nhatlinh2000
Well-known member
Tại một nhà hàng ở thành phố New York (Mỹ) hoạt động với mô hình kinh doanh mới mẻ bởi các món ăn được chế biến bởi những người bà đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
Nhà hàng có đầu bếp là những người bà. Ảnh: Courtesy of Enoteca Maria.
Enoteca Maria là một quán ăn ở đảo Staten thuộc thành phố New York. Không chỉ sở hữu những món ăn đa dạng, nhà hàng còn nổi bật với truyền thống ẩm thực độc đáo. Các món ăn được chuẩn bị bởi những người bà có niềm đam mê nấu ăn. Họ là những người đến từ khắp nơi trên thế giới như Azerbaijan, Uzbekistan, Peru, Nhật Bản, Ai Cập, Hong Kong (Trung Quốc) và nhiều nơi khác.
Ý tưởng kinh doanh
Theo Jody Scaravella, chủ nhà hàng Enoteca Maria, ý tưởng này được sinh ra từ mong muốn tái hiện lại ký ức. Sau khi mất đi người bà và mẹ sinh ra ở Italy, anh hy vọng có thể xoa dịu nỗi đau của mình bằng cách tái hiện lại hình ảnh những người phụ nữ Italy trong nhà bếp. Vì vậy, anh đã mở quán ăn ở phố St. George, đặt tên cho nhà hàng theo tên của mẹ anh là Maria vào năm 2007.
Những món ăn được chăm chút kỹ lưỡng. Ảnh: @enteca_maria.
Trong 6 tháng đầu tiên kinh doanh, nhà hàng gần như không có doanh thu vì anh không hề có bất kỳ kinh nghiệm kinh doanh nào. Scaravella cũng cho biết thêm: “Vào thời điểm đó, tôi muốn thử làm tất cả và không quan tâm đến kết quả”.
Sau đó, Scaravella nhận ra rằng anh không phải là người duy nhất khao khát cảm giác hoài niệm và ấm cúng khi được bà nấu ăn. Mọi người dần bắt đầu đổ xô đến nhà hàng để thưởng thức. Nhà hàng mở cửa 3 ngày/tuần, thứ sáu lúc 3h chiều, thứ bảy và chủ nhật lúc 13h. Quán chỉ nhận khách đến 19h30.
Những khó khăn
Ban đầu Scaravella thuê những người bà đến từ nhiều vùng khác nhau của Italy nhưng anh dần nhận ra đây là một sai lầm. Anh chia sẻ: “Tôi cho rằng chúng ta không thể đưa 2 người phụ nữ cùng một nền văn hóa vào bếp cùng một lúc. Họ sẽ có một chút ghen tị và so sánh. Ai sẽ làm món mì ngon nhất hay món sốt nào sẽ đậm đà hơn? Sẽ luôn có sự cạnh tranh cùng một nền văn hóa”.
Do đó, nhà hàng đã chào đón những người bà từ nhiều nền văn hóa. Vào tháng 7/2015, Scaravella lần đầu tiên đưa đầu bếp không phải người Italy đến nhà hàng. Đó là một người bà đến từ Pakistan.
Khi làm chung một bếp, họ sẽ không thật sự biết người kia đang làm gì. Điều này cũng tạo nên sự đa dạng ẩm thực cho thực khách. Khách hàng có thể gọi những món ăn khác nhau dựa trên người trong bếp.
Nhìn chung, ý tưởng nhà hàng có những người bà nấu ăn khá đơn giản nhưng việc thực hiện không phải lúc nào cũng dễ dàng. Scaravella phải liên tục tìm kiếm nguồn nguyên liệu để phục vụ cho sự đa dạng ẩm thực. Một số thực phẩm thậm chí rất khó kiếm.
Một người bà đang chuẩn bị món bánh bun Piroshki truyền thống. Ảnh: @enteca_maria.
Một người bà Sri Lanka đã từng không thích bột cà ri của nhà hàng. Vì vậy, Scaravella phải chở bà đến New Jersey để mua những loại thảo mộc riêng để bà có thể nướng và tạo hỗn hợp pha chế của riêng mình. Trường hợp khác là người bà ở Hy Lạp cũng không quan tâm đến loại phô mai mà Scaravella mua và bà đã tự mang theo một loại riêng của mình. Một lần khác Scaravella đưa một người bà ở Nhật Bản đến thành phố công nghiệp Brooklyn để lấy rễ sen. Tuy nhiên, thứ mà bà muốn là một loại rễ thô chưa qua xử lý.
Tuy khác nhau về loại thảo mộc, gia vị và kỹ thuật nấu ăn nhưng những người bà đều có xu hướng sử dụng chung một loại thịt. Đó là loại thịt bò xay hữu cơ từ thương hiệu Trader Joe’s của nước Mỹ.
Sự kết nối nhiều thế hệ
Những món ăn đều được chuẩn bị một cách cẩn thận và tỉ mỉ với sự đa dạng trong ẩm thực. Scaravella cho biết: “Mọi người luôn nói với nhau về mẹ và bà của họ. Những người đã chỉ họ cách nấu những món ăn ngon. Tất cả dường như sống lại ký ức”.
Mỗi món ăn luôn chứa đầy sự bất ngờ. Chính nhờ sự đa dạng trong từng món ăn, Enoteca Maria đã không ngừng phát triển. Sau 18 tháng đóng cửa do đại dịch Covid-19, nhà hàng đã mở cửa trở lại với nhiều sản phẩm hữu cơ.
Một điều bất ngờ xảy đến khi một thực khách muốn cùng người bà Nigeria nấu ăn cùng nhau. Scaravella đưa cho cô ấy một chiếc tạp dề và cả hai đã tạo nên những khoảnh khắc tuyệt vời. Đó là sự gắn kết giữa các thế hệ trong nhà bếp. Điều này thôi thúc Scaravella mở các lớp học nấu ăn trực tiếp miễn phí cùng những người bà.
Anh cho biết: “Đây chính là sự truyền đạt kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều này còn nhấn mạnh sự hòa hợp văn hóa đến từ nhiều nước khác nhau, thậm chí không cùng một ngôn ngữ”.
Dự án kết nối nền văn hóa
Scaravella thậm chí còn cho biết đây không còn là một nhà hàng. Thực chất đây là một dự án và món ăn chỉ là phụ. Khách hàng bước vào và trả tiền để phục vụ thức ăn. Anh sử dụng số tiền đó để duy trì cho dự án. Anh cũng bán những sản phẩm có tên Nonnas of the World và chia sẻ công thức nấu ăn trên trang web riêng của nhà hàng.
Có thể nói sức mạnh của ẩm thực đã kết nối mọi người lại với nhau giống như cách âm nhạc và nghệ thuật đã từng làm. Dự án cho bạn tương tác với một nền văn hóa khác mà bạn không hề nhận ra. Từ đó, những thành kiến cá nhân của bạn, cho dù bất kể điều gì, sẽ không còn quan trọng nữa.
Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách "gối đầu giường" cho người mê nội trợ. Bất kể là ẩm thực đường phố hay nhà hàng sang trọng, mỗi món ăn, mỗi phong cách nấu nướng đều có một câu chuyện riêng, những bí quyết không phải ai cũng biết.
Nhà hàng có đầu bếp là những người bà. Ảnh: Courtesy of Enoteca Maria.
|
Nhà hàng có đầu bếp là những người bà. Ảnh: Courtesy of Enoteca Maria. |
Ý tưởng kinh doanh
Theo Jody Scaravella, chủ nhà hàng Enoteca Maria, ý tưởng này được sinh ra từ mong muốn tái hiện lại ký ức. Sau khi mất đi người bà và mẹ sinh ra ở Italy, anh hy vọng có thể xoa dịu nỗi đau của mình bằng cách tái hiện lại hình ảnh những người phụ nữ Italy trong nhà bếp. Vì vậy, anh đã mở quán ăn ở phố St. George, đặt tên cho nhà hàng theo tên của mẹ anh là Maria vào năm 2007.
Những món ăn được chăm chút kỹ lưỡng. Ảnh: @enteca_maria.
|
Những món ăn được chăm chút kỹ lưỡng. Ảnh: @enteca_maria. |
Sau đó, Scaravella nhận ra rằng anh không phải là người duy nhất khao khát cảm giác hoài niệm và ấm cúng khi được bà nấu ăn. Mọi người dần bắt đầu đổ xô đến nhà hàng để thưởng thức. Nhà hàng mở cửa 3 ngày/tuần, thứ sáu lúc 3h chiều, thứ bảy và chủ nhật lúc 13h. Quán chỉ nhận khách đến 19h30.
Những khó khăn
Ban đầu Scaravella thuê những người bà đến từ nhiều vùng khác nhau của Italy nhưng anh dần nhận ra đây là một sai lầm. Anh chia sẻ: “Tôi cho rằng chúng ta không thể đưa 2 người phụ nữ cùng một nền văn hóa vào bếp cùng một lúc. Họ sẽ có một chút ghen tị và so sánh. Ai sẽ làm món mì ngon nhất hay món sốt nào sẽ đậm đà hơn? Sẽ luôn có sự cạnh tranh cùng một nền văn hóa”.
Do đó, nhà hàng đã chào đón những người bà từ nhiều nền văn hóa. Vào tháng 7/2015, Scaravella lần đầu tiên đưa đầu bếp không phải người Italy đến nhà hàng. Đó là một người bà đến từ Pakistan.
Khi làm chung một bếp, họ sẽ không thật sự biết người kia đang làm gì. Điều này cũng tạo nên sự đa dạng ẩm thực cho thực khách. Khách hàng có thể gọi những món ăn khác nhau dựa trên người trong bếp.
Nhìn chung, ý tưởng nhà hàng có những người bà nấu ăn khá đơn giản nhưng việc thực hiện không phải lúc nào cũng dễ dàng. Scaravella phải liên tục tìm kiếm nguồn nguyên liệu để phục vụ cho sự đa dạng ẩm thực. Một số thực phẩm thậm chí rất khó kiếm.
Một người bà đang chuẩn bị món bánh bun Piroshki truyền thống. Ảnh: @enteca_maria.
|
Một người bà đang chuẩn bị món bánh bun Piroshki truyền thống. Ảnh: @enteca_maria. |
Tuy khác nhau về loại thảo mộc, gia vị và kỹ thuật nấu ăn nhưng những người bà đều có xu hướng sử dụng chung một loại thịt. Đó là loại thịt bò xay hữu cơ từ thương hiệu Trader Joe’s của nước Mỹ.
Sự kết nối nhiều thế hệ
Những món ăn đều được chuẩn bị một cách cẩn thận và tỉ mỉ với sự đa dạng trong ẩm thực. Scaravella cho biết: “Mọi người luôn nói với nhau về mẹ và bà của họ. Những người đã chỉ họ cách nấu những món ăn ngon. Tất cả dường như sống lại ký ức”.
Mỗi món ăn luôn chứa đầy sự bất ngờ. Chính nhờ sự đa dạng trong từng món ăn, Enoteca Maria đã không ngừng phát triển. Sau 18 tháng đóng cửa do đại dịch Covid-19, nhà hàng đã mở cửa trở lại với nhiều sản phẩm hữu cơ.
Một điều bất ngờ xảy đến khi một thực khách muốn cùng người bà Nigeria nấu ăn cùng nhau. Scaravella đưa cho cô ấy một chiếc tạp dề và cả hai đã tạo nên những khoảnh khắc tuyệt vời. Đó là sự gắn kết giữa các thế hệ trong nhà bếp. Điều này thôi thúc Scaravella mở các lớp học nấu ăn trực tiếp miễn phí cùng những người bà.
|
Những sản phẩm Nonnas of the World. Ảnh: Enoteca Maria. |
Dự án kết nối nền văn hóa
Scaravella thậm chí còn cho biết đây không còn là một nhà hàng. Thực chất đây là một dự án và món ăn chỉ là phụ. Khách hàng bước vào và trả tiền để phục vụ thức ăn. Anh sử dụng số tiền đó để duy trì cho dự án. Anh cũng bán những sản phẩm có tên Nonnas of the World và chia sẻ công thức nấu ăn trên trang web riêng của nhà hàng.
Có thể nói sức mạnh của ẩm thực đã kết nối mọi người lại với nhau giống như cách âm nhạc và nghệ thuật đã từng làm. Dự án cho bạn tương tác với một nền văn hóa khác mà bạn không hề nhận ra. Từ đó, những thành kiến cá nhân của bạn, cho dù bất kể điều gì, sẽ không còn quan trọng nữa.
Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách "gối đầu giường" cho người mê nội trợ. Bất kể là ẩm thực đường phố hay nhà hàng sang trọng, mỗi món ăn, mỗi phong cách nấu nướng đều có một câu chuyện riêng, những bí quyết không phải ai cũng biết.