Võ Xuân Trường
Well-known member
Tiệm vỏ bánh gối hơn 30 năm tuổi ở phố cổ, ngày bán hàng vạn chiếc
Ban đầu vốn là cơ sở sản xuất mì vằn thắn, tiệm vỏ bánh gối trên phố Lương Văn Can đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân Hà Thành sành ăn hơn 30 năm qua.
Vỏ bánh gối mỏng nhưng đủ dai để không vỡ khi gói nhân, chiên. Ảnh: Nguyễn Đạt
Bánh gối là một trong những đặc sản bình dân của Hà Nội. Để làm ra một chiếc bánh gối thơm ngon, người thợ phải bỏ ra không ít công sức. Trong đó, vỏ bánh là phần tốn thời gian nhất. Được làm từ bột mì, vỏ bánh gối ngon phải vừa mềm, vừa dẻo, đủ dai để khi cuốn nhân lại không bị bể, nhưng lại không được quá dày để khi rán nhanh chín, giòn rụm.
Một trong những thương hiệu sản xuất vỏ bánh gối ngon trứ danh ở Hà Nội phải kể đến tiệm Tiến Nga trên phố Lương Văn Can (Hàng Đào, Hoàn Kiếm). Từ năm 1992, đây vốn là một xưởng nhỏ để sản xuất mì vằn thắn, đến nay đã hơn 30 năm tuổi.
Bánh gối là đặc sản đường phố tại Hà Nội. Ảnh: Foody
Chị Nguyễn Thị Loan (39 tuổi), con gái của bà Đoàn Thị Nga, tiếp quản cơ nghiệp của mẹ để lại. Chị chia sẻ thương hiệu vỏ bánh gối Lương Văn Can đã có từ đời ông bà nội.
“Ban đầu các cụ bán mì vằn thắn, là món ăn khoái khẩu của người dân thời đó, sau này chuyển dần sang bán bánh gối. Đến đời của bố mẹ và tôi bắt đầu sản xuất thêm các loại như vỏ há cảo, sủi cảo, sợi mì Ý và mì Ramen”, chị nói.
Nói về hương vị đặc biệt của vỏ bánh gối, chị Loan chia sẻ: “Vỏ bánh gối được làm hoàn toàn từ bột mì, không có thêm bất kỳ chất phụ gia hay hương liệu. Nhờ có công thức gia truyền, mà vỏ gối sau khi cán mềm, mỏng nhưng không dễ vỡ, không bị dính vào nhau nhưng lại phải dễ dàng khi gói bánh, khi chiên lên vỏ bánh vàng ươm, giòn rụm từ bên trong ra bên ngoài, có mùi thơm ngậy nhẹ của bột mì”.
Bánh gối gia truyền ở phố cổ chuẩn vị và có mùi thơm đặc trưng mà không nơi nào có được. “Rất nhiều người, nhiều nơi về đây muốn xin học nghề hoặc xin công thức nhưng gia đình chị đều từ chối chia sẻ”, chị tiết lộ.
Vỏ bánh gối gia truyền vẫn luôn giữ được hương vị riêng. Ảnh: Tiến Nga
Khi chiên lên, vỏ bánh để lâu vẫn giòn, không bị dai và ỉu. Khi kết hợp với các loại nhân đặc trưng của bánh gối phố cổ như trứng, lạp xưởng... tạo nên một trải nghiệm vị giác độc đáo.
Một ngày tiệm có thể bán được tới hàng vạn chiếc, chủ yếu là xuất đi các tỉnh với số lượng lớn, từ các tỉnh miền Bắc như Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ... đến cả các tỉnh trong miền Nam. Số lượng này vẫn tăng lên mỗi ngày nhờ kết hợp sản xuất cả các món mới như sợi mỳ Ý, mỳ Ramen... để phù hợp với thị hiếu của giới trẻ.
Vỏ bánh gối giá 15.000 đồng/chục chiếc, ngoài ra các mặt hàng khác như sợi mỳ vằn thắn, mỳ Ý, mỳ Ramen, vỏ sủi cảo, há cảo... cũng có mức giá hợp lý. Hơn nữa, không chỉ người Việt mà còn có các du khách nước ngoài cũng mua thử để trải nghiệm hương vị của món ăn vặt đặc sản thủ đô mỗi lần ghé thăm khu phố cổ này.
Nằm ngay giữa phố cổ Hà Nội, cơ sở thu hút nhiều khách hàng đến mua và thưởng thức. Ảnh: Minh Anh
Ban đầu vốn là cơ sở sản xuất mì vằn thắn, tiệm vỏ bánh gối trên phố Lương Văn Can đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân Hà Thành sành ăn hơn 30 năm qua.
Vỏ bánh gối mỏng nhưng đủ dai để không vỡ khi gói nhân, chiên. Ảnh: Nguyễn Đạt
Bánh gối là một trong những đặc sản bình dân của Hà Nội. Để làm ra một chiếc bánh gối thơm ngon, người thợ phải bỏ ra không ít công sức. Trong đó, vỏ bánh là phần tốn thời gian nhất. Được làm từ bột mì, vỏ bánh gối ngon phải vừa mềm, vừa dẻo, đủ dai để khi cuốn nhân lại không bị bể, nhưng lại không được quá dày để khi rán nhanh chín, giòn rụm.
Một trong những thương hiệu sản xuất vỏ bánh gối ngon trứ danh ở Hà Nội phải kể đến tiệm Tiến Nga trên phố Lương Văn Can (Hàng Đào, Hoàn Kiếm). Từ năm 1992, đây vốn là một xưởng nhỏ để sản xuất mì vằn thắn, đến nay đã hơn 30 năm tuổi.
Chị Nguyễn Thị Loan (39 tuổi), con gái của bà Đoàn Thị Nga, tiếp quản cơ nghiệp của mẹ để lại. Chị chia sẻ thương hiệu vỏ bánh gối Lương Văn Can đã có từ đời ông bà nội.
“Ban đầu các cụ bán mì vằn thắn, là món ăn khoái khẩu của người dân thời đó, sau này chuyển dần sang bán bánh gối. Đến đời của bố mẹ và tôi bắt đầu sản xuất thêm các loại như vỏ há cảo, sủi cảo, sợi mì Ý và mì Ramen”, chị nói.
Nói về hương vị đặc biệt của vỏ bánh gối, chị Loan chia sẻ: “Vỏ bánh gối được làm hoàn toàn từ bột mì, không có thêm bất kỳ chất phụ gia hay hương liệu. Nhờ có công thức gia truyền, mà vỏ gối sau khi cán mềm, mỏng nhưng không dễ vỡ, không bị dính vào nhau nhưng lại phải dễ dàng khi gói bánh, khi chiên lên vỏ bánh vàng ươm, giòn rụm từ bên trong ra bên ngoài, có mùi thơm ngậy nhẹ của bột mì”.
Bánh gối gia truyền ở phố cổ chuẩn vị và có mùi thơm đặc trưng mà không nơi nào có được. “Rất nhiều người, nhiều nơi về đây muốn xin học nghề hoặc xin công thức nhưng gia đình chị đều từ chối chia sẻ”, chị tiết lộ.
Khi chiên lên, vỏ bánh để lâu vẫn giòn, không bị dai và ỉu. Khi kết hợp với các loại nhân đặc trưng của bánh gối phố cổ như trứng, lạp xưởng... tạo nên một trải nghiệm vị giác độc đáo.
Một ngày tiệm có thể bán được tới hàng vạn chiếc, chủ yếu là xuất đi các tỉnh với số lượng lớn, từ các tỉnh miền Bắc như Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ... đến cả các tỉnh trong miền Nam. Số lượng này vẫn tăng lên mỗi ngày nhờ kết hợp sản xuất cả các món mới như sợi mỳ Ý, mỳ Ramen... để phù hợp với thị hiếu của giới trẻ.
Vỏ bánh gối giá 15.000 đồng/chục chiếc, ngoài ra các mặt hàng khác như sợi mỳ vằn thắn, mỳ Ý, mỳ Ramen, vỏ sủi cảo, há cảo... cũng có mức giá hợp lý. Hơn nữa, không chỉ người Việt mà còn có các du khách nước ngoài cũng mua thử để trải nghiệm hương vị của món ăn vặt đặc sản thủ đô mỗi lần ghé thăm khu phố cổ này.