Võ Xuân Trường
Well-known member
Thương nhớ món bánh nậm xứ Huế
Luôn nằm trong danh sách những đặc sản nức tiếng của xứ Huế, bánh nậm là món ăn dân dã mà không chỉ người dân địa phương yêu thích, bánh nậm còn gây thương nhớ cho bất kỳ du khách nào đến Huế.
Tìm hiểu về món bánh nậm, nhiều người dù trải qua hơn nửa thế kỷ làm bánh cũng không thể nào cắt nghĩa được tên gọi độc đáo của nó. Chỉ biết rằng, bánh nậm đã in sâu vào tâm trí của nhiều thế hệ người Huế qua câu hát ru: “Chiều chiều bánh nậm lên dinh”. Để đến bây giờ, món ngon này trở thành thứ đặc sản níu chân du khách mỗi lần ghé thăm vùng đất cố đô.
Bánh nậm là một trong những đặc sản xứ Huế. Ảnh: Việt Phong.Dù được làm từ những nguyên liệu đơn giản như bột gạo, tôm, thịt,... nhưng để cho ra lò một chiếc bánh nậm chuẩn vị Huế cũng đòi hỏi sự kỳ công, khéo léo. Cụ thể, bột bánh phải được đong đếm đúng tỉ lệ bột và nước. Trong khi đun sôi, người thợ cần khuấy thật đều để bột bánh có độ đặc phù hợp, không bị nhão hay khô. Đây là bước quan trọng bởi nó quyết định độ mềm mịn và hương thơm đặc trưng của món bánh nậm.
Công đoạn gói bánh cũng rất cần sự tỉ mỉ. Lá chuối được lau sạch rồi đem cắt dọc thành hai lớp lá trên và dưới. Kế tiếp, người thợ thoa dầu ăn chống dính và một lớp bột mỏng vào giữa. Phần nhân gồm tôm và thịt lợn cũng được rải đều theo chiều dọc của lớp bột. Sau đó, bánh sẽ được gói theo hình chữ nhật sao cho thật vuông vức và đẹp mắt nhất.
Bánh sau khi gói xong sẽ đem hấp trong nồi cách thuỷ khoảng từ 20 - 30 phút. Người thợ phải biết canh đúng thời gian bánh chín vừa phải, bởi nếu hấp quá lâu sẽ khiến bánh bị nhão và dính vào lá. Bánh nậm ngon hay không còn phụ thuộc vào tay nghề pha nước chấm. Nước chấm thông thường sẽ gồm hỗn hợp nước mắm đường pha thêm ít nước cốt chanh, tỏi và ớt xay nhuyễn nhằm giúp tăng vị ngọt dịu cho thực khách.
Công đoạn làm ra chiếc bánh nậm đòi hòi sự tỉ mỉ của người thợ. Ảnh: Việt Phong.Mở chiếc bánh nậm, thực khách sẽ cảm nhận được từng thớ bánh mịn màng, vị ngọt bùi của gạo tẻ cùng với vị béo ngậy của tôm thịt ẩn sau từng lớp lá thơm phức, tất cả hòa quyện vào nhau làm cho bất cứ ai đã trót thưởng thức đều không thể nào quên được dư vị của món đặc sản này.
Ngày nay, bánh nậm Huế được biến tấu để trở nên đa dạng hơn. Một trong số đó là việc đổi nguyên liệu từ nhân tôm thịt sang đậu xanh hoặc nấm để tạo thành món bánh nậm chay. Phiên bản đặc biệt này phù hợp với những tín đồ ăn chay hoặc yêu thích các món ăn thanh đạm. Ngoài ra, bánh nậm chay còn được người Huế dùng trong các mâm lễ cúng giao thừa, ngày rằm, mùng 1 âm lịch.
Luôn nằm trong danh sách những đặc sản nức tiếng của xứ Huế, bánh nậm là món ăn dân dã mà không chỉ người dân địa phương yêu thích, bánh nậm còn gây thương nhớ cho bất kỳ du khách nào đến Huế.
Tìm hiểu về món bánh nậm, nhiều người dù trải qua hơn nửa thế kỷ làm bánh cũng không thể nào cắt nghĩa được tên gọi độc đáo của nó. Chỉ biết rằng, bánh nậm đã in sâu vào tâm trí của nhiều thế hệ người Huế qua câu hát ru: “Chiều chiều bánh nậm lên dinh”. Để đến bây giờ, món ngon này trở thành thứ đặc sản níu chân du khách mỗi lần ghé thăm vùng đất cố đô.
Bánh nậm là một trong những đặc sản xứ Huế. Ảnh: Việt Phong.Dù được làm từ những nguyên liệu đơn giản như bột gạo, tôm, thịt,... nhưng để cho ra lò một chiếc bánh nậm chuẩn vị Huế cũng đòi hỏi sự kỳ công, khéo léo. Cụ thể, bột bánh phải được đong đếm đúng tỉ lệ bột và nước. Trong khi đun sôi, người thợ cần khuấy thật đều để bột bánh có độ đặc phù hợp, không bị nhão hay khô. Đây là bước quan trọng bởi nó quyết định độ mềm mịn và hương thơm đặc trưng của món bánh nậm.
Công đoạn gói bánh cũng rất cần sự tỉ mỉ. Lá chuối được lau sạch rồi đem cắt dọc thành hai lớp lá trên và dưới. Kế tiếp, người thợ thoa dầu ăn chống dính và một lớp bột mỏng vào giữa. Phần nhân gồm tôm và thịt lợn cũng được rải đều theo chiều dọc của lớp bột. Sau đó, bánh sẽ được gói theo hình chữ nhật sao cho thật vuông vức và đẹp mắt nhất.
Bánh sau khi gói xong sẽ đem hấp trong nồi cách thuỷ khoảng từ 20 - 30 phút. Người thợ phải biết canh đúng thời gian bánh chín vừa phải, bởi nếu hấp quá lâu sẽ khiến bánh bị nhão và dính vào lá. Bánh nậm ngon hay không còn phụ thuộc vào tay nghề pha nước chấm. Nước chấm thông thường sẽ gồm hỗn hợp nước mắm đường pha thêm ít nước cốt chanh, tỏi và ớt xay nhuyễn nhằm giúp tăng vị ngọt dịu cho thực khách.
Ngày nay, bánh nậm Huế được biến tấu để trở nên đa dạng hơn. Một trong số đó là việc đổi nguyên liệu từ nhân tôm thịt sang đậu xanh hoặc nấm để tạo thành món bánh nậm chay. Phiên bản đặc biệt này phù hợp với những tín đồ ăn chay hoặc yêu thích các món ăn thanh đạm. Ngoài ra, bánh nậm chay còn được người Huế dùng trong các mâm lễ cúng giao thừa, ngày rằm, mùng 1 âm lịch.