạch, cơ bắp săn chắc, tăng chức năng hệ xương, điều trị viêm khớp và giảm cân.
Ngoài ra, nghiên cứu công bố trên tạp chí JAMA Internal Medicine thực hiện trên 78.500 người tại Anh, năm 2013-2015, cho thấy đi bộ 10.000 bước mỗi ngày có thể giảm 50% nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và 30-40% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư.
Với người mắc bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đi bộ góp phần cải thiện chức năng phổi, triệu chứng, khả năng gắng sức, tăng sức bền. Đi bộ giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh và các hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn. Bài tập này còn góp phần kiểm soát huyết áp cao - tình trạng thường đi kèm với COPD. Người bệnh nên đi bộ trung bình 40 phút trong 3 hoặc 4 ngày một tuần. Bài tập cũng giúp người bệnh hô hấp mạn tính từ bỏ thói quen xấu, nhất là hút thuốc lá.
Hiện, sau một năm, Hoa giảm 35 kg, còn 59 kg. Vòng eo từ 115 cm xuống còn 77 cm, thon gọn, săn chắc rõ.
"Tôi thấy bản thân khỏe khoắn, nhanh nhẹn hơn khi theo đuổi lối sống lành mạnh", Hoa nói, thêm rằng đây là một hành trình dài nên cô sẽ tiếp tục duy trì cách ăn uống, tập luyện này để ngày càng khỏe, đẹp hơn.