Nguyễn May
Well-known member
Theo các trang dự báo thời tiết, hôm nay, lượng tia cực tím tại TP.HCM đạt ngưỡng 12-13. Đây là mức nguy hại, có thể gây bỏng rát, ung thư da.
Theo trang Accuweather (website dự báo thời tiết của Mỹ), TP.HCM đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất lên tới 38 độ C trong hôm nay (24/4). Bên cạnh đó, chỉ số tia cực tím (UV) cũng ở mức rất cao 13.
Còn theo trang dự báo thời tiết Weather Online (Anh), chỉ số tia UV ở TP.HCM ngày hôm nay ở mức 12. Đây là mức nguy hại, có thể gây bỏng rát, ung thư da.
Nhiều tác hại cho làn da
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hôm nay, khu vực Nam Bộ có chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím là 10. Đây là mức có chỉ số gây hại rất cao.
Cơ quan này cảnh báo khi chỉ số tia cực tím ở mức từ 9-10, người dân cần hạn chế ra ngoài trời vào thời điểm ban trưa, nên ở dưới bóng mát lúc này việc đeo kính râm, đội mũ là bắt buộc.
Dự báo trong 3 ngày tới, TP.HCM tiếp tục duy trì nắng nóng gay gắt trên diện rộng. Nhiệt độ cao nhất 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C, độ ẩm thấp nhất 40-55%.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo khi chỉ số tia UV mức 8-10, nếu ở ngoài nắng khoảng 25 phút có thể bị bỏng da. Khi chỉ số tia UV từ mức 11 trở lên, nguy cơ da bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời khoảng 10 phút. Tia UV ở mức 12 rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Trao đổi với Zing, bác sĩ chuyên khoa II Bùi Mạnh Hà, Trưởng phòng chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết vào mùa nắng nóng, bệnh viện thường tiếp nhận nhiều ca bị cháy nắng, nhiễm trùng da, mụn nhọt, viêm kẽ, dị ứng... Trong đó, các vấn đề như cháy nắng, nhiễm nấm hay viêm da ánh sáng rất phổ biến.
Vị chuyên gia cho biết tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong thời gian dài gây ra nhiều tác hại cho làn da. Đối với ảnh hưởng trực tiếp, nó khiến da bị bỏng nắng (hay còn gọi là cháy nắng) với nhiều mức độ. Ban đầu, da có thể ửng đỏ, rát nhẹ. Trong trường hợp nặng, nó khiến da bị phồng, rộp và tạo thành những bọng nước.
Ánh nắng mặt trời chứa rất nhiều tia cực tím. Nồng độ tia cực tím cao có thể làm chết tế bào da, thay đổi các hoạt chất di truyền của da, từ đó gây ra biến dị, đột biến hay hư hỏng về gene. Sự hư hỏng về gene và ADN có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư da.
Làm gì khi bị cháy nắng?
Bác sĩ da liễu Huỳnh Thị Như Mỹ, Đại học Y Dược TP.HCM, cho hay khi không may bị cháy nắng, bạn cần ngâm tay trong nước mát hoặc để tay dưới vòi nước và cho chảy liên tục đến khi nào da cảm thấy dịu, không còn cảm giác nóng rát. Sau đó, bạn dùng khăn mềm lau khô da nhẹ nhàng, tránh ma sát mạnh làm tăng tổn thương da.
Đồng thời, để thúc đẩy quá trình chữa lành da, bạn nên thoa sản phẩm chứa các thành phần có tính phục hồi và dưỡng ẩm như panthenol, hyaluronic axit, gel lô hội, kẽm oxit…
Ngoài ra, bạn cần bổ sung nhiều nước, trái cây và rau củ để tăng cường phục hồi da từ bên trong.
Tuy nhiên, khi tình trạng đau rát kéo dài kèm theo nổi nhiều mụn nước, bạn nên đến khám tại các cơ sở y khoa để được điều trị kịp thời.
Vị chuyên gia này khuyến cáo dưới thời tiết nắng nóng với chỉ số UV cao, để ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời, lựa chọn hàng đầu vẫn là dùng kem chống nắng.
Trước khi đi ra ngoài, bạn nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng, có thể bảo vệ khỏi UVA, UVB và có tính kháng nước, chống trôi nếu thường xuyên hoạt động ngoài trời.
Bên cạnh đó, chống nắng cơ học cũng rất cần thiết. Bạn nên mặc các trang phục dài tay có UPF (chỉ số bảo vệ khỏi tia tử ngoại cho các sản phẩm may mặc), mang nón rộng vành và đeo kính râm. Trong khoảng 10-16h, bạn cần hạn chế ra ngoài hoặc chỉ sinh hoạt trong văn phòng, nhà ở, nơi có bóng râm.
Ngoài ra, để tăng cường bảo vệ da từ bên trong và ngăn ngừa lão hóa sớm, bạn có thể bổ sung thêm viên uống chống nắng theo đúng khuyến nghị trên bao bì sản phẩm hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mục Sức khỏe giới thiệu cuốn Ăn gì không chết. Cuốn sách là một khảo cứu của bác sĩ Michael Greger sau khi ông xem xét tỉ mỉ 15 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chết trẻ ở Mỹ để giải thích tại sao can thiệp dinh dưỡng và lối sống có thể giúp ta khỏe mạnh hơn, ví dụ như mối liên hệ giữa thịt gà và ung thư tuyến tụy, hoặc bệnh tiểu đường và đậu.
Theo trang Accuweather (website dự báo thời tiết của Mỹ), TP.HCM đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất lên tới 38 độ C trong hôm nay (24/4). Bên cạnh đó, chỉ số tia cực tím (UV) cũng ở mức rất cao 13.
Còn theo trang dự báo thời tiết Weather Online (Anh), chỉ số tia UV ở TP.HCM ngày hôm nay ở mức 12. Đây là mức nguy hại, có thể gây bỏng rát, ung thư da.
Nhiều tác hại cho làn da
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hôm nay, khu vực Nam Bộ có chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím là 10. Đây là mức có chỉ số gây hại rất cao.
Cơ quan này cảnh báo khi chỉ số tia cực tím ở mức từ 9-10, người dân cần hạn chế ra ngoài trời vào thời điểm ban trưa, nên ở dưới bóng mát lúc này việc đeo kính râm, đội mũ là bắt buộc.
Dự báo trong 3 ngày tới, TP.HCM tiếp tục duy trì nắng nóng gay gắt trên diện rộng. Nhiệt độ cao nhất 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C, độ ẩm thấp nhất 40-55%.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo khi chỉ số tia UV mức 8-10, nếu ở ngoài nắng khoảng 25 phút có thể bị bỏng da. Khi chỉ số tia UV từ mức 11 trở lên, nguy cơ da bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời khoảng 10 phút. Tia UV ở mức 12 rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Trao đổi với Zing, bác sĩ chuyên khoa II Bùi Mạnh Hà, Trưởng phòng chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết vào mùa nắng nóng, bệnh viện thường tiếp nhận nhiều ca bị cháy nắng, nhiễm trùng da, mụn nhọt, viêm kẽ, dị ứng... Trong đó, các vấn đề như cháy nắng, nhiễm nấm hay viêm da ánh sáng rất phổ biến.
Vị chuyên gia cho biết tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong thời gian dài gây ra nhiều tác hại cho làn da. Đối với ảnh hưởng trực tiếp, nó khiến da bị bỏng nắng (hay còn gọi là cháy nắng) với nhiều mức độ. Ban đầu, da có thể ửng đỏ, rát nhẹ. Trong trường hợp nặng, nó khiến da bị phồng, rộp và tạo thành những bọng nước.
Ánh nắng mặt trời chứa rất nhiều tia cực tím. Nồng độ tia cực tím cao có thể làm chết tế bào da, thay đổi các hoạt chất di truyền của da, từ đó gây ra biến dị, đột biến hay hư hỏng về gene. Sự hư hỏng về gene và ADN có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư da.
Làm gì khi bị cháy nắng?
Bác sĩ da liễu Huỳnh Thị Như Mỹ, Đại học Y Dược TP.HCM, cho hay khi không may bị cháy nắng, bạn cần ngâm tay trong nước mát hoặc để tay dưới vòi nước và cho chảy liên tục đến khi nào da cảm thấy dịu, không còn cảm giác nóng rát. Sau đó, bạn dùng khăn mềm lau khô da nhẹ nhàng, tránh ma sát mạnh làm tăng tổn thương da.
Đồng thời, để thúc đẩy quá trình chữa lành da, bạn nên thoa sản phẩm chứa các thành phần có tính phục hồi và dưỡng ẩm như panthenol, hyaluronic axit, gel lô hội, kẽm oxit…
Ngoài ra, bạn cần bổ sung nhiều nước, trái cây và rau củ để tăng cường phục hồi da từ bên trong.
Tuy nhiên, khi tình trạng đau rát kéo dài kèm theo nổi nhiều mụn nước, bạn nên đến khám tại các cơ sở y khoa để được điều trị kịp thời.
Vị chuyên gia này khuyến cáo dưới thời tiết nắng nóng với chỉ số UV cao, để ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời, lựa chọn hàng đầu vẫn là dùng kem chống nắng.
Trước khi đi ra ngoài, bạn nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng, có thể bảo vệ khỏi UVA, UVB và có tính kháng nước, chống trôi nếu thường xuyên hoạt động ngoài trời.
Bên cạnh đó, chống nắng cơ học cũng rất cần thiết. Bạn nên mặc các trang phục dài tay có UPF (chỉ số bảo vệ khỏi tia tử ngoại cho các sản phẩm may mặc), mang nón rộng vành và đeo kính râm. Trong khoảng 10-16h, bạn cần hạn chế ra ngoài hoặc chỉ sinh hoạt trong văn phòng, nhà ở, nơi có bóng râm.
Ngoài ra, để tăng cường bảo vệ da từ bên trong và ngăn ngừa lão hóa sớm, bạn có thể bổ sung thêm viên uống chống nắng theo đúng khuyến nghị trên bao bì sản phẩm hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mục Sức khỏe giới thiệu cuốn Ăn gì không chết. Cuốn sách là một khảo cứu của bác sĩ Michael Greger sau khi ông xem xét tỉ mỉ 15 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chết trẻ ở Mỹ để giải thích tại sao can thiệp dinh dưỡng và lối sống có thể giúp ta khỏe mạnh hơn, ví dụ như mối liên hệ giữa thịt gà và ung thư tuyến tụy, hoặc bệnh tiểu đường và đậu.