Thực hư lá đu đủ chữa bệnh, đây là những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây đu đủ theo kinh nghiệm dân gian

Nguyễn Mai

Well-known member
Nhiều bệnh nhân ung thư tự ý chữa bệnh bằng uống nước lá đu đủ mà không chịu tìm đến bác sĩ có chuyên môn khám, chữa bệnh. Chỉ đến khi bệnh đã đến giai đoạn không thể chữa trị mới tìm đến bác sĩ.
Theo thông tin từ Báo Tiền phong, thượng tá, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Lê, Bệnh viện Quân y 103 cho biết rất nhiều bệnh nhân ung thư tìm đến bác sĩ trong tình trạng bục dạ dày, xuất huyết, viêm loét dạ dày, thậm chí dạ dày đang có nguy cơ bị hủy hoại hoàn toàn.

Khi hỏi về tiền sử bệnh, cách tự ý chữa trị trước khi tìm đến bác sĩ, BS Nguyễn Lê mới tá hỏa khi biết rằng, bệnh nhân nghe có tin đồn chữa khỏi bệnh bằng lá đu đủ nên đã tự ý lấy lá về đun nước uống hàng ngày.

Bệnh nhân hi vọng rằng cách làm này sẽ chữa khỏi ung thư, không cần xạ trị lại không hề tốn kém. Hậu quả là bệnh càng thêm bệnh, sức khỏe giảm sút càng thêm giảm sút và án tử dành cho bệnh nhân ung thư ngày càng đến gần hơn.

Thực hư lá đu đủ chữa bệnh, đây là những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây đu đủ theo kinh nghiệm dân gian - 1

Ảnh minh họa

Thực hư việc sử dụng lá đu đủ chữa bệnh ung thư?

Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết, quả thực nếu phân tích các thành phần của lá đu đủ sẽ thấy loại lá này có tác dụng chống lại sự phát triển của các khối u.

Tuy nhiên, việc sử dụng lá đu đủ để chữa bệnh ung thư, theo ông là chưa đủ cơ sở khoa học.

Tiến sĩ Đoàn Lực, Bệnh viện K trung ương cho biết khoa đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân bị tai biến nặng nề, thập tử nhất sinh ở giai đoạn cuối do dùng các loại lá thuốc, thuốc Nam trong đó có lá đu đủ.

Theo TS Lực hiện nay bệnh ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm vẫn có thể chữa khỏi bệnh, ở giai đoạn muộn thì bác sĩ chỉ điều trị được triệu chứng. Trong khi rất nhiều bệnh nhân đã bỏ qua thời gian vàng để điều trị và chạy theo những thông tin không chính thống, khoa học.

Vì vậy, khi bị ung thư, người bệnh cần phải được điều trị bằng các biện pháp tiên tiến đã được chứng minh, nếu muốn có thể dùng thêm thuốc Nam hoặc lá đu đủ để hỗ trợ trong giai đoạn điều trị chứ không thể chữa khỏi được bệnh.

Lá đu đủ có độc không?

VTC đưa tin, một lượng lớn bất cứ thứ gì đều có hại cho sức khỏe. Theo các phương pháp điều trị bằng thảo dược, lượng rất quan trọng, bởi lẽ sử dụng nhiều thảo dược có thể gây ra những tác dụng phụ nhất định.

Lá đu đủ không độc và rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là trong điều trị sốt xuất huyết. Tuy nhiên, một số nghiên cứu nói rằng lá đu đủ có chứa một hóa chất gây hại có tên là glycoside cyanogen có thể can thiệp vào các chức năng của cơ thể khi uống một lượng lớn.

Thực hư lá đu đủ chữa bệnh, đây là những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây đu đủ theo kinh nghiệm dân gian - 2


Đu đủ làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian

Chia sẻ với báo SK&ĐS, TS.DS Nguyễn Thành Triết - Phó Trưởng Bộ môn Dược học cổ truyền - ĐH Y dược TPHCM, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – Cơ sở 3 cho biết có thể sử dụng cây đu đủ chữa bệnh theo các bài thuốc dân gian như sau:

Lá cây đu đủ

Được sử dụng để sát khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, chữa sốt rét, trừ giun sán. Chất carpain từ lá đu đủ còn tác dụng làm chậm nhịp tim, có trường hợp còn sử dụng để thay thế digitalis làm thuốc trợ tim.

Chất mủ trắng của đu đủ

Có chứa một loại enzyme gọi là "papain" có khả năng thủy giải protein và nó được sử dụng để làm mềm thịt, làm chất khử trùng để băng vết thương, dùng trong trường hợp khó tiêu, nấm ngoài da, bệnh vẩy nến và ung thư. Papain còn có tác dụng trung hòa một số độc tố và toxalbumin.

Nước hãm từ rễ

Đã được sử dụng theo truyền thống trong điều trị các bệnh hoa liễu, bệnh trĩ và bệnh mụn cóc. Rễ đu đủ sắc uống làm thuốc cầm máu trong bệnh băng huyết, bệnh sỏi thận. Có người dùng rễ đu đủ làm chế giả nhân sâm vì rễ đu đủ giống hình người, uống cũng thấy đói, ăn ngon cơm.

Hạt đu đủ

Cũng cho thấy có khả năng kháng khuẩn mạnh.

Hoa đu đủ đực

Hoa đu đủ tươi hoặc phơi khô hấp với đường hoặc đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm ống phổi, mất tiếng.
 
Bên trên