Nhiều người tự ý sử dụng các loại thuốc bổ não mà không biết rằng sử dụng các loại thuốc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ hại sức khỏe. Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1Các loại thuốc bổ trợ hoạt động não bộ thường dùng
Một số loại thuốc bổ trợ cho hoạt động não bộ thường dùng như:
Thuốc Cinnarizine
Thuốc Cerebrolysin
Thuốc Citicoline
Hiện nay, khi bị nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt hoặc cảm thấy đầu óc mệt mỏi, nhiều người thường tìm đến các loại thuốc bổ não hoặc dưỡng não. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đáng ngại.
Gây ra nhiều tác dụng phụ đáng ngại
Ngoài ra, những người cao tuổi bị giảm trí nhớ do lão hóa cũng thường mua hoặc được biếu tặng các loại thuốc bổ não này, với mong muốn giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, lú lẫn tuổi già. Thậm chí, một số người còn tự tiêm thuốc bổ não định kỳ để giữ được đầu óc minh mẫn khi tuổi đã cao.
Những người thường xuyên học tập hay làm việc căng thẳng cũng thường sử dụng các loại thuốc bổ não hoặc dưỡng não mà không biết rõ những hệ lụy có thể xảy ra nếu sử dụng không đúng cách.
Không sử dụng đúng cách có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Theo thông tin từ ThS. Lê Quốc Thịnh trên báo Sức Khỏe Đời Sống, việc sử dụng thuốc bổ não tùy tiện có thể gây ra nhiều tác dụng phụ rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy, nhức đầu, mất ngủ,...
Một số loại thuốc có thể khiến nồng độ insulin bất thường và ảnh hưởng đến việc điều trị đái tháo đường. Ngoài ra, khi kết hợp với những loại thuốc giúp chống đông máu hoặc thuốc kháng sinh, nguy cơ chảy máu cũng tăng lên.
Việc sử dụng thuốc bổ não cần phải được bác sĩ hướng dẫn và theo dõi kỹ càng để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho sức khỏe.
3Những lưu ý khi sử dụng thuốc bổ não an toàn
Những người có tiền sử mắc một số bệnh lý như bệnh tim, tiểu đường, rối loạn đường ruột, rối loạn thần kinh và các bệnh lý về da cần phải cẩn trọng khi sử dụng thuốc.
Thuốc bổ não có thể khiến nồng độ insulin bất thường
Mặc dù một số loại thuốc tốt cho não nhưng lại không phù hợp với những người phải điều khiển phương tiện giao thông, vì sau khi uống thuốc người sử dụng sẽ cảm thấy buồn ngủ và rất nguy hiểm khi đang tham gia giao thông.
Gây buồn ngủ khi lái xe
Các loại thuốc "bổ não" có thể gây ra hiện tượng co giật đối với những bệnh nhân dị ứng với thành phần của thuốc và bệnh nhân có bệnh lý thần kinh cũng không nên tự ý sử dụng nhóm thuốc này để tránh gây kích thích thần kinh làm bệnh tình trầm trọng hơn.
Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
Vì thuốc bổ não cũng có tác dụng phụ và chống chỉ định, do đó không nên tự ý sử dụng các loại thuốc này, đặc biệt là trong thời gian dài. Khi sử dụng, cần có sự tư vấn và chỉ định dùng thuốc của các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh tác dụng phụ không mong muốn.
1Các loại thuốc bổ trợ hoạt động não bộ thường dùng
Một số loại thuốc bổ trợ cho hoạt động não bộ thường dùng như:
- Thuốc Cinnarizine được sử dụng để điều trị rối loạn tiền đình, say tàu xe bằng cách tăng cường lượng oxy ở não và giảm hoạt tính co mạch để tăng cường vận chuyển máu bổ sung cho hoạt động của não bộ. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc này, người dùng có thể gặp một số tác dụng phụ như đau nhức vùng thượng vị và rối loạn tiêu hóa. Thuốc không nên sử dụng cho người cao tuổi trong thời gian dài và cần tuân theo liều lượng và thời gian dùng thuốc để tránh tác dụng phụ.
- Thuốc Cerebrolysin có tác dụng điều hòa chức năng của các tế bào thần kinh và giúp tăng cường vận chuyển máu bổ sung cho não. Thuốc thường dùng dạng tiêm và phải có chỉ định của bác sĩ để tránh tai biến không mong muốn.
- Thuốc Citicoline thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần và được sử dụng trong nhiều loại thuốc dành cho não bộ với khả năng chống tổn thương não, tăng cường chức năng dẫn truyền thần kinh của não bộ và giúp tăng cường trí nhớ. Thuốc được bào chế với nhiều dạng như dung dịch tiêm hoặc uống, viên nén, viên nang mềm.
- Ngoài ra, còn có các thuốc như Piracetam, Ginkgo Biloba,... và các vitamin B cũng đều là các nhóm thuốc có tác động đến não bộ và hệ thần kinh.
Hiện nay, khi bị nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt hoặc cảm thấy đầu óc mệt mỏi, nhiều người thường tìm đến các loại thuốc bổ não hoặc dưỡng não. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đáng ngại.
Ngoài ra, những người cao tuổi bị giảm trí nhớ do lão hóa cũng thường mua hoặc được biếu tặng các loại thuốc bổ não này, với mong muốn giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, lú lẫn tuổi già. Thậm chí, một số người còn tự tiêm thuốc bổ não định kỳ để giữ được đầu óc minh mẫn khi tuổi đã cao.
Những người thường xuyên học tập hay làm việc căng thẳng cũng thường sử dụng các loại thuốc bổ não hoặc dưỡng não mà không biết rõ những hệ lụy có thể xảy ra nếu sử dụng không đúng cách.
Theo thông tin từ ThS. Lê Quốc Thịnh trên báo Sức Khỏe Đời Sống, việc sử dụng thuốc bổ não tùy tiện có thể gây ra nhiều tác dụng phụ rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy, nhức đầu, mất ngủ,...
Một số loại thuốc có thể khiến nồng độ insulin bất thường và ảnh hưởng đến việc điều trị đái tháo đường. Ngoài ra, khi kết hợp với những loại thuốc giúp chống đông máu hoặc thuốc kháng sinh, nguy cơ chảy máu cũng tăng lên.
Việc sử dụng thuốc bổ não cần phải được bác sĩ hướng dẫn và theo dõi kỹ càng để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho sức khỏe.
3Những lưu ý khi sử dụng thuốc bổ não an toàn
Những người có tiền sử mắc một số bệnh lý như bệnh tim, tiểu đường, rối loạn đường ruột, rối loạn thần kinh và các bệnh lý về da cần phải cẩn trọng khi sử dụng thuốc.
Mặc dù một số loại thuốc tốt cho não nhưng lại không phù hợp với những người phải điều khiển phương tiện giao thông, vì sau khi uống thuốc người sử dụng sẽ cảm thấy buồn ngủ và rất nguy hiểm khi đang tham gia giao thông.
Các loại thuốc "bổ não" có thể gây ra hiện tượng co giật đối với những bệnh nhân dị ứng với thành phần của thuốc và bệnh nhân có bệnh lý thần kinh cũng không nên tự ý sử dụng nhóm thuốc này để tránh gây kích thích thần kinh làm bệnh tình trầm trọng hơn.
Vì thuốc bổ não cũng có tác dụng phụ và chống chỉ định, do đó không nên tự ý sử dụng các loại thuốc này, đặc biệt là trong thời gian dài. Khi sử dụng, cần có sự tư vấn và chỉ định dùng thuốc của các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh tác dụng phụ không mong muốn.