Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Sau hơn 7 tháng siết thu phí tham quan, Hội An thu được 190 tỷ đồng, gấp 5 lần năm trước và bằng 2/3 năm 2019, trước khi Covid bùng phát.
Trả lời VnExpress, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND thành phố Hội An cho biết hơn 1,6 triệu lượt vé tham quan khu di sản phố cổ Hội An đã được bán ra trong năm nay, tăng hơn 166% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách quốc tế là 1,4 triệu lượt và khách Việt gần 220.000 lượt (tăng 20%). Số tiền bán vé đạt 190 tỷ đồng, cao gấp 5 lần năm 2022, bằng gần 70% năm 2019. Tiền vé Năm 2021, giai đoạn thấp điểm nhất, tiền bán vé chỉ đạt 1,4 tỷ đồng.
Ông Sơn đánh giá số tiền thu được từ việc bán vé đã đóng góp cho ngành du lịch phố cổ như mở rộng không gian cây xanh và khuôn viên đô thị, đầu tư hạ tầng phục vụ du khách. Hiện tại, đa số công ty lữ hành, khách đoàn đều đã chủ động tới quầy để mua vé tham quan.
Hội An thực hiện bán vé khách theo đoàn từ 15/5, còn khách lẻ vào phố cổ ăn uống, chụp ảnh không bắt buộc mua vé. Các điểm vào phố cổ có người chào mời, hướng dẫn tham quan cụ thể. Giá vé là 120.000 đồng với khách quốc tế và 80.000 đồng một lượt khách nội địa.
Các đoàn khách đến Hội An sẽ được kiểm soát từ xa (bãi xe) và có hướng dẫn đi theo các tuyến. Trong phố cổ cũng có người kiểm soát. Khách nếu bị phát hiện không mua vé sẽ mời ra ngoài, hướng dẫn viên bị xử phạt theo quy định.
Một đoàn khách nước ngoài tham quan Hội An chiều 11/5. Ảnh: Đắc Thành
Theo ông Tống Quốc Hưng, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin thành phố Hội An, trong năm 2023, hầu hết chỉ tiêu của du lịch thành phố đạt khoảng 70% so với năm 2019 và đang trong quá trình phục hồi hoàn toàn.
Năm nay, Hội An đón khoảng 4 triệu lượt khách, tăng gần 100% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy khách quốc tế đạt 3 triệu lượt, tăng hơn 320% so với cùng kỳ, khách Việt chỉ đạt một triệu lượt, bằng 77% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu toàn ngành du lịch đạt hơn 4.100 tỷ đồng, tăng hơn 200% so với cùng kỳ.
Đại diện phòng Văn hóa Thông tin nhận xét tỷ trọng khách quốc tế đến Hội An đã phục hồi tương đương giai đoạn trước dịch, chiếm trên 70%. Hàn Quốc là thị trường đưa khách du lịch quốc tế hàng đầu tới Hội An với hơn 215.300 lượt, chiếm tỷ trọng gần 21%, tiếp theo là Đài Loan và Australia với lần lượt gần 138.000 lượt khách (chiếm hơn 13%) và gần 84.000 lượt khách (chiếm hơn 8%). Du khách Malaysia đứng thứ 5 với gần 60.000 lượt khách, chiếm gần 6%.
Khách đến từ châu Âu, đi theo đoàn, có sự gia tăng vào những tháng cuối năm, nằm trong top 10 thị trường gửi khách đến Hội An, gồm khách Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha.
Với thị trường Việt Nam, ông Hưng cho biết khách lưu trú chủ yếu đến từ các địa phương ở phía bắc và các tỉnh miền trung. Khách Việt đến Hội An vào những kỳ nghỉ lễ cũng ít hơn so với năm 2022. Khách đi theo nhóm bạn, nhóm gia đình đến từ Đà Nẵng, Tam Kỳ sụt giảm nhiều so với mọi năm. Do đó, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn do sử dụng loa kẹo kéo của các cơ sở lưu trú cũng giảm.
Về chi tiêu của khách, ông Hưng nói chưa có thống kê đầy đủ nhưng quan sát dễ thấy sức chi năm nay khá thấp so với trước dịch. Lý do có thể là du khách thắt chặt chi tiêu và hàng hóa, sản phẩm lưu niệm của Hội An chưa đáp ứng được nhu cầu mua sắm. Dịch vụ được du khách sử dụng nhiều hiện nay là spa, học nấu ăn.
Khách tham quan Hội An hồi tháng 1. Ảnh: Xuân Phương
Năm nay, công suất sử dụng phòng của các cơ sở lưu trú trung bình đạt hơn 50%. Các cơ sở kinh doanh lưu trú nhỏ cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của dịch bệnh.
Đa phần các cơ sở lưu trú từ 30 phòng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do vấp phải sự cạnh tranh hạ giá của các khách sạn có quy mô từ 4 sao trở lên của các tập đoàn lớn. Các cơ sở lưu trú hạng 4-5 sao chưa phục hồi hoàn toàn do lượng khách chưa bằng giai đoạn trước dịch nhưng giá cho thuê phòng thấp hơn và chi phí đầu vào cao hơn.
Các khách sạn của người địa phương khó khăn hơn trong cạnh tranh thu hút khách do các tập đoàn lớn sau khi mua, cổ phần các khách sạn đã đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật mới, đẹp, ưu thế cạnh tranh tốt hơn. Tình trạng rao bán cơ sở lưu trú, các ngân hàng thương mại phát mãi cơ sở lưu trú để thu hồi nợ vẫn còn diễn ra khá nhiều trên địa bàn thành phố.
Theo ông Hưng, năm 2024, Hội An đặt mục tiêu đón 4,3 triệu lượt khách, tăng 7,7% so với năm 2023, doanh thu ước đạt hơn 4.500 tỷ đồng, tăng 9,64% so với cùng kỳ. Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch Hội An năm tới có thể kể đến như hoàn hành hồ sơ đề nghị công nhận Cù Lao Chàm là khu du lịch quốc gia; lập đề án xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đêm; tham gia thêm các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch.
Trả lời VnExpress, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND thành phố Hội An cho biết hơn 1,6 triệu lượt vé tham quan khu di sản phố cổ Hội An đã được bán ra trong năm nay, tăng hơn 166% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách quốc tế là 1,4 triệu lượt và khách Việt gần 220.000 lượt (tăng 20%). Số tiền bán vé đạt 190 tỷ đồng, cao gấp 5 lần năm 2022, bằng gần 70% năm 2019. Tiền vé Năm 2021, giai đoạn thấp điểm nhất, tiền bán vé chỉ đạt 1,4 tỷ đồng.
Ông Sơn đánh giá số tiền thu được từ việc bán vé đã đóng góp cho ngành du lịch phố cổ như mở rộng không gian cây xanh và khuôn viên đô thị, đầu tư hạ tầng phục vụ du khách. Hiện tại, đa số công ty lữ hành, khách đoàn đều đã chủ động tới quầy để mua vé tham quan.
Hội An thực hiện bán vé khách theo đoàn từ 15/5, còn khách lẻ vào phố cổ ăn uống, chụp ảnh không bắt buộc mua vé. Các điểm vào phố cổ có người chào mời, hướng dẫn tham quan cụ thể. Giá vé là 120.000 đồng với khách quốc tế và 80.000 đồng một lượt khách nội địa.
Các đoàn khách đến Hội An sẽ được kiểm soát từ xa (bãi xe) và có hướng dẫn đi theo các tuyến. Trong phố cổ cũng có người kiểm soát. Khách nếu bị phát hiện không mua vé sẽ mời ra ngoài, hướng dẫn viên bị xử phạt theo quy định.
Một đoàn khách nước ngoài tham quan Hội An chiều 11/5. Ảnh: Đắc Thành
Theo ông Tống Quốc Hưng, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin thành phố Hội An, trong năm 2023, hầu hết chỉ tiêu của du lịch thành phố đạt khoảng 70% so với năm 2019 và đang trong quá trình phục hồi hoàn toàn.
Năm nay, Hội An đón khoảng 4 triệu lượt khách, tăng gần 100% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy khách quốc tế đạt 3 triệu lượt, tăng hơn 320% so với cùng kỳ, khách Việt chỉ đạt một triệu lượt, bằng 77% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu toàn ngành du lịch đạt hơn 4.100 tỷ đồng, tăng hơn 200% so với cùng kỳ.
Đại diện phòng Văn hóa Thông tin nhận xét tỷ trọng khách quốc tế đến Hội An đã phục hồi tương đương giai đoạn trước dịch, chiếm trên 70%. Hàn Quốc là thị trường đưa khách du lịch quốc tế hàng đầu tới Hội An với hơn 215.300 lượt, chiếm tỷ trọng gần 21%, tiếp theo là Đài Loan và Australia với lần lượt gần 138.000 lượt khách (chiếm hơn 13%) và gần 84.000 lượt khách (chiếm hơn 8%). Du khách Malaysia đứng thứ 5 với gần 60.000 lượt khách, chiếm gần 6%.
Khách đến từ châu Âu, đi theo đoàn, có sự gia tăng vào những tháng cuối năm, nằm trong top 10 thị trường gửi khách đến Hội An, gồm khách Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha.
Với thị trường Việt Nam, ông Hưng cho biết khách lưu trú chủ yếu đến từ các địa phương ở phía bắc và các tỉnh miền trung. Khách Việt đến Hội An vào những kỳ nghỉ lễ cũng ít hơn so với năm 2022. Khách đi theo nhóm bạn, nhóm gia đình đến từ Đà Nẵng, Tam Kỳ sụt giảm nhiều so với mọi năm. Do đó, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn do sử dụng loa kẹo kéo của các cơ sở lưu trú cũng giảm.
Về chi tiêu của khách, ông Hưng nói chưa có thống kê đầy đủ nhưng quan sát dễ thấy sức chi năm nay khá thấp so với trước dịch. Lý do có thể là du khách thắt chặt chi tiêu và hàng hóa, sản phẩm lưu niệm của Hội An chưa đáp ứng được nhu cầu mua sắm. Dịch vụ được du khách sử dụng nhiều hiện nay là spa, học nấu ăn.
Khách tham quan Hội An hồi tháng 1. Ảnh: Xuân Phương
Năm nay, công suất sử dụng phòng của các cơ sở lưu trú trung bình đạt hơn 50%. Các cơ sở kinh doanh lưu trú nhỏ cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của dịch bệnh.
Đa phần các cơ sở lưu trú từ 30 phòng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do vấp phải sự cạnh tranh hạ giá của các khách sạn có quy mô từ 4 sao trở lên của các tập đoàn lớn. Các cơ sở lưu trú hạng 4-5 sao chưa phục hồi hoàn toàn do lượng khách chưa bằng giai đoạn trước dịch nhưng giá cho thuê phòng thấp hơn và chi phí đầu vào cao hơn.
Các khách sạn của người địa phương khó khăn hơn trong cạnh tranh thu hút khách do các tập đoàn lớn sau khi mua, cổ phần các khách sạn đã đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật mới, đẹp, ưu thế cạnh tranh tốt hơn. Tình trạng rao bán cơ sở lưu trú, các ngân hàng thương mại phát mãi cơ sở lưu trú để thu hồi nợ vẫn còn diễn ra khá nhiều trên địa bàn thành phố.
Theo ông Hưng, năm 2024, Hội An đặt mục tiêu đón 4,3 triệu lượt khách, tăng 7,7% so với năm 2023, doanh thu ước đạt hơn 4.500 tỷ đồng, tăng 9,64% so với cùng kỳ. Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch Hội An năm tới có thể kể đến như hoàn hành hồ sơ đề nghị công nhận Cù Lao Chàm là khu du lịch quốc gia; lập đề án xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đêm; tham gia thêm các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch.