Võ Xuân Trường
Well-known member
Tinh hoa làng nghề trăm tuổi trong lòng di sản ở Cao Bằng
Cao Bằng - Những làng nghề không chỉ lưu giữ tinh hoa văn hoá của các dân tộc thiểu số mà còn đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội.
Cao Bằng đang sở hữu những làng nghề trăm tuổi ngay trong lõi những tuyến tham quan công viên địa chất toàn cầu. Ảnh: Sơn Tùng.
Tỉnh Cao Bằng hiện có 4 tuyến tham quan Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng, gồm Tuyến phía Bắc - Hành trình về nguồn cội; Tuyến phía Tây - Khám phá Phja Oắc - Vùng núi của những đổi thay; Tuyến phía Đông - Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên và Tuyến thứ tư mang tên "Một thời hoa lửa".
Trên cả 4 tuyến tham quan có nhiều điểm di sản địa chất phản ánh quá trình tiến hóa lâu dài với những biến động địa chất phức tạp cách đây hàng trăm triệu năm.
Cùng với các tuyến di sản, địa danh lịch sử đặc biệt, địa phương còn sở hữu 21 làng nghề truyền thống trong đó có 7 làng nghề có lịch sử trên 100 năm đã được UBND tỉnh Cao Bằng công nhận.
Nghề làm hương ở Phia Thắp (Quảng Hoà, Cao Bằng).
Sự ra đời của các làng nghề gắn liền với những vùng nông nghiệp, người nông dân làm nghề thủ công để tăng thu nhập lúc nông nhàn.
Mỗi nghề gắn liền với một cộng đồng cư dân cư trú ổn định trong quy mô làng, xã. Khi nói đến nghề làm đường phên ở Bó Tờ (huyện Quảng Hòa), người ta không chỉ nhớ đến hương vị thơm, ngọt của đường phên mà còn biết đến vùng sản xuất mía nguyên liệu lớn nhất của tỉnh… Mỗi làng nghề đều ẩn chứa những vẻ ấn tượng, nét đặc trưng riêng tạo nên giá trị văn hóa cho nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Ông Nông Văn Nghiệp, người làm nón chúp xà ở xóm Hoàng Diệu, xã Tự Do, huyện Quảng Hoà cho biết: "Nón chúp sản xuất bằng phương pháp thủ công, nhiều công đoạn rất cầu kỳ và không có máy móc trợ giúp, cũng vì thế mà nón có nét đặc trưng riêng".
Nghề truyền thống làm nón Chúp Xà.
Là một trong 23 hộ dân còn bảo tồn, giữ gìn và phát triển được nghề làm ngói máng truyền thống chị Lương Thị Liên, xóm Lũng Rì bày tỏ: "Gia đình nhà chồng làm, mình phải theo. Mình thấy làm ngói thế này có cái vất vả những cũng có cái đẹp riêng nên mình cứ theo nghề. Ngói máng lợp nhà thì mát, chất lượng hơn lợp tôn cho nên muốn giữ được nghề lâu hơn mình cũng truyền lại cho con cháu học".
Theo chị Liên, nghề này mang lại thu nhập bình quân đạt trên 62 triệu đồng/hộ/năm cho gia đình.
Lò nung ngói máng âm dương vẫn đỏ lửa duy trì truyền thống. Ảnh: Tân Văn
Một nơi khác còn giữ truyền thống là làng nghề rèn Phúc Sen khẳng định được vị thế khi có những sản phẩm phong phú, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Nghề rèn thu hút và tạo việc làm cho gần 300 lao động nông thôn với 140 lò rèn, sản xuất theo quy mô hộ gia đình, hợp tác xã.
Hằng năm, nghề rèn mang lại thu nhập cho địa phương hơn 18 tỉ đồng; thu nhập bình quân hơn 5 triệu đồng/người/tháng.
Nhờ giữ được thương hiệu, các sản phẩm từ đan lát, chạm bạc, dệt thổ cẩm, làm ngói âm dương, làm cót, làm hương, giấy bản... của Cao Bằng vẫn đem lại một phần thu nhập không hề nhỏ cho người dân.
Ông Hoàng Minh Đồng - Bí thư chi bộ, Trưởng xóm Lũng Rì cho hay, những năm gần đây không chỉ Lũng Rì mà nhiều làng nghề truyền thống còn cải tiến kỹ thuật, công nghệ, đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực. Sản phẩm ngày càng được thị trường, người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa thích, tiêu thụ với số lượng lớn”.
Cao Bằng - Những làng nghề không chỉ lưu giữ tinh hoa văn hoá của các dân tộc thiểu số mà còn đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội.
Cao Bằng đang sở hữu những làng nghề trăm tuổi ngay trong lõi những tuyến tham quan công viên địa chất toàn cầu. Ảnh: Sơn Tùng.
Tỉnh Cao Bằng hiện có 4 tuyến tham quan Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng, gồm Tuyến phía Bắc - Hành trình về nguồn cội; Tuyến phía Tây - Khám phá Phja Oắc - Vùng núi của những đổi thay; Tuyến phía Đông - Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên và Tuyến thứ tư mang tên "Một thời hoa lửa".
Trên cả 4 tuyến tham quan có nhiều điểm di sản địa chất phản ánh quá trình tiến hóa lâu dài với những biến động địa chất phức tạp cách đây hàng trăm triệu năm.
Cùng với các tuyến di sản, địa danh lịch sử đặc biệt, địa phương còn sở hữu 21 làng nghề truyền thống trong đó có 7 làng nghề có lịch sử trên 100 năm đã được UBND tỉnh Cao Bằng công nhận.
Sự ra đời của các làng nghề gắn liền với những vùng nông nghiệp, người nông dân làm nghề thủ công để tăng thu nhập lúc nông nhàn.
Mỗi nghề gắn liền với một cộng đồng cư dân cư trú ổn định trong quy mô làng, xã. Khi nói đến nghề làm đường phên ở Bó Tờ (huyện Quảng Hòa), người ta không chỉ nhớ đến hương vị thơm, ngọt của đường phên mà còn biết đến vùng sản xuất mía nguyên liệu lớn nhất của tỉnh… Mỗi làng nghề đều ẩn chứa những vẻ ấn tượng, nét đặc trưng riêng tạo nên giá trị văn hóa cho nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Ông Nông Văn Nghiệp, người làm nón chúp xà ở xóm Hoàng Diệu, xã Tự Do, huyện Quảng Hoà cho biết: "Nón chúp sản xuất bằng phương pháp thủ công, nhiều công đoạn rất cầu kỳ và không có máy móc trợ giúp, cũng vì thế mà nón có nét đặc trưng riêng".
Là một trong 23 hộ dân còn bảo tồn, giữ gìn và phát triển được nghề làm ngói máng truyền thống chị Lương Thị Liên, xóm Lũng Rì bày tỏ: "Gia đình nhà chồng làm, mình phải theo. Mình thấy làm ngói thế này có cái vất vả những cũng có cái đẹp riêng nên mình cứ theo nghề. Ngói máng lợp nhà thì mát, chất lượng hơn lợp tôn cho nên muốn giữ được nghề lâu hơn mình cũng truyền lại cho con cháu học".
Theo chị Liên, nghề này mang lại thu nhập bình quân đạt trên 62 triệu đồng/hộ/năm cho gia đình.
Một nơi khác còn giữ truyền thống là làng nghề rèn Phúc Sen khẳng định được vị thế khi có những sản phẩm phong phú, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Nghề rèn thu hút và tạo việc làm cho gần 300 lao động nông thôn với 140 lò rèn, sản xuất theo quy mô hộ gia đình, hợp tác xã.
Hằng năm, nghề rèn mang lại thu nhập cho địa phương hơn 18 tỉ đồng; thu nhập bình quân hơn 5 triệu đồng/người/tháng.
Nhờ giữ được thương hiệu, các sản phẩm từ đan lát, chạm bạc, dệt thổ cẩm, làm ngói âm dương, làm cót, làm hương, giấy bản... của Cao Bằng vẫn đem lại một phần thu nhập không hề nhỏ cho người dân.
Ông Hoàng Minh Đồng - Bí thư chi bộ, Trưởng xóm Lũng Rì cho hay, những năm gần đây không chỉ Lũng Rì mà nhiều làng nghề truyền thống còn cải tiến kỹ thuật, công nghệ, đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực. Sản phẩm ngày càng được thị trường, người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa thích, tiêu thụ với số lượng lớn”.