linh_449
Linh Linhh
GeForce RTX 4070 là card đồ họa thứ 4 trong dải sản phẩm kiến trúc Ada Lovelace dành cho desktop, đồng thời là mẫu Founders Edition thứ 3 cũng thuộc thế hệ này. Với mức giá đề xuất 599 USD, RTX 4070 thay thế trực tiếp cho RTX 3070 Ti, thuộc phân khúc trung cấp, tuy nhiên đây sẽ là giá cho bản tham chiếu - Founders Edition - hoặc là những lựa chọn thấp nhất từ đối tác AIB. Đối với các phiên bản tùy biến tản nhiệt hiệu năng cao, ép xung sẵn, chi phí sở hữu RTX 4070 sẽ còn cao hơn.
Tinh tế nhận được NVIDIA GeForce RTX 4070 với kiểu đóng gói không hề khác biệt giữa 3 mẫu Ada Lovelace Founders Edition tính đến hiện tại, trừ mã sản phẩm. Vẫn là hộp đen, mở theo đường chéo và các họa tiết bên trong theo đúng 1 kiểu, anh em có thể xem lại bài “Bóc tem” NVIDIA GeForce RTX 4090 Founders Edition đầu tiên tại Việt Nam. Nhìn chung trừ phần khung giữ cố định card được thiết kế lại cho vừa vặn kích thước của RTX 4070, những thứ khác là tương đồng.
RTX 4070 Founders Edition nhỏ gọn hơn so với đàn anh RTX 4080 và RTX 4090.
Đi kèm với card là dây cáp nguồn chuyển đổi từ 2 đầu PCIe 6+2 pin sang đầu PCIe 5.0 hay 12VHPWR. Được biết RTX 4070 sẽ có lựa chọn sử dụng đầu nguồn 12VHPWR hoặc PCIe 6+2 pin, tùy theo định vị sản phẩm, nếu như là dòng cao sẽ dùng 12VHPWR, còn dòng phổ thông sẽ dùng PCIe truyền thống. Bản tham chiếu yêu cầu bộ nguồn tối thiểu 650 W, nguồn phụ cấp tối đa 300 W.
Thiết kế tổng thể RTX 4070 Founders Edition chính là phiên bản thu nhỏ của RTX 4080 | RTX 4090 Founders Edition. Anh em có thể thấy các chi tiết trên card là như nhau, nhưng vì thu nhỏ lại nên sẽ thô hơn so với đàn anh. Kích thước cụ thể của RTX 4070 Founders Edition là 244 x 112 x 41 mm, trong khi RTX 4080 | RTX 4090 Founders Edition là 304 x 137 x 61 mm.
Card nhẹ và gọn gàng khi cầm trên tay, khác biệt rất nhiều so với 2 mẫu Founders Edition Ada Lovelace đầu bảng. Cảm giác cá nhân của mình có phần hụt hẫng, dù đã thấy trên hình ảnh rò rỉ trước đó nhưng mình không nghĩ rằng nó gọn như vậy. RTX 4070 Founders Edition nhẹ hơn, nhưng đó là so với đàn anh, còn xét riêng thì sản phẩm vẫn tương đối nặng và chắc tay, cứng cáp. Bộ đôi quạt làm mát và khối tản nhiệt vẫn là kiểu thiết kế, sắp xếp tương tự, kích thước nhỏ hơn, 7 cánh với vòng tròn cố định cánh.
Các cổng xuất tín hiệu hình ảnh trên RTX 4070 gồm 1 cổng HDMI và 3 cổng DisplayPort, tương tự như các mẫu Ada Lovelace khác. I/O shield chiếm 2 slot PCI trong khi phần thân card dày hơn 1 chút.
Mình có chụp ảnh so sánh với RTX 4080 | RTX 4090 Founders Edition để anh em dễ hình dung về kích thước và thiết kế. Khác biệt dễ nhận thấy nhất (ngoài nhỏ gọn hơn) là màu xám bạc của bộ khung kim loại, thay vì ngả nâu vàng, ngoài ra hoàn thiện thân card thẳng thay vì cong ngược.
Ngay cần đầu cấp nguồn phụ 12VHPWR là logo GeForce RTX, nhưng anh em sẽ không có bất kỳ ánh sáng nào phát ra từ card khi nó hoạt động, NVIDIA đã lược bỏ phần LED trắng này.
Khi gắn lên hệ thống thử nghiệm, chiều dài card RTX 4070 Founders Edition đúng bằng chiều ngang của cỡ mainboard ATX tiêu chuẩn (244 mm).
Những cải tiến, đổi mới về công nghệ mà RTX 4070 sở hữu gồm:
NVIDIA GeForce RTX 4070 dựa trên GPU AD104 trang bị 5888 nhân CUDA, cung cấp sức mạnh đổ bóng FP32 đạt 29 TFLOPS đối với đồ họa dựng hình truyền thống. Con chip cũng có 184 nhân Tensor thế hệ 4 (hiệu năng xử lý AI và DLSS đạt 466 TFLOPS), 46 nhân RT thế hệ 3 (sức mạnh 67 TFLOPS) cùng bộ nhớ đồ họa GDDR6X dung lượng 12 GB, độ rộng 192 bit, băng thông 504.2 GBps. Các tính năng và công nghệ khác của RTX 4070 cũng tương tự như dải sản phẩm Ada Lovelace, như SER hay DLSS3 và Frame Generation, cải thiện hiệu năng đồ họa ấn tượng khi chơi game.
Cấu hình thử nghiệm
Phiên bản tham chiếu RTX 4070 có xung hoạt động mặc định 1920 MHz, boost ở mức 2475 MHz. Tại thời điểm mình thử nghiệm thì phần mềm GPU-Z chưa có bản cập nhật mới nên không nhận diện được công nghệ, diện tích đế và số lượng bán dẫn của con chip. Bản driver 531.42 cũng là do NVIDIA cung cấp, mình hoàn thành cài đặt và thử nhiệt độ card bằng FurMark. Môi trường thử nghiệm là đặt trên bàn, phòng có máy lạnh, nhiệt độ khoảng 28 độ C. RTX 4070 Founders Edition chạy stress test trong khoảng 10 phút, nhiệt độ cao nhất là 67 độ, hot spot 80 độ, quạt quay ở tốc độ hơn 1700 RPM (39%) khá êm ái và gần như không nghe tiếng quạt nếu anh em ngồi ở khoảng cách cỡ 1 m. Công suất tiêu thụ cao nhất 203 W (TBP Total Board Power), riêng GPU tốn khoảng 188 W.
Mình có thử nghiệm phần mềm Omniverse Create của NVIDIA với RTX 4070, kết quả cho thấy DLSS 3 và Frame Generation tỏ rõ tầm quan trọng khi dựng hình. Với 4 phân cảnh NVIDIA tạo sẵn để đánh giá sức mạnh card đồ họa, RTX 4070 Ti thậm chí vượt trội hơn RTX 3090 Ti, chỉ có duy nhất cảnh Warehouse thì thiếu VRAM. Khi thử nghiệm bằng Omniverse Create, đề xuất của hãng là card đồ họa với ít hơn 16 GB VRAM có thể gặp vấn đề, và rõ ràng RTX 4070 12 GB VRAM rơi vào trường hợp đó. Warehouse có xử lý các tương tác vật lý rất nặng nên tốc độ khung hình rất thấp, và cũng chỉ riêng phân cảnh này, RTX 3090 Ti ở thiết lập 4K là vượt trội hơn RTX 4070, do dung lượng bộ nhớ đồ họa cao hơn, chính xác là gấp đôi.
3DMark là phép thử tổng hợp không xa lạ gì với người dùng máy tính, nhất là những anh em có biết về game hoặc phần cứng. Phần mềm 3DMark do UL cung cấp, gồm nhiều phép thử trải dài qua các tính năng cũng như tập lệnh đồ họa khác nhau, từ đó cho khả năng linh hoạt khi cần đánh giá sức mạnh đồ họa hay tính toán trong nhiều tình huống. Thông thường khi đánh giá card đồ họa, mình sẽ sử dụng phép thử Time Spy (Extreme, Ultra) để kiểm tra khả năng xử lý thuần API DirectX 12; Port Royal để thử khả năng đáp ứng các tựa game ray tracing hiện tại kết hợp với đồ họa DirectX.
Cyberpunk 2077 không chỉ là 1 tựa game đơn thuần mà còn có thể coi là tác phẩm nghệ thuật, được game thủ mong chờ nhất năm 2020. Cyberpunk lấy bối cảnh vào năm 2077 tại Night City - 1 thành phố phồn vinh nhưng không kém phần hỗn loạn. Người chơi nhập vai nhân vật V, nghề nghiệp là lính đánh thuê, sở hữu khả năng chiến đấu cận chiến và tầm xa, cũng như học được các kỹ năng hack và vận hành máy móc. Mục đích có cơ thể bất tử, V dấn thân vào những cuộc chiến, thực hiện phi vụ trên khắp thành phố để hiện thực ước mơ.
God of War là tựa game hành động phiêu lưu có bối ảnh thần thoại Bắc Âu. Kratos - nhân vật chính trong game là 1 chiến binh và tướng lĩnh người Sparta - biệt danh 'Ghost of Sparta'. Liên tục bị các vị thần lợi dụng và gieo rắc đau khổ, Kratos trở nên căm ghét thần linh mặc dù bản thân anh cũng là một bán thần. Nhiều năm sau các sự kiện diễn ra trong God of War III, Kratos lúc này đã rời bỏ Hy Lạp để đến cõi Midgard ở Bắc Âu. Tại đây, anh đã kết hôn với một người phụ nữ tên là Faye và họ có với nhau một người con trai Atreus. Kratos và Atreus đã dấn thân vào một cuộc hành trình gian nan để thực hiện ước nguyện cuối cùng của Faye trước khi cô qua đời.
Red Dead Redemption 2 là tựa game hành động phiêu lưu - phần thứ 3 trong loạt Red Dead, đồng thời cũng là tiền truyện của Red Dead Redemption. Game lấy bối cảnh năm 1899, theo sau các chiến công của một kẻ ngoài vòng pháp luật - Arthur Morgan, thành viên của băng đảng Van der Linde, ở một phiên bản hư cấu của vùng Western, Trung Tây và Nam Hoa Kỳ. Arthur vừa phải đối phó với sự suy tàn của Miền Tây hoang dã vừa phải cố gắng chống lại lực lượng chính phủ, các băng đảng đối thủ và những kẻ địch khác. Phần kết của trò chơi nói về một thành viên trong băng đảng là John Marston, nhân vật chính của Red Dead Redemption.
Phần thứ 6 của Far Cry Series lấy bối cảnh tại Yara, một hòn đảo hư cấu vùng Caribe (lấy cảm hứng từ Cuba và có thể coi là sân chơi Far Cry lớn nhất) nằm dưới sự cai trị của chế độ độc tài "El Presidente" Antón Castillo, kẻ đang nuôi dạy đứa con trai tên Diego tuân theo sự cai trị của hắn. Game thủ sẽ vào vai 1 chiến binh du kích mang tên Dani Rojas, cố gắng lật đổ Castillo và chế độ này.
Với Deathloop, game thủ sẽ nhập vai Colt Vahn, một người mắc kẹt trên hòn đảo Blackreef trong vòng lặp thời gian. Vài chục năm trước, Blackreef được Egor Serling, một nhà khoa học phát hiện ra có thể tạo ra những đứt gãy không gian - thời gian, dẫn đến việc có những người trải nghiệm một ngày lặp đi lặp lại. Vậy là nhà khoa học ấy thành lập chương trình Aeon để nghiên cứu cách lợi dụng đứt gãy trải nghiệm được trên hòn đảo này để… biến con người trở thành bất tử. Serling kết hợp với những người khác để triển khai chương trình Aeon, ví dụ như Wenjie Evans, khoa học gia tạo ra vòng lặp, Aleksis Dorsey, người cấp vốn cho chương trình, hay Harriet Morse, kẻ đứng đầu giáo phái Eternalist, quy tụ những thành viên muốn trở nên bất tử hoặc chỉ thích tiệc tùng chè chén không có ngày mai (vì ngày mai giống hệt hôm trước thì sợ gì). Tổng cộng, có 8 thành viên mà Colt cho rằng, để vòng lặp đứt gãy, đưa anh trở lại cuộc sống bình thường thì chỉ cần giết đủ 8 con người này là xong.
Lựa chọn thứ 4 của đồ họa kiến trúc Ada Lovelace - RTX 4070 - nhắm đến các hệ thống chơi game ở độ phân giải 2K, hay chính xác hơn là 1440p với tốc độ khung hình cỡ 100 fps. Mình chia thành 2 trường hợp người dùng, đáng để nâng cấp và chưa thực sự hấp dẫn đối với RTX 4070. Nếu anh em là game thủ đang sở hữu hệ thống máy tính với card GTX 1080 hay RTX 2070, RTX 4070 giá 599 USD là 1 nâng cấp đáng giá, từ nhân Tensor, RT thế hệ mới cho đến DLSS 3 và Frame Generation. RTX 4070 còn sở hữu AV1, hỗ trợ rất tốt cho streamer khi bộ mã hóa này chứng minh được hiệu quả của nó trong mảng nội dung và truyền thông đa phương tiện hiện đại.
Còn trường hợp 2, khi đang sở hữu RTX 30 Series rồi, và cũng ngang tầm RTX 4070 thì việc nâng cấp có vẻ nên xem xét lại. Hiệu năng của RTX 4070 về cơ bản chỉ ngang ngửa RTX 3080, thấp hơn RTX 3080 Ti từ 6% đến 18% tùy theo độ phân giả, và ở chỗ này thì nó có gì đó không đúng lắm. Xét về mức giá, 599 USD cho RTX 4070 bằng với RTX 3070 Ti trước đây, đó là chưa tính tỉ lệ lạm phát khoảng 10.73%, vì vậy hiểu đúng thì RTX 4070 đang có giá rẻ hơn so với RTX 3070 Ti lúc mới ra mắt. Còn về hiệu năng, thông thường hay “luật bất thành văn” thì card xx70 đời mới sẽ mạnh ngang card xx80 Ti đời trước, trong khi xx80 đời mới mạnh hơn xx90 Ti/Titan đời trước, nhưng RTX 4070 chỉ sở hữu sức mạnh ngang với RTX 3080, điều này khá lạ. Có thể 1 thời gian nữa, driver mới sẽ cải thiện hơn, hãy chờ xem. Điện năng tiêu thụ cũng là 1 điểm nhấn trên Ada Lovelace nói chung, và riêng RTX 4070 thì chỉ tiêu tốn ngang ngửa RTX 3060 Ti nhưng mạnh ngang RTX 3080. Nhưng, lại nhưng, cá nhân mình nghĩ sẽ không nhiều game thủ quan tâm nhiều đến lượng điện tiêu thụ, ít nhất ở phân khúc tầm trung trở lên, và đó cũng không phải là 1 tiêu chí quan trọng khi chọn mua card đồ họa.
Tinh tế nhận được NVIDIA GeForce RTX 4070 với kiểu đóng gói không hề khác biệt giữa 3 mẫu Ada Lovelace Founders Edition tính đến hiện tại, trừ mã sản phẩm. Vẫn là hộp đen, mở theo đường chéo và các họa tiết bên trong theo đúng 1 kiểu, anh em có thể xem lại bài “Bóc tem” NVIDIA GeForce RTX 4090 Founders Edition đầu tiên tại Việt Nam. Nhìn chung trừ phần khung giữ cố định card được thiết kế lại cho vừa vặn kích thước của RTX 4070, những thứ khác là tương đồng.
RTX 4070 Founders Edition nhỏ gọn hơn so với đàn anh RTX 4080 và RTX 4090.
Đi kèm với card là dây cáp nguồn chuyển đổi từ 2 đầu PCIe 6+2 pin sang đầu PCIe 5.0 hay 12VHPWR. Được biết RTX 4070 sẽ có lựa chọn sử dụng đầu nguồn 12VHPWR hoặc PCIe 6+2 pin, tùy theo định vị sản phẩm, nếu như là dòng cao sẽ dùng 12VHPWR, còn dòng phổ thông sẽ dùng PCIe truyền thống. Bản tham chiếu yêu cầu bộ nguồn tối thiểu 650 W, nguồn phụ cấp tối đa 300 W.
Thiết kế tổng thể RTX 4070 Founders Edition chính là phiên bản thu nhỏ của RTX 4080 | RTX 4090 Founders Edition. Anh em có thể thấy các chi tiết trên card là như nhau, nhưng vì thu nhỏ lại nên sẽ thô hơn so với đàn anh. Kích thước cụ thể của RTX 4070 Founders Edition là 244 x 112 x 41 mm, trong khi RTX 4080 | RTX 4090 Founders Edition là 304 x 137 x 61 mm.
Card nhẹ và gọn gàng khi cầm trên tay, khác biệt rất nhiều so với 2 mẫu Founders Edition Ada Lovelace đầu bảng. Cảm giác cá nhân của mình có phần hụt hẫng, dù đã thấy trên hình ảnh rò rỉ trước đó nhưng mình không nghĩ rằng nó gọn như vậy. RTX 4070 Founders Edition nhẹ hơn, nhưng đó là so với đàn anh, còn xét riêng thì sản phẩm vẫn tương đối nặng và chắc tay, cứng cáp. Bộ đôi quạt làm mát và khối tản nhiệt vẫn là kiểu thiết kế, sắp xếp tương tự, kích thước nhỏ hơn, 7 cánh với vòng tròn cố định cánh.
Các cổng xuất tín hiệu hình ảnh trên RTX 4070 gồm 1 cổng HDMI và 3 cổng DisplayPort, tương tự như các mẫu Ada Lovelace khác. I/O shield chiếm 2 slot PCI trong khi phần thân card dày hơn 1 chút.
Mình có chụp ảnh so sánh với RTX 4080 | RTX 4090 Founders Edition để anh em dễ hình dung về kích thước và thiết kế. Khác biệt dễ nhận thấy nhất (ngoài nhỏ gọn hơn) là màu xám bạc của bộ khung kim loại, thay vì ngả nâu vàng, ngoài ra hoàn thiện thân card thẳng thay vì cong ngược.
Ngay cần đầu cấp nguồn phụ 12VHPWR là logo GeForce RTX, nhưng anh em sẽ không có bất kỳ ánh sáng nào phát ra từ card khi nó hoạt động, NVIDIA đã lược bỏ phần LED trắng này.
Khi gắn lên hệ thống thử nghiệm, chiều dài card RTX 4070 Founders Edition đúng bằng chiều ngang của cỡ mainboard ATX tiêu chuẩn (244 mm).
Những cải tiến, đổi mới về công nghệ mà RTX 4070 sở hữu gồm:
- Streaming Multiprocessors (SM) mới, cung cấp hiệu năng và hiệu quả sử dụng năng lượng gấp 2 lần.
- Nhân Tensor thế hệ 4 cùng Optical Flow, cho phép kích hoạt và tăng tốc các công nghệ biến đổi AI, trong đó có cả tăng cường khung hình của DLSS 3.
- Nhân Ray Tracing thế hệ 3 cho hiệu năng ray tracing gấp đôi.
- Shader Execution Reordering (SER) cải thiện hoạt động ray tracing 2 lần, tăng tốc độ khung hình lên tới 44% trong Cyberpunk với bản cập nhật RT: Overdride Mode.
- DLSS 3 tăng cường hiệu năng đồ họa bằng AI thế hệ 3.
- NVIDIA Studio mang đến hiệu năng cao trong dựng hình 3D, chỉnh sửa video và phát trực tiếp.
- Bộ mã hóa NVENC (NVIDIA Encoder) thế hệ 8 với AV1 cho hiệu suất cao hơn 40% so với H.264, cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho streamer hay gọi video.
NVIDIA GeForce RTX 4070 dựa trên GPU AD104 trang bị 5888 nhân CUDA, cung cấp sức mạnh đổ bóng FP32 đạt 29 TFLOPS đối với đồ họa dựng hình truyền thống. Con chip cũng có 184 nhân Tensor thế hệ 4 (hiệu năng xử lý AI và DLSS đạt 466 TFLOPS), 46 nhân RT thế hệ 3 (sức mạnh 67 TFLOPS) cùng bộ nhớ đồ họa GDDR6X dung lượng 12 GB, độ rộng 192 bit, băng thông 504.2 GBps. Các tính năng và công nghệ khác của RTX 4070 cũng tương tự như dải sản phẩm Ada Lovelace, như SER hay DLSS3 và Frame Generation, cải thiện hiệu năng đồ họa ấn tượng khi chơi game.
Cấu hình thử nghiệm
- CPU: Intel Core i9-13900K
- Mainboard: ASUS ROG Maximus Z790 Extreme
- RAM: Lexar ARES RGB DDR5-6000 32 GB (2 x 16 GB)
- Cooler: Cooler Master MasterLiquid PL360 Flux White Edition
- SSD: Samsung 960 Pro 1 TB
- PSU: CORSAIR RM1200x SHIFT
Phiên bản tham chiếu RTX 4070 có xung hoạt động mặc định 1920 MHz, boost ở mức 2475 MHz. Tại thời điểm mình thử nghiệm thì phần mềm GPU-Z chưa có bản cập nhật mới nên không nhận diện được công nghệ, diện tích đế và số lượng bán dẫn của con chip. Bản driver 531.42 cũng là do NVIDIA cung cấp, mình hoàn thành cài đặt và thử nhiệt độ card bằng FurMark. Môi trường thử nghiệm là đặt trên bàn, phòng có máy lạnh, nhiệt độ khoảng 28 độ C. RTX 4070 Founders Edition chạy stress test trong khoảng 10 phút, nhiệt độ cao nhất là 67 độ, hot spot 80 độ, quạt quay ở tốc độ hơn 1700 RPM (39%) khá êm ái và gần như không nghe tiếng quạt nếu anh em ngồi ở khoảng cách cỡ 1 m. Công suất tiêu thụ cao nhất 203 W (TBP Total Board Power), riêng GPU tốn khoảng 188 W.
Mình có thử nghiệm phần mềm Omniverse Create của NVIDIA với RTX 4070, kết quả cho thấy DLSS 3 và Frame Generation tỏ rõ tầm quan trọng khi dựng hình. Với 4 phân cảnh NVIDIA tạo sẵn để đánh giá sức mạnh card đồ họa, RTX 4070 Ti thậm chí vượt trội hơn RTX 3090 Ti, chỉ có duy nhất cảnh Warehouse thì thiếu VRAM. Khi thử nghiệm bằng Omniverse Create, đề xuất của hãng là card đồ họa với ít hơn 16 GB VRAM có thể gặp vấn đề, và rõ ràng RTX 4070 12 GB VRAM rơi vào trường hợp đó. Warehouse có xử lý các tương tác vật lý rất nặng nên tốc độ khung hình rất thấp, và cũng chỉ riêng phân cảnh này, RTX 3090 Ti ở thiết lập 4K là vượt trội hơn RTX 4070, do dung lượng bộ nhớ đồ họa cao hơn, chính xác là gấp đôi.
3DMark là phép thử tổng hợp không xa lạ gì với người dùng máy tính, nhất là những anh em có biết về game hoặc phần cứng. Phần mềm 3DMark do UL cung cấp, gồm nhiều phép thử trải dài qua các tính năng cũng như tập lệnh đồ họa khác nhau, từ đó cho khả năng linh hoạt khi cần đánh giá sức mạnh đồ họa hay tính toán trong nhiều tình huống. Thông thường khi đánh giá card đồ họa, mình sẽ sử dụng phép thử Time Spy (Extreme, Ultra) để kiểm tra khả năng xử lý thuần API DirectX 12; Port Royal để thử khả năng đáp ứng các tựa game ray tracing hiện tại kết hợp với đồ họa DirectX.
Cyberpunk 2077 không chỉ là 1 tựa game đơn thuần mà còn có thể coi là tác phẩm nghệ thuật, được game thủ mong chờ nhất năm 2020. Cyberpunk lấy bối cảnh vào năm 2077 tại Night City - 1 thành phố phồn vinh nhưng không kém phần hỗn loạn. Người chơi nhập vai nhân vật V, nghề nghiệp là lính đánh thuê, sở hữu khả năng chiến đấu cận chiến và tầm xa, cũng như học được các kỹ năng hack và vận hành máy móc. Mục đích có cơ thể bất tử, V dấn thân vào những cuộc chiến, thực hiện phi vụ trên khắp thành phố để hiện thực ước mơ.
God of War là tựa game hành động phiêu lưu có bối ảnh thần thoại Bắc Âu. Kratos - nhân vật chính trong game là 1 chiến binh và tướng lĩnh người Sparta - biệt danh 'Ghost of Sparta'. Liên tục bị các vị thần lợi dụng và gieo rắc đau khổ, Kratos trở nên căm ghét thần linh mặc dù bản thân anh cũng là một bán thần. Nhiều năm sau các sự kiện diễn ra trong God of War III, Kratos lúc này đã rời bỏ Hy Lạp để đến cõi Midgard ở Bắc Âu. Tại đây, anh đã kết hôn với một người phụ nữ tên là Faye và họ có với nhau một người con trai Atreus. Kratos và Atreus đã dấn thân vào một cuộc hành trình gian nan để thực hiện ước nguyện cuối cùng của Faye trước khi cô qua đời.
Red Dead Redemption 2 là tựa game hành động phiêu lưu - phần thứ 3 trong loạt Red Dead, đồng thời cũng là tiền truyện của Red Dead Redemption. Game lấy bối cảnh năm 1899, theo sau các chiến công của một kẻ ngoài vòng pháp luật - Arthur Morgan, thành viên của băng đảng Van der Linde, ở một phiên bản hư cấu của vùng Western, Trung Tây và Nam Hoa Kỳ. Arthur vừa phải đối phó với sự suy tàn của Miền Tây hoang dã vừa phải cố gắng chống lại lực lượng chính phủ, các băng đảng đối thủ và những kẻ địch khác. Phần kết của trò chơi nói về một thành viên trong băng đảng là John Marston, nhân vật chính của Red Dead Redemption.
Phần thứ 6 của Far Cry Series lấy bối cảnh tại Yara, một hòn đảo hư cấu vùng Caribe (lấy cảm hứng từ Cuba và có thể coi là sân chơi Far Cry lớn nhất) nằm dưới sự cai trị của chế độ độc tài "El Presidente" Antón Castillo, kẻ đang nuôi dạy đứa con trai tên Diego tuân theo sự cai trị của hắn. Game thủ sẽ vào vai 1 chiến binh du kích mang tên Dani Rojas, cố gắng lật đổ Castillo và chế độ này.
Với Deathloop, game thủ sẽ nhập vai Colt Vahn, một người mắc kẹt trên hòn đảo Blackreef trong vòng lặp thời gian. Vài chục năm trước, Blackreef được Egor Serling, một nhà khoa học phát hiện ra có thể tạo ra những đứt gãy không gian - thời gian, dẫn đến việc có những người trải nghiệm một ngày lặp đi lặp lại. Vậy là nhà khoa học ấy thành lập chương trình Aeon để nghiên cứu cách lợi dụng đứt gãy trải nghiệm được trên hòn đảo này để… biến con người trở thành bất tử. Serling kết hợp với những người khác để triển khai chương trình Aeon, ví dụ như Wenjie Evans, khoa học gia tạo ra vòng lặp, Aleksis Dorsey, người cấp vốn cho chương trình, hay Harriet Morse, kẻ đứng đầu giáo phái Eternalist, quy tụ những thành viên muốn trở nên bất tử hoặc chỉ thích tiệc tùng chè chén không có ngày mai (vì ngày mai giống hệt hôm trước thì sợ gì). Tổng cộng, có 8 thành viên mà Colt cho rằng, để vòng lặp đứt gãy, đưa anh trở lại cuộc sống bình thường thì chỉ cần giết đủ 8 con người này là xong.
Lựa chọn thứ 4 của đồ họa kiến trúc Ada Lovelace - RTX 4070 - nhắm đến các hệ thống chơi game ở độ phân giải 2K, hay chính xác hơn là 1440p với tốc độ khung hình cỡ 100 fps. Mình chia thành 2 trường hợp người dùng, đáng để nâng cấp và chưa thực sự hấp dẫn đối với RTX 4070. Nếu anh em là game thủ đang sở hữu hệ thống máy tính với card GTX 1080 hay RTX 2070, RTX 4070 giá 599 USD là 1 nâng cấp đáng giá, từ nhân Tensor, RT thế hệ mới cho đến DLSS 3 và Frame Generation. RTX 4070 còn sở hữu AV1, hỗ trợ rất tốt cho streamer khi bộ mã hóa này chứng minh được hiệu quả của nó trong mảng nội dung và truyền thông đa phương tiện hiện đại.
Còn trường hợp 2, khi đang sở hữu RTX 30 Series rồi, và cũng ngang tầm RTX 4070 thì việc nâng cấp có vẻ nên xem xét lại. Hiệu năng của RTX 4070 về cơ bản chỉ ngang ngửa RTX 3080, thấp hơn RTX 3080 Ti từ 6% đến 18% tùy theo độ phân giả, và ở chỗ này thì nó có gì đó không đúng lắm. Xét về mức giá, 599 USD cho RTX 4070 bằng với RTX 3070 Ti trước đây, đó là chưa tính tỉ lệ lạm phát khoảng 10.73%, vì vậy hiểu đúng thì RTX 4070 đang có giá rẻ hơn so với RTX 3070 Ti lúc mới ra mắt. Còn về hiệu năng, thông thường hay “luật bất thành văn” thì card xx70 đời mới sẽ mạnh ngang card xx80 Ti đời trước, trong khi xx80 đời mới mạnh hơn xx90 Ti/Titan đời trước, nhưng RTX 4070 chỉ sở hữu sức mạnh ngang với RTX 3080, điều này khá lạ. Có thể 1 thời gian nữa, driver mới sẽ cải thiện hơn, hãy chờ xem. Điện năng tiêu thụ cũng là 1 điểm nhấn trên Ada Lovelace nói chung, và riêng RTX 4070 thì chỉ tiêu tốn ngang ngửa RTX 3060 Ti nhưng mạnh ngang RTX 3080. Nhưng, lại nhưng, cá nhân mình nghĩ sẽ không nhiều game thủ quan tâm nhiều đến lượng điện tiêu thụ, ít nhất ở phân khúc tầm trung trở lên, và đó cũng không phải là 1 tiêu chí quan trọng khi chọn mua card đồ họa.