Từ Minh Quân
Well-known member
Một số TikToker đang bị đánh giá xấu tại các sự kiện âm nhạc khi luôn tìm cách quay video và gây tổn hại đến trải nghiệm của người khác.
Tại các sự kiện âm nhạc, những tấm biển tự chế và tiếng la hét của thanh thiếu niên không phải điều mới mẻ. Tuy nhiên, nền tảng video ngắn TikTok xuất hiện đã đẩy mọi thứ đi xa hơn: nhiều người cố tạo những trò tai quái, ngông cuồng, những tiếng ồn khó chịu hoặc yêu cầu nghệ sĩ chơi những bài hát khác thường. Tất cả chỉ với mục đích ghi lại khoảnh khắc và chia sẻ lên mạng video ngắn.
Một số người đến sự kiện âm nhạc chỉ với mục đích có video đăng mạng xã hội. Minh họa: WSJ
Ngày 1/3, ca sĩ nhạc pop Maggie Rogers biểu diễn ở Los Angeles. Cô giao lưu với khán giả trước khi bắt đầu bài I've Got a Friend. Khi mọi người đã im lặng để bắt đầu nghe ca sĩ hát, hai khán giả quá khích vẫn la hét, át tiếng của Rogers.
Dale, một người hâm mộ Rogers có mặt ở sự kiện, cho biết hai người này đã bị mời đi, nhưng video ghi lại trò lố sau đó đã xuất hiện trên TikTok. "Đó không phải cách giải trí mà tôi biết. Những trò hề cũng đã khiến nhiều người bỏ tiền mua vé mất tập trung", Dale, 26 tuổi, nói với WSJ.
Các nền tảng video ngắn bị cho là đang gây ảnh hưởng xấu đến các sự kiện âm nhạc. Đôi khi, bài hát "hot trend" trên TikTok là lý do duy nhất khiến người trẻ tìm đến các sự kiện âm nhạc. Trên mạng xã hội cũng có nhiều cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề này: Tham dự để thưởng thức âm nhạc hay đến kiếm thứ gì đó cho kênh TikTok của mình?
"Mọi người giờ coi các sự kiện âm nhạc là cơ hội để xây dựng thương hiệu cá nhân. Họ giống như đến đó, tạo trải nghiệm nhưng để cho người khác xem", Joey Rathburn, một chuyên gia tư vấn, nhận xét.
Một số nghệ sĩ cũng phải thay đổi để theo thị hiếu mới. Trước đây, các bài "hit" thường được để đến cuối chương trình, nhưng giờ được đưa lên đầu tiên. Chloe DeMello, 23 tuổi, mua vé xem chuyến lưu diễn của nhóm nhạc rock Pierce the Veil. Nhưng khi đến, giai điệu bài King for a Day đang gây sốt trên TikTok cũng vừa chấm dứt. Cô sau đó dùng smartphone ghi lại khoảnh khắc khán giả bỏ về khi bài hát vừa kết thúc.
Karni Woods, một quản lý sự kiện sống tại Sydney, từng chứng kiến nhiều khán giả chỉ yêu cầu nghệ sĩ hát bài hát đang thịnh hành trên TikTok. Nếu không, họ sẽ tìm cách "phá" bằng việc la hét hoặc tạo hành động gây mất tập trung cho người xung quanh.
"Đó là nỗi sợ bị bỏ lỡ, là nhu cầu phải là người đầu tiên đăng một nội dung nào đó lên mạng. Điều này thay đổi văn hóa âm nhạc tại sự kiện rất nhiều", Woods nói.
Rogers là một trong những ca sĩ đã phản ứng lại đám đông. "Đã đến lúc tôi hát. Đây không phải là chỗ để bạn tạo ra âm thanh", cô đã hét lớn trên sân khấu sau khi thấy hai khán giả gây mất tập trung.
Tại các sự kiện âm nhạc, những tấm biển tự chế và tiếng la hét của thanh thiếu niên không phải điều mới mẻ. Tuy nhiên, nền tảng video ngắn TikTok xuất hiện đã đẩy mọi thứ đi xa hơn: nhiều người cố tạo những trò tai quái, ngông cuồng, những tiếng ồn khó chịu hoặc yêu cầu nghệ sĩ chơi những bài hát khác thường. Tất cả chỉ với mục đích ghi lại khoảnh khắc và chia sẻ lên mạng video ngắn.
Một số người đến sự kiện âm nhạc chỉ với mục đích có video đăng mạng xã hội. Minh họa: WSJ
Ngày 1/3, ca sĩ nhạc pop Maggie Rogers biểu diễn ở Los Angeles. Cô giao lưu với khán giả trước khi bắt đầu bài I've Got a Friend. Khi mọi người đã im lặng để bắt đầu nghe ca sĩ hát, hai khán giả quá khích vẫn la hét, át tiếng của Rogers.
Dale, một người hâm mộ Rogers có mặt ở sự kiện, cho biết hai người này đã bị mời đi, nhưng video ghi lại trò lố sau đó đã xuất hiện trên TikTok. "Đó không phải cách giải trí mà tôi biết. Những trò hề cũng đã khiến nhiều người bỏ tiền mua vé mất tập trung", Dale, 26 tuổi, nói với WSJ.
Các nền tảng video ngắn bị cho là đang gây ảnh hưởng xấu đến các sự kiện âm nhạc. Đôi khi, bài hát "hot trend" trên TikTok là lý do duy nhất khiến người trẻ tìm đến các sự kiện âm nhạc. Trên mạng xã hội cũng có nhiều cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề này: Tham dự để thưởng thức âm nhạc hay đến kiếm thứ gì đó cho kênh TikTok của mình?
"Mọi người giờ coi các sự kiện âm nhạc là cơ hội để xây dựng thương hiệu cá nhân. Họ giống như đến đó, tạo trải nghiệm nhưng để cho người khác xem", Joey Rathburn, một chuyên gia tư vấn, nhận xét.
Một số nghệ sĩ cũng phải thay đổi để theo thị hiếu mới. Trước đây, các bài "hit" thường được để đến cuối chương trình, nhưng giờ được đưa lên đầu tiên. Chloe DeMello, 23 tuổi, mua vé xem chuyến lưu diễn của nhóm nhạc rock Pierce the Veil. Nhưng khi đến, giai điệu bài King for a Day đang gây sốt trên TikTok cũng vừa chấm dứt. Cô sau đó dùng smartphone ghi lại khoảnh khắc khán giả bỏ về khi bài hát vừa kết thúc.
Karni Woods, một quản lý sự kiện sống tại Sydney, từng chứng kiến nhiều khán giả chỉ yêu cầu nghệ sĩ hát bài hát đang thịnh hành trên TikTok. Nếu không, họ sẽ tìm cách "phá" bằng việc la hét hoặc tạo hành động gây mất tập trung cho người xung quanh.
"Đó là nỗi sợ bị bỏ lỡ, là nhu cầu phải là người đầu tiên đăng một nội dung nào đó lên mạng. Điều này thay đổi văn hóa âm nhạc tại sự kiện rất nhiều", Woods nói.
Rogers là một trong những ca sĩ đã phản ứng lại đám đông. "Đã đến lúc tôi hát. Đây không phải là chỗ để bạn tạo ra âm thanh", cô đã hét lớn trên sân khấu sau khi thấy hai khán giả gây mất tập trung.