Thưởng thức cá heo sông và loạt đặc sản miền Tây mùa nước nổi ngay ở Hà Nội

Võ Xuân Trường

Well-known member
Thưởng thức cá heo sông và loạt đặc sản miền Tây mùa nước nổi ngay ở Hà Nội

Miền Tây có những đặc sản mùa nước nổi hấp dẫn khiến thực khách tò mò ngay từ tên gọi như lẩu mắm, cá heo sông... cho đến kèo nèo, bông so đũa...
Mùa nước nổi miền Tây bắt đầu từ khoảng tháng 8 đến tháng 11 hàng năm. Con nước dâng cao nhất từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 9, mang theo nhiều sản vật độc đáo, tạo nên những món ăn hấp dẫn của người miền Tây.
Lẩu mắm
Đặc trưng nhất trong ẩm thực miền Tây phải kể đến món lẩu mắm Nam Bộ. Nổi bật với hương vị đậm đà từ mắm cá linh, nồi lẩu kết hợp với các loại rau củ tươi ngon, độc đáo của miền sông nước như kèo nèo, điên điển, bông bí, bông so đũa... Nước lẩu đậm đà, thơm lừng mùi mắm, hòa quyện cùng vị ngọt của các loại rau củ và hải sản tươi sống, mang đậm nét văn hóa của ẩm thực Nam Bộ.
Lẩu mắm Nam Bộ - món ăn hấp dẫn của người miền Tây mùa nước nổi. Ảnh: MAMMOM
Lẩu mắm Nam Bộ - món ăn hấp dẫn của người miền Tây mùa nước nổi.
Đầu bếp Nguyễn Minh Triết - bếp trưởng nhà hàng MAMMOM chuyên về ẩm thực truyền thống 3 miền tại Hà Nội, cho biết: “Mắm cá là linh hồn của món lẩu. Mắm để càng lâu ăn lại càng ngon càng đậm đà, ít nhất phải được ủ trên một năm”.
Người miền Tây khi thưởng thức lẩu mắm sẽ ăn kèm với rất nhiều loại rau bởi đây là món lẩu thiên về rau hơn là thịt. Nước lẩu mắm đậm đà nên rau, thịt hay cá tôm nhúng chín có thể ăn ngay không cần nước chấm. Một số người ăn kèm nước mắm hoặc mắm me chua ngọt, tùy theo khẩu vị.
Đầu bếp Nguyễn Minh Triết chế biến lẩu mắm Nam Bộ.
Cá heo sông
Ẩm thực miền Tây còn nhiều sản vật đặc trưng chỉ mùa nước nổi mới có. Trong đó, phải kể đến cá heo sông. Loài cá có hình dáng nhỏ bé, chỉ dài khoảng 5 - 10 cm, da trơn màu xanh ngọc bích, mỏ nhọn, hai bên mang cá có ngạnh cong.
Cá heo sông nướng muối ớt. Ảnh: MAMMOM
Cá heo sông nướng muối ớt.
Đầu bếp Nguyễn Minh Triết bật mí, loài này có tên gọi cá heo bởi mỗi khi bắt lên khỏi mặt nước, chúng sẽ phát ra tiếng kêu “éc éc” như tiếng heo kêu. Loài cá này chỉ xuất hiện nhiều vào mùa nước nổi, được người dân miền Tây chế biến thành nhiều món khác nhau.
Có nhiều món ngon từ cá heo sông như cá heo sông kho tộ, cá heo kho sả ớt, cá heo nấu canh..., hấp dẫn nhất là cá heo nướng muối ớt. Da cá nướng có độ dai hơn hẳn các loài cá nước ngọt khác, thịt bên trong mềm, ẩm, đặc biệt là lớp mỡ béo ngậy dưới da, kết hợp với muối ớt tẩm ướp bên ngoài, tạo nên hương vị thơm ngon, lạ miệng.
Gỏi
Dân dã hơn trong thực đơn của người miền Tây còn có món gỏi bông súng trộn tép đồng chiên giòn, bánh cống Sóc Trăng, cơm nắm khô cá lóc mắm me hay chuối sáp xào cốt dừa... Riêng gỏi bông súng trộn tép đồng chiên giòn gồm bông súng, tép đồng chiên giòn, rau thơm hỗn hợp và bông điên điển - loài hoa chỉ nở rộ vào mùa nước nổi.
Gỏi
Gỏi bông súng trộn tép đồng chiên giòn.
Theo đầu bếp Nguyễn Minh Triết, thời gian bông điên điển nở kéo dài khoảng 3-4 tháng. Khi mùa lũ về, bông điên điển với màu vàng rực rỡ trở thành điểm nhấn không thể thiếu trong bữa cơm người miền Tây.
“Một điểm đặc biệt là trong mùa nước nổi, bông súng vươn cao theo dòng nước, mang lại vị ngọt mát tự nhiên. Tép đồng mùa này ăn nhiều loại sinh vật phù du, thịt ngọt thơm đặc biệt.
Bông điên điển cùng các loại rau hỗn hợp làm tăng vị tươi mát, thơm dịu đặc trưng cho món ăn. Thưởng thức món gỏi này là chạm đến hương vị tinh túy, chân thật nhất của miền sông nước”, đầu bếp chia sẻ.
Bánh cống Sóc Trăng. Ảnh: MAMMOM
Bánh cống Sóc Trăng.
Cơm chan nước dừa cũng là một trong những món ăn dân dã của người miền Tây. Ảnh: MAMMOM
Cơm chan nước dừa cũng là một trong những món ăn dân dã của người miền Tây.
Trước đây, thực khách phải đến tận miền Tây đúng dịp mùa nước nổi mới có cơ hội thưởng thức những món ngon từ sản vật độc đáo nơi đây. Tuy nhiên ngày nay, một số nhà hàng đưa các món ăn hấp dẫn này vào thực đơn, mang đến trải nghiệm trọn vẹn, chuẩn vị nhất cho thực khách tại Hà Nội.
 
Bên trên