Thực trạng nền giáo dục Việt Nam hiện nay

Liễu Văn Tấn

Well-known member
Học sinh hiện nay đều thông dụng về công nghệ mới, ví dụ điển hình như Điện thoại sẽ giúp học sinh hiểu biết nhiều hơn.

1. Thực trạng nền giáo dục Việt Nam hiện nay
Việt Nam là nền kinh tế mới nổi có khát vọng trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2035, tuy nhiên để hoàn thành được mục tiêu này thì việc nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề vô cùng quan trọng. Điều nước ta cần chính là nguồn nhân lực có trình độ cao, có những kỹ năng phù hợp để tiếp tục tăng trưởng. Nhìn chung, nền giáo dục Việt Nam đã có nhiều thay đổi, đạt được nhiều thành tựu lớn, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Đó là:

Thứ nhất, quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông phát triển. Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ I vào năm 2014; hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010. Năm 2017, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Trẻ mầm non 5 tuổi ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được miễn học phí từ năm 2018.

Thứ hai, chất lượng giáo dục, đào tạo được nâng lên và có bước phát triển mới. Một trong những minh chứng cho điều này là việc ghi dấu ấn của học sinh Việt Nam trên sân chơi trí tuệ thế giới như các kỳ thi Olympic các môn ở khu vực và quốc tế, Chương trình Đánh giá Sinh viên Quốc tế (PISA)…

Năm 2012, Việt Nam lần đầu tiên tham gia cuộc thi PISA và xếp thứ 17 về Toán, thứ 8 về Khoa học, thứ 19 về Đọc. Trong khi đó, Mỹ chỉ xếp 36 về Toán, 28 về Khoa học và 23 về Đọc. Trong bảng xếp hạng dựa trên Toán và Khoa học do OECD công bố hồi tháng 5/2015, Việt Nam giành vị trí thứ 12, cao hơn nhiều so với vị trí 28 của Mỹ (1). Việt Nam cũng đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh giỏi tham gia các kỳ thi Học sinh giỏi quốc tế, mang về nhiều huy chương cho đất nước. Hệ thống trường chuyên từ chỗ chỉ có 6 trường thì đến nay đã có ở tất cả 63 tỉnh, thành. Đặc biệt, theo kết quả xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 của USNEWS, Việt Nam xếp thứ 59, tăng 5 bậc so với năm 2020 .Tuy nhiên, Việt Nam vẫn xếp sau một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore (hạng 21), Malaysia (38), Thái Lan (46), Indonesia (54), Philippines (55).

Thứ ba, công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học được chú trọng. Tính đến cuối năm 2021, có 912 chương trình đào tạo hoàn thành báo cáo tự đánh giá (trong đó có 556 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước; 356 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài).

Thứ tư, nhiều chính sách công bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt đối với trẻ dân tộc thiểu số, trẻ ở vùng khó khăn được thực hiện. Trước hết là ưu tiên đầu tư cho các địa bàn có nhiều khó khăn, phát hành công trái giáo dục để hỗ trợ cho các tỉnh miền núi, vùng khó khăn xây dựng trường học kiên cố, đạt chuẩn chất lượng và thực hiện xóa đói giảm nghèo, thông qua đó tạo nhiều cơ hội cho trẻ tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ giáo dục. Đồng thời, có những thay đổi trong chính sách đãi ngộ đối với giáo viên giúp tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của bậc phổ thông.

Thứ năm, cơ sở hạ tầng cho giáo dục được đầu tư thích đáng. Các trường lớp của Việt Nam đã và đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn về hạ tầng cơ sở đảm bảo cho việc dạy và học có chất lượng tương đương với các nước khác trong khu vực. Hiện tại, cả nước đã có gần 500 trường mầm non, gần 3.200 trường tiểu học, trên 400 trường trung học cơ sở và phổ thông trung học đạt trường chuẩn quốc gia.

Thứ sáu, công tác xây dựng xã hội học tập đã có nhiều chuyển biến tích cực. Mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên tiếp tục được củng cố, phát triển. Các nghiên cứu quốc tế cũng đánh giá cao thành tựu của giáo dục Việt Nam. Theo Ngân hàng Thế giới (NHTG) (2) thì Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia tiên phong trong đổi mới giáo dục và nêu rõ rằng sự phát triển thực sự ấn tượng thuộc về hệ thống giáo dục của Việt Nam và Trung Quốc. Nghiên cứu của tác giả Hai-Anh H. Dang và Paul W. Glewwe (2017) về giáo dục Việt Nam trong 20 năm qua cho thấy rằng mặc dù vẫn đang còn ở mức độ thu nhập trung bình thấp nhưng Việt Nam đã vượt trội so với phần lớn các nước trong các cuộc thi đánh giá, tỷ lệ học sinh đến trường cũng như số lượng năm học được hoàn thành.

Xem thêm: Thực trạng chất lượng giáo dục Việt Nam hiện nay


2. Đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay
2.1. Hạn chế của nền giáo dục Việt Nam
Tuy nhiên, trong những năm qua, giáo dục Việt Nam vẫn chỉ chủ yếu tập trung cải cách bậc phổ thông, thiếu giải pháp đồng bộ. Những hạn chế, yếu kém của giáo dục vẫn còn nhiều. Cụ thể:

Một là, công tác quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường, lớp học ở một số địa phương còn chưa phù hợp, chưa quan tâm đến yếu tố đảm bảo chất lượng khi dồn dịch các trường. Thiếu trường, lớp ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt là các trường mầm non.

Hai là, tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt để. Năng lực nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên còn yếu, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới; năng lực quản trị của một bộ phận cán bộ quản lý trường học còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Ba là, cơ sở vật chất, trường lớp học, trang thiết bị dạy học nhiều nơi còn thiếu hoặc bị xuống cấp; công tác xã hội hóa giáo dục chưa thực sự hiệu quả. Nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất còn hạn hẹp; công tác xã hội hóa giáo dục chưa thực sự hiệu quả. Như tác giả Đinh Thị Nga (2017) đã phân tích rằng tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương 5% GDP, cao hơn với nhiều nước trong khu vực. Để giảm bớt áp lực chi tiêu từ ngân sách nhà nước, huy động được các nguồn lực phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, Nhà nước cần đẩy mạnh xã hội hoá lĩnh vực giáo dục, đào tạo, đặc biệt trong đào tạo đại học thuộc các ngành kỹ thuật – công nghệ và dạy nghề.

Bốn là, trách nhiệm giải trình còn thấp. Việc thực hiện tự chủ đại học chưa gắn liền với đổi mới quản trị nhà trường, số lượng cơ sở đào tạo được tự chủ toàn diện chưa cao; tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa tìm được việc làm còn nhiều. Phương thức dạy nghề trong các trường phổ thông vẫn còn nặng về kiến thức lý thuyết, việc phối hợp giữa nhà trường phổ thông với các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất… chưa hiệu quả.

Năm là, sự lựa chọn về các trường học khá hạn chế, tỷ lệ học sinh đến trường ở cấp trung học cơ sở còn thấp, đào tạo chưa gắn kết với thị trường lao động và sự cần thiết phải cải cách giáo dục một cách hệ thống và bài bản. Việc tiếp cận công nghệ, mô hình giáo dục nước ngoài, các chương trình học bổng nói chung ở các địa phương vùng sâu, vùng xa còn rất ít. Các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Sáu là, thiết kế, cấu trúc của chương trình giảng dạy, cách đánh giá cũng như phương pháp dạy và học cần phải đổi mới nhằm đảm bảo chất lượng của sinh viên khi ra trường. Cấu trúc và nội dung, thời lượng các môn học cần phải điều chỉnh cho hợp lý, cân đối và hấp dẫn.

Tác giả Quách Đình Liên (2017) đã chỉ ra các hạn chế là: Chương trình học ở phổ thông quá nặng, mang nhiều tính lý thuyết sách vở, không phù hợp với tâm sinh lý, khả năng tiếp thu của người học đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở cùng với chế độ thi cử nặng nề; bệnh thành tích và cách quản lý theo kiểu cầm tay chỉ việc. Do đó giáo dục của chúng ta đang tạo ra những sản phẩm là học sinh với thói quen học vẹt, thụ động, đối phó, vô cảm, thiếu sáng tạo, khả năng xử lý vấn đề và tình huống trong cuộc sống kém. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động kém của người Việt so với khu vực.

Bảy là, đổi mới giáo dục phổ thông chưa đảm bảo lộ trình. Việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục ở một số địa phương còn chưa nghiêm túc; chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi còn thấp so với yêu cầu.
 
Bên trên