Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát hoạt động thêm vào ban đêm góp phần đem đến nhiều trải nghiệm thu vị cho du khách khi đến với Lâm Đồng.
Tối 14-4, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khai trương chạy tàu du lịch đêm tuyến Đà Lạt - Trại Mát, lộ trình gần 7 km với tên gọi “Hành trình đêm Đà Lạt”
Tuyến Đà Lạt - Trại Mát là một phần trong tuyến đường sắt răng cưa dài 84 km Tháp Chàm - Đà Lạt dài 84 km nối tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Ninh Thuận. Trong đó, Ga Đà Lạt (phường 10, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) là nhà ga chính của tuyến đường sắt răng cưa, được xem là nhà ga đẹp nhất Việt Nam và được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 2001.
Truyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt được khởi công năm 1908 và hoàn thành năm 1932, là tuyến đường sắt răng cưa đầu tiên và độc đáo nhất được xây dựng trên thế giới (tuyến thứ 2 ở Thụy Sỹ) khi chạy từ vùng duyên hải Nam Trung Bộ lên cao nguyên với độ cao 1.500 m.
Sau khi khai trương tuyến tàu đêm, hai đôi tàu ĐL11/ĐL12 và ĐL3/ĐL14 sẽ xuất phát từ ga Đà Lạt vào các khung giờ 18 giờ 15 phút và 20 giờ 20 phút để phục vụ hành khách; chiều ngược lại xuất phát tại ga Trại Mát lúc 19 giờ 15 phút và 21 giờ 20 phút.
Các toa tàu cổ được trang trí rất đẹp để đón du khách trên hành trình ngắm Đà Lạt về đêm.
Du khách đến với ga Đà Lạt, trước khi trải nghiệm hành trình trên tàu có thể ngắm cảnh nhà ga đẹp nhất Việt Nam trong ánh hoàng hôn.
Ông Trần Đình Văn - Phó Bí thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng, ông Đặng Quang Tú - Chủ tịch TP Đà Lạt và ông Đặng Sỹ Mạnh- Chủ tịch Tổng Công ty ĐSVN trải nghiệm chuyến tàu đêm trong ngày khai trương.
Trên hành trình dài gần 7 km, đoàn tàu chạy với tốc độ khoảng 15 km/giờ để du khách ngắm cảnh Đà Lạt và tận hưởng không khí mát lạnh về đêm. Ông Đào Anh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vận tải Đường sắt Sài Gòn, đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, kỳ vọng đây là sản phẩm khởi đầu cho việc hình thành cung ứng chuỗi dịch vụ hoàn chỉnh, để tuyến Đà Lạt – Trại Mát trở thành một điểm đến văn hoá, du lịch, ẩm thực không thể thiếu của du khách khi đến với Đà Lạt.
Khung cảnh Đà Lạt nhìn từ toa tàu lửa gần 100 năm tuổi. Giá vé tàu đêm giao động từ 72 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng cho một lượt đi hoặc về. Hành khách mua vé khứ hồi được giảm 25%, hành khách mua vé tập thể từ 10 người trở lên được giảm giá 15-40%. Trên tàu có phục vụ trà atiso và trang bị wifi miễn phí.
Điểm đặc biệt là trên tàu Đà Lạt - Trại Mát hiện nay có phục vụ âm nhạc cổ điển. Những sáng tác của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được biểu diễn qua đàn ghi-ta, violon hay kèn saxophone cũng góp phần giúp du khách thả hồn trong không gian mộng mơ của đêm Đà Lạt.
Trên “Hành trình đêm Đà Lạt”, ngoài việc được thưởng thức âm nhạc, trà atiso và sử dụng wifi miễn phí l, du khách còn có thể thưởng thức tiệc tối theo yêu cầu với phong cách riêng của nhà hàng.
Vừa ăn tối, trò truyện và cùng ngắm cảnh đêm của thành phố ngàn hoa Đà Lạt qua khung cửa sổ đoàn tàu cổ cũng là một trải nghiệm thú vị và mới lạ dành cho du khách đến với Lâm Đồng.
Lãnh đạo thành phố Đà Lạt mong rằng tàu đêm Đà Lạt - Trại Mát sẽ trở thành một trải nghiệm du lịch độc đáo cho du khách cũng như góp phần phát triển kinh tế ban đêm mà Đà Lạt đang xây dựng.
Tối 14-4, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khai trương chạy tàu du lịch đêm tuyến Đà Lạt - Trại Mát, lộ trình gần 7 km với tên gọi “Hành trình đêm Đà Lạt”
Tuyến Đà Lạt - Trại Mát là một phần trong tuyến đường sắt răng cưa dài 84 km Tháp Chàm - Đà Lạt dài 84 km nối tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Ninh Thuận. Trong đó, Ga Đà Lạt (phường 10, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) là nhà ga chính của tuyến đường sắt răng cưa, được xem là nhà ga đẹp nhất Việt Nam và được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 2001.
Truyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt được khởi công năm 1908 và hoàn thành năm 1932, là tuyến đường sắt răng cưa đầu tiên và độc đáo nhất được xây dựng trên thế giới (tuyến thứ 2 ở Thụy Sỹ) khi chạy từ vùng duyên hải Nam Trung Bộ lên cao nguyên với độ cao 1.500 m.
Sau khi khai trương tuyến tàu đêm, hai đôi tàu ĐL11/ĐL12 và ĐL3/ĐL14 sẽ xuất phát từ ga Đà Lạt vào các khung giờ 18 giờ 15 phút và 20 giờ 20 phút để phục vụ hành khách; chiều ngược lại xuất phát tại ga Trại Mát lúc 19 giờ 15 phút và 21 giờ 20 phút.
Các toa tàu cổ được trang trí rất đẹp để đón du khách trên hành trình ngắm Đà Lạt về đêm.
Du khách đến với ga Đà Lạt, trước khi trải nghiệm hành trình trên tàu có thể ngắm cảnh nhà ga đẹp nhất Việt Nam trong ánh hoàng hôn.
Ông Trần Đình Văn - Phó Bí thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng, ông Đặng Quang Tú - Chủ tịch TP Đà Lạt và ông Đặng Sỹ Mạnh- Chủ tịch Tổng Công ty ĐSVN trải nghiệm chuyến tàu đêm trong ngày khai trương.
Trên hành trình dài gần 7 km, đoàn tàu chạy với tốc độ khoảng 15 km/giờ để du khách ngắm cảnh Đà Lạt và tận hưởng không khí mát lạnh về đêm. Ông Đào Anh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vận tải Đường sắt Sài Gòn, đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, kỳ vọng đây là sản phẩm khởi đầu cho việc hình thành cung ứng chuỗi dịch vụ hoàn chỉnh, để tuyến Đà Lạt – Trại Mát trở thành một điểm đến văn hoá, du lịch, ẩm thực không thể thiếu của du khách khi đến với Đà Lạt.
Khung cảnh Đà Lạt nhìn từ toa tàu lửa gần 100 năm tuổi. Giá vé tàu đêm giao động từ 72 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng cho một lượt đi hoặc về. Hành khách mua vé khứ hồi được giảm 25%, hành khách mua vé tập thể từ 10 người trở lên được giảm giá 15-40%. Trên tàu có phục vụ trà atiso và trang bị wifi miễn phí.
Điểm đặc biệt là trên tàu Đà Lạt - Trại Mát hiện nay có phục vụ âm nhạc cổ điển. Những sáng tác của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được biểu diễn qua đàn ghi-ta, violon hay kèn saxophone cũng góp phần giúp du khách thả hồn trong không gian mộng mơ của đêm Đà Lạt.
Trên “Hành trình đêm Đà Lạt”, ngoài việc được thưởng thức âm nhạc, trà atiso và sử dụng wifi miễn phí l, du khách còn có thể thưởng thức tiệc tối theo yêu cầu với phong cách riêng của nhà hàng.
Vừa ăn tối, trò truyện và cùng ngắm cảnh đêm của thành phố ngàn hoa Đà Lạt qua khung cửa sổ đoàn tàu cổ cũng là một trải nghiệm thú vị và mới lạ dành cho du khách đến với Lâm Đồng.
Lãnh đạo thành phố Đà Lạt mong rằng tàu đêm Đà Lạt - Trại Mát sẽ trở thành một trải nghiệm du lịch độc đáo cho du khách cũng như góp phần phát triển kinh tế ban đêm mà Đà Lạt đang xây dựng.