Tiểu chủng viện trăm tuổi có kiến trúc Gothic độc đáo ở Bình Định

Võ Xuân Trường

Well-known member
Tiểu chủng viện trăm tuổi có kiến trúc Gothic độc đáo ở Bình Định

Cách trung tâm TP Quy Nhơn chỉ 10km, Tiểu chủng viện Làng Sông là di tích lịch sử đặc biệt ở Bình Định, hấp dẫn du khách bởi phong cách kiến trúc Gothic.
Theo tài liệu ghi chép, Tiểu chủng viện Làng Sông được xây dựng trong khoảng năm 1841-1850, với nhà mái tranh, vách phên tre, nằm giữa một gò cao, bao quanh là hào nước  với những hàng cây sao xanh cổ thụ. Trải qua nhiều lần nâng cấp, thay đổi, công trình hiện nay được cho là xây dựng vào năm 1927 theo lối kiến trúc Gothic đậm chất Pháp.
Tiểu chủng viện Làng Sông được xây dựng trong khoảng năm 1841-1850, với nhà mái tranh, vách phên tre, nằm giữa một gò cao, bao quanh là hào nước với những hàng cây sao xanh cổ thụ. Trải qua nhiều lần nâng cấp, thay đổi, công trình hiện nay được cho là xây dựng vào năm 1927 theo lối kiến trúc Gothic đậm chất Pháp.
Ấn tượng của du khách khi đến đây chính là công trình nằm giữa cánh đồng lúa mênh mông bát ngát, bao bọc bởi hàng cây sao xanh cổ thụ tỏa bóng mát rượi.
Ấn tượng của du khách khi đến đây chính là công trình nằm giữa cánh đồng lúa mênh mông bát ngát, bao bọc bởi hàng cây sao xanh cổ thụ tỏa bóng mát rượi.
Như nhiều thánh đường khác, kiến trúc của Tiểu chủng viện Làng Sông vô cùng tỉ mỉ, tinh tế. Nét Gothic hiện rõ qua tường vôi vàng, mái ngói, hành lang bao quanh với các hàng cột và cửa vòm đối xứng đẹp mắt khiến nơi này vừa uy nghi, trầm mặc vừa cổ kính, thanh bình. Dù trải qua hơn trăm năm tồn tại, tổ hợp kiến trúc của Tiểu chủng viện Làng Sông vẫn còn gần như nguyên vẹn.
Như nhiều thánh đường khác, kiến trúc của Tiểu chủng viện Làng Sông vô cùng tỉ mỉ, tinh tế. Nét Gothic hiện rõ qua tường vôi vàng, mái ngói, hành lang bao quanh với các hàng cột và cửa vòm đối xứng đẹp mắt khiến nơi này vừa uy nghi, trầm mặc vừa cổ kính, thanh bình. Dù trải qua hơn trăm năm tồn tại, tổ hợp kiến trúc của Tiểu chủng viện Làng Sông vẫn còn gần như nguyên vẹn.
Quần thể kiến trúc này rộng khoảng 2.000 m2, gồm nhiều công trình kiến trúc nằm trên một gò đất cao giữa vùng đồng lúa bát ngát, gần cửa Phú Hòa đổ ra đầm Thị Nại. Đây vốn là nơi đào tạo các tu sĩ, sau khi hoàn thành việc học tập tại nơi này họ sẽ tiếp tục học tại Đại chủng viện để trở thành linh mục.
Quần thể kiến trúc này rộng khoảng 2.000 m2, gồm nhiều công trình kiến trúc nằm trên một gò đất cao giữa vùng đồng lúa bát ngát, gần cửa Phú Hòa đổ ra đầm Thị Nại. Đây vốn là nơi đào tạo các tu sĩ, sau khi hoàn thành việc học tập tại nơi này họ sẽ tiếp tục học tại Đại chủng viện để trở thành linh mục.
Tỉnh Bình Định được coi là nơi khởi đầu của chữ Quốc ngữ ở Việt Nam, từ đầu thế kỷ 17 khi nhà in Làng Sông (nằm trong Tiểu chủng viện Làng Sông) được thành lập. Từ khoảng năm 1868 đến 1935 do Đức cha Eugenio Charbonnier Trí, Đại diện Tông tòa Giáo phận Đông Đàng Trong (1864 -1878) thành lập nên nhà in.
Tỉnh Bình Định được coi là nơi khởi đầu của chữ Quốc ngữ ở Việt Nam, từ đầu thế kỷ 17 khi nhà in Làng Sông (nằm trong Tiểu chủng viện Làng Sông) được thành lập. Từ khoảng năm 1868 đến 1935 do Đức cha Eugenio Charbonnier Trí, Đại diện Tông tòa Giáo phận Đông Đàng Trong (1864 -1878) thành lập nên nhà in.
Cụ thể, nhà in Làng Sông được xây dựng năm 1872, sau đó bị hủy hoại trong chiến tranh, đến năm 1904, nhà in được tái thiết. Bên trong những gì còn sót lại của nhà in Làng Sông ngày nay là khu trưng bày các bản in cũ, thông tin về lịch sử nhà in. Khu vực này hiện là một không gian mở tiếp đón khách hành hương, người nghiên cứu, khách tham quan văn hóa.
Cụ thể, nhà in Làng Sông được xây dựng năm 1872, sau đó bị hủy hoại trong chiến tranh, đến năm 1904, nhà in được tái thiết. Bên trong những gì còn sót lại của nhà in Làng Sông ngày nay là khu trưng bày các bản in cũ, thông tin về lịch sử nhà in. Khu vực này hiện là một không gian mở tiếp đón khách hành hương, người nghiên cứu, khách tham quan văn hóa.
Những cuốn sách được in tại nhà in Làng Sông trước đây. Nhà in Làng Sông là một trong ba cơ sở in chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, cùng với nhà in Tân Định (Sài Gòn) và nhà in Ninh Phú (Hà Nội).
Những cuốn sách được in tại nhà in Làng Sông trước đây. Nhà in Làng Sông là một trong ba cơ sở in chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, cùng với nhà in Tân Định (Sài Gòn) và nhà in Ninh Phú (Hà Nội).
Trải qua thăng trầm lịch sử cùng những biến thiên thời tiết hơn 100 năm qua, kiến trúc cổ kính của Tiểu chủng viện Làng Sông vẫn giữ được vẻ đẹp duyên dáng, uy nghiêm. Nơi này ngày nay không chỉ là nơi học tập của các tu sĩ mà còn là điểm tham quan lý tưởng khi du lịch Bình Định.
Trải qua thăng trầm lịch sử cùng những biến thiên thời tiết hơn 100 năm qua, kiến trúc cổ kính của Tiểu chủng viện Làng Sông vẫn giữ được vẻ đẹp duyên dáng, uy nghiêm. Nơi này ngày nay không chỉ là nơi học tập của các tu sĩ mà còn là điểm tham quan lý tưởng khi du lịch Bình Định.

Đến Bình Định du khách đừng bỏ lỡ cơ hội theo dõi Giải Đua thuyền máy UIM-ABP AQUABIKE từ ngày 22 - 24.3.2024, với khoảng 70 tay đua đến từ 30 quốc gia trên thế giới tham gia thi đấu.
Giải Đua thuyền máy Nhà nghề Quốc tế UIM F1H2O sẽ diễn ra từ ngày 29 - 31.3.2024. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới về đua thuyền máy công thức 1, tranh tài với các đội Trung Quốc, UAE, Pháp, Phần Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha…
Xuyên suốt trong chuỗi sự kiện, sẽ có các hoạt động bên lề với mục tiêu thu hút khách du lịch và đầu tư nước ngoài như:
Giải đua thuyền truyền thống và Ván chèo đứng tỉnh Bình Định mở rộng lần thứ I năm 2024 diễn ra từ ngày 25-27.3; Giải Việt dã tỉnh Bình Định hưởng ứng ngày chạy Olympic vì sức khoẻ toàn dân ngày vào sáng 28.3.
Lễ hội ẩm thực Bình Định diễn ra xuyên suốt từ ngày 22 - 24.3, với điểm nhấn là tiệc “Buffet 77 món đặc sản tinh hoa Bình Định”, chương trình đầu bếp Michelin quảng diễn vào ngày 23.4.
Các hoạt động về văn hoá, nghệ thuật sẽ được diễn ra vào các buổi tối từ ngày 23-31.3, như: Amazing Binh Dinh Fest; biểu diễn âm nhạc đường phố; Đêm võ đài Bình Định; Carnival đường phố; Đêm nhạc quốc tế với những ngôi sao nổi tiếng thế giới; biểu diễn Aquabike show...
 
Bên trên