Thanh Tuấn
Well-known member
Béo, sệt, đục ngầu như cháo là những từ thường được dùng để miêu tả món bánh canh bột xắt thịt vịt ở các tỉnh người miền Tây như Bến Tre, Tiền Giang.
Nói đến bánh canh đất phương Nam thì vô vàn, từ nấu chung với cá lóc, hến, cua, heo, gà, vịt, bò viên… đến nấu "trơn" với đường và nước dừa, rắc chút mè. Trong rất nhiều "mồi ngon", thịt vịt lại được nhiều người thương nhớ, nhất là khi nấu với bánh canh bột xắt bằng tay và huyết nếp. Thịt vịt săn chắc, béo ngậy, nước lèo ngon ngọt, cứ vấn vương hoài trong dạ. Cái món gây thương nhớ không chỉ với dân xứ dừa mà cả kẻ tình cờ ghé ngang.
Bánh canh được làm hoàn toàn bằng tay. Chọn thứ gạo không quá dẻo, ngâm cho mềm, đem xay rồi bồng cho ráo nước. Để bột gạo giữ được mùi thơm đặc trưng và không bị chua, người ta thường dằn chút muối. Một số người thêm nước cốt dừa vào phần bột, thậm chí cả phần nước dùng khi nấu bánh canh nhằm tăng vị béo.
Tiếp đến là công đoạn nhồi bột để bánh canh có độ dẻo mịn vừa phải. Nhồi xong, bột được chia thành từng phần nhỏ rồi áp vào chai thủy tinh, lăn qua lăn lại đến khi bột mỏng vừa. Những người bán lâu năm tay cứ thoăn thoắt, vừa xắt bột vừa xoay chai để bột rơi xuống nồi nước lèo sôi già thành từng sợi, mà nhiều người gọi là "con". Bí kíp để những "con" bánh không dính vào nhau hay đứt gãy là cứ xắt vài ba "con" lại nhúng con dao vào nồi nước lèo cho ướt rồi tiếp tục. Sợi bánh canh khi cho vào nước dùng thường sẽ làm nước chuyển màu trắng đục và hơi sệt.
Người ta hay chọn vịt xiêm vì thịt mềm, da căng, ít mỡ, không bị hôi. Nếu lấy những con vịt chăn thả ngoài đồng thì thịt càng thơm ngon. Vịt làm sạch, cắt vừa ăn, ướp cho thấm gia vị. Ngoài tỏi và hành tím, để dậy thêm mùi thơm của thịt vịt, một số người sẽ cho thêm nước gừng (gừng giã lấy nước, phần cái dùng làm nước mắm). Thịt vịt được xào săn lại rồi cho vào nồi nấu nước dùng.
Thứ làm nên phần độc đáo cho món bánh canh bột xắt thịt vịt là huyết nếp. Khi cắt tiết vịt, người ta cho vào dĩa khoảng một nắm nếp, rải đều, nhanh tay rưới tiết vịt lên. Huyết đặc lại rồi đem luộc. Có người nêm nếm vào huyết chút tiêu, nước mắm hoặc chỉ chút muối. Huyết đóng thành mảng, khối, nổi hằn từng hạt nếp trắng trên bề mặt, như thế là đạt. Thứ huyết vịt này ăn rất bùi, dai và thơm.
Mỗi người bán có bí quyết riêng, người chú trọng nêm nếm ở khâu luộc vịt, người chế biến huyết nếp có vị riêng, người lại cho thêm nấm mối, giò heo... để tăng vị cho món ăn.
Tô bánh canh bột xắt đục ngầu như cháo. Váng mỡ vàng của vịt nổi lên trên kèm thêm hành tím phi, hành lá, ngò, tiêu, mùi thơm bốc lên nức mũi. Lấy miếng thịt vịt, miếng huyết nếp chấm vào nước mắm gừng, nghe cái vị mặn mòi, chua cay, ngọt dịu làm sống lại từng tế bào của vị giác.
Nói đến bánh canh đất phương Nam thì vô vàn, từ nấu chung với cá lóc, hến, cua, heo, gà, vịt, bò viên… đến nấu "trơn" với đường và nước dừa, rắc chút mè. Trong rất nhiều "mồi ngon", thịt vịt lại được nhiều người thương nhớ, nhất là khi nấu với bánh canh bột xắt bằng tay và huyết nếp. Thịt vịt săn chắc, béo ngậy, nước lèo ngon ngọt, cứ vấn vương hoài trong dạ. Cái món gây thương nhớ không chỉ với dân xứ dừa mà cả kẻ tình cờ ghé ngang.
Bánh canh được làm hoàn toàn bằng tay. Chọn thứ gạo không quá dẻo, ngâm cho mềm, đem xay rồi bồng cho ráo nước. Để bột gạo giữ được mùi thơm đặc trưng và không bị chua, người ta thường dằn chút muối. Một số người thêm nước cốt dừa vào phần bột, thậm chí cả phần nước dùng khi nấu bánh canh nhằm tăng vị béo.
Tiếp đến là công đoạn nhồi bột để bánh canh có độ dẻo mịn vừa phải. Nhồi xong, bột được chia thành từng phần nhỏ rồi áp vào chai thủy tinh, lăn qua lăn lại đến khi bột mỏng vừa. Những người bán lâu năm tay cứ thoăn thoắt, vừa xắt bột vừa xoay chai để bột rơi xuống nồi nước lèo sôi già thành từng sợi, mà nhiều người gọi là "con". Bí kíp để những "con" bánh không dính vào nhau hay đứt gãy là cứ xắt vài ba "con" lại nhúng con dao vào nồi nước lèo cho ướt rồi tiếp tục. Sợi bánh canh khi cho vào nước dùng thường sẽ làm nước chuyển màu trắng đục và hơi sệt.
Người ta hay chọn vịt xiêm vì thịt mềm, da căng, ít mỡ, không bị hôi. Nếu lấy những con vịt chăn thả ngoài đồng thì thịt càng thơm ngon. Vịt làm sạch, cắt vừa ăn, ướp cho thấm gia vị. Ngoài tỏi và hành tím, để dậy thêm mùi thơm của thịt vịt, một số người sẽ cho thêm nước gừng (gừng giã lấy nước, phần cái dùng làm nước mắm). Thịt vịt được xào săn lại rồi cho vào nồi nấu nước dùng.
Thứ làm nên phần độc đáo cho món bánh canh bột xắt thịt vịt là huyết nếp. Khi cắt tiết vịt, người ta cho vào dĩa khoảng một nắm nếp, rải đều, nhanh tay rưới tiết vịt lên. Huyết đặc lại rồi đem luộc. Có người nêm nếm vào huyết chút tiêu, nước mắm hoặc chỉ chút muối. Huyết đóng thành mảng, khối, nổi hằn từng hạt nếp trắng trên bề mặt, như thế là đạt. Thứ huyết vịt này ăn rất bùi, dai và thơm.
Mỗi người bán có bí quyết riêng, người chú trọng nêm nếm ở khâu luộc vịt, người chế biến huyết nếp có vị riêng, người lại cho thêm nấm mối, giò heo... để tăng vị cho món ăn.
Tô bánh canh bột xắt đục ngầu như cháo. Váng mỡ vàng của vịt nổi lên trên kèm thêm hành tím phi, hành lá, ngò, tiêu, mùi thơm bốc lên nức mũi. Lấy miếng thịt vịt, miếng huyết nếp chấm vào nước mắm gừng, nghe cái vị mặn mòi, chua cay, ngọt dịu làm sống lại từng tế bào của vị giác.