Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Núi Nhạn không chỉ nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên và giá trị văn hóa mà còn ấn tượng bởi nét ẩm thực đặc trưng của người dân xứ Nẫu.
Những món ăn thể hiện sự đa dạng về ẩm thực dưới chân núi Nhạn. Ảnh: Thanh Quỳnh
Không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp thiên nhiên, núi Nhạn còn được du khách nhớ đến nhờ những món ăn đặc trưng của thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (cũ), nay là phường Tuy Hòa, tỉnh Đắk Lắk (mới).
Bánh bèo được để vào trong chén nhỏ. Ảnh: Thanh Quỳnh
Các món ăn được bày bán dưới chân núi Nhạn bao gồm: Bánh bèo, bánh xèo hải sản, bún chả cá, bánh bột lọc, chả ram tôm đất, bánh canh cá…
Các món ăn đều được chủ quán chế biến tại chỗ, bảo đảm độ tươi ngon và nóng hổi. Hương vị của các món ăn cũng rất đậm đà, phù hợp với khẩu vị của nhiều du khách.
Bánh bột lọc được quán làm tại chỗ. Ảnh: Thanh Quỳnh
Bên cạnh sự đa dạng về món ăn, các quán ăn dưới chân núi Nhạn cũng có giá cả bình dân, phù hợp với túi tiền của nhiều người.
Trong số các đặc sản bình dân ở chân núi Nhạn, bánh bèo thường được gọi tên đầu tiên. Bánh này được làm từ bột gạo tươi, đảm bảo độ mềm mại và dẻo ngon.
Món bánh bèo được nhiều du khách lựa chọn thưởng thức mỗi khi đến núi Nhạn. Ảnh: Thanh Quỳnh
Quy trình làm bánh bèo bao gồm ngâm bột, xay nhuyễn để tạo thành một hỗn hợp mịn màng. Sau đó, bột được đổ vào từng khuôn nhỏ và hấp cách thủy.
Khi bánh chín, bánh sẽ được rắc chà bông, mỡ hành và bánh mì lên trên. Bánh được làm tới đâu, bán tới đó, luôn nóng hổi và đảm bảo độ ngon.
Món bánh canh chả cá được bán dưới chân núi Nhạn. Ảnh: Thanh Quỳnh
Chị Đinh Thị Thảo, đại diện quán Tháp Nhạn trên đường Lê Trung Kiên, phường Tuy Hòa cho biết, quán mở bán khoảng 20 năm.
Trước đây, quán do mẹ chị Thảo làm chủ, xuất phát từ một quán nhỏ bán bánh bèo - đặc sản của người dân xứ Nẫu. Sau đó, quán đã thêm vào nhiều món như bánh xèo, bánh hỏi, bánh canh và bún cá để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thực khách.
Nhờ sự ủng hộ từ du khách khắp nơi, quán của gia đình chị Thảo ngày càng phát triển và thu hút đông đảo khách hàng.
Chị Thảo và năm anh chị em trong gia đình đã cùng nhau xắn tay vào công việc, phục vụ suốt năm, không nghỉ ngày nào, kể cả dịp lễ, Tết.
Du khách thưởng thức món ăn dưới chân núi Nhạn. Ảnh: Thanh Quỳnh
Núi Nhạn có độ cao khoảng 60m so với mực nước biển, chu vi chân núi khoảng 1,5km; phía Nam giáp đường Bạch Đằng và Sông Chùa (một phụ lưu của sông Đà Rằng), trong khi phía Đông, Tây và Bắc giáp khu dân cư.
Trên núi có tháp Nhạn, di tích kiến trúc đền tháp Champa cổ, niên đại khoảng thế kỷ XI. Năm 2018, tháp Nhạn được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Di tích này đã trở thành điểm đến của rất nhiều du khách, đặc biệt vào dịp lễ, Tết.
Trên núi Nhạn có tháp Nhạn - Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Ảnh: Thanh Quỳnh

Không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp thiên nhiên, núi Nhạn còn được du khách nhớ đến nhờ những món ăn đặc trưng của thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (cũ), nay là phường Tuy Hòa, tỉnh Đắk Lắk (mới).

Các món ăn được bày bán dưới chân núi Nhạn bao gồm: Bánh bèo, bánh xèo hải sản, bún chả cá, bánh bột lọc, chả ram tôm đất, bánh canh cá…
Các món ăn đều được chủ quán chế biến tại chỗ, bảo đảm độ tươi ngon và nóng hổi. Hương vị của các món ăn cũng rất đậm đà, phù hợp với khẩu vị của nhiều du khách.

Bên cạnh sự đa dạng về món ăn, các quán ăn dưới chân núi Nhạn cũng có giá cả bình dân, phù hợp với túi tiền của nhiều người.
Trong số các đặc sản bình dân ở chân núi Nhạn, bánh bèo thường được gọi tên đầu tiên. Bánh này được làm từ bột gạo tươi, đảm bảo độ mềm mại và dẻo ngon.

Quy trình làm bánh bèo bao gồm ngâm bột, xay nhuyễn để tạo thành một hỗn hợp mịn màng. Sau đó, bột được đổ vào từng khuôn nhỏ và hấp cách thủy.
Khi bánh chín, bánh sẽ được rắc chà bông, mỡ hành và bánh mì lên trên. Bánh được làm tới đâu, bán tới đó, luôn nóng hổi và đảm bảo độ ngon.

Chị Đinh Thị Thảo, đại diện quán Tháp Nhạn trên đường Lê Trung Kiên, phường Tuy Hòa cho biết, quán mở bán khoảng 20 năm.
Trước đây, quán do mẹ chị Thảo làm chủ, xuất phát từ một quán nhỏ bán bánh bèo - đặc sản của người dân xứ Nẫu. Sau đó, quán đã thêm vào nhiều món như bánh xèo, bánh hỏi, bánh canh và bún cá để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thực khách.
Nhờ sự ủng hộ từ du khách khắp nơi, quán của gia đình chị Thảo ngày càng phát triển và thu hút đông đảo khách hàng.
Chị Thảo và năm anh chị em trong gia đình đã cùng nhau xắn tay vào công việc, phục vụ suốt năm, không nghỉ ngày nào, kể cả dịp lễ, Tết.

Núi Nhạn có độ cao khoảng 60m so với mực nước biển, chu vi chân núi khoảng 1,5km; phía Nam giáp đường Bạch Đằng và Sông Chùa (một phụ lưu của sông Đà Rằng), trong khi phía Đông, Tây và Bắc giáp khu dân cư.
Trên núi có tháp Nhạn, di tích kiến trúc đền tháp Champa cổ, niên đại khoảng thế kỷ XI. Năm 2018, tháp Nhạn được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Di tích này đã trở thành điểm đến của rất nhiều du khách, đặc biệt vào dịp lễ, Tết.
