Tính linh hoạt của tôn lợp trong kiến trúc hiện đại

TRUONGTRINH

Well-known member
Tôn có thể xuất hiện trong nhiều bộ phận của công trình với hình thể khác nhau nhờ ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại.


Theo dòng chảy thời gian, nếp nhà truyền thống Á Đông của người Việt từ xưa đến nay đã hiện đại hơn về mặt kiến trúc. Anh Lưu Quốc Thịnh - kiến trúc sư trưởng của Akite PhiLe cho biết: "4 yếu tố cơ bản hình thành nên phong cách kiến trúc hiện đại bao gồm: công năng, thẩm mỹ, thích dụng và tính bền vững. Yếu tố thứ 5 mới xuất hiện gần đây là xu hướng thể hiện cảm xúc, bản sắc riêng của từng cá nhân".

Tuy nhiên, dù ở thời đại nào, kết cấu mái dốc vẫn luôn đóng vai trò lớn trong kiến trúc nhà ở xưa và nay, đó là kiểu mái đổ dốc cao. Mái đổ dốc tạo hình sóng ngói là sự kế thừa, là gợi nhớ ký ức và phát triển dựa trên nền tảng bản sắc văn hóa người Việt.


Xu hướng nhà mái Thái với thiết kế mái đổ dốc được áp dụng phổ biến. Ảnh: Tôn Pomina


Xu hướng nhà mái Thái với thiết kế mái đổ dốc được áp dụng phổ biến. Ảnh: Tôn Pomina


Mặt khác, đối tượng xây nhà hiện có xu hướng trẻ hóa, không chỉ ở độ tuổi 40-50. Một người trẻ 25-30 tuổi đã có điều kiện và tư tưởng muốn sở hữu ngôi nhà cho riêng mình.

Đi cùng với sự thay đổi trong tư duy mới của người trẻ là sự thay đổi của vật liệu kiến trúc. Trong đó, tôn - tấm lợp đã có từ lâu đời nhờ ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại đã trở nên linh hoạt và có thể xuất hiện trong nhiều bộ phận của công trình với hình thể khác nhau.


Kiến trúc sư Lưu Quốc Thịnh. Ảnh: Tôn Pomina


Kiến trúc sư Lưu Quốc Thịnh. Ảnh: Akite Phile


Đó không chỉ là ứng dụng mái lợp truyền thống, mà còn đáp ứng phong cách công nghiệp (Industrial) với những vách tường thẩm mỹ và mang tính trải nghiệm cảm xúc cá nhân.

Ngoài ra, trong xu hướng chủ nghĩa tối giản (Minimalism) được du nhập từ văn hóa Nhật Bản, tôn là vật liệu phù hợp với nhiều cách phối ngẫu sóng tôn, từ sóng tôn lợp mái đến sóng vuông, mặt đứng cho vách tường... nhưng vẫn đảm bảo sự tinh tế cho công trình.

Nhắc đến tính linh hoạt của tôn, anh Thịnh chia sẻ thêm: "Xu hướng làm homestay với cấu trúc dễ tháo lắp tại các khu bảo tồn, bờ đê, lòng sông, du lịch... thì tôn là vật liệu linh hoạt, dễ đáp ứng các quy trình xây dựng hơn cả".


Công trình Haushaus theo trường phái kiến trúc phi kết cấu sử dụng vật liệu tôn do kiến trúc sư Lưu Quốc Thịnh thiết kế. Ảnh: Dũng Huỳnh - DH Studio


Công trình Haushaus theo trường phái kiến trúc phi kết cấu sử dụng vật liệu tôn do kiến trúc sư Lưu Quốc Thịnh thiết kế. Ảnh: Dũng Huỳnh - DH Studio


Khái niệm về tôn lợp ngày nay có nhiều thay đổi. Vật liệu này mang lại nhiều giá trị trong đời sống nhờ ứng dụng công nghệ, nghiên cứu khoa học và kỹ thuật sản xuất tiến bộ. Tiêu biểu cho dòng tôn có công nghệ hiện đại, thẩm mỹ và bảo vệ môi trường là Tôn Pomina Granite AZ50.

Theo nhà sản xuất, ưu điểm của tôn sóng ngói là sự tinh giản trong kết cấu, lắp ghép, tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ với kiểu dáng trẻ trung, hiện đại.


Tôn Pomina Granite AZ50 tạo hình cán sóng ngói chân thật tưa ngói gạch. Ảnh: Tôn Pomina


Tôn Pomina Granite AZ50 tạo hình cán sóng ngói chân thật tựa ngói gạch. Ảnh: Tôn Pomina


Pomina Granite AZ50 lấy ý tưởng gam màu từ các loại đá cấu tạo nên vỏ trái đất nên sản phẩm có bảng màu trầm, phù hợp với nhiều phong cách. "Với kết cấu nhà mái dốc lớn, Pomina Granite là giải pháp hiệu quả cho bài toán trọng tải so với dòng gạch ngói mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ truyền thống", anh Thịnh chia sẻ.

Nhược điểm của tôn sóng ngói là khả năng chống nóng. Tuy nhiên, với công nghệ sản xuất tiên tiến, dòng vật tư này có thể kết hợp với các vật liệu cách nhiệt như xốp PU, EPs... để trở thành sản phẩm mang lại nhiều giá trị sử dụng cho người tiêu dùng.

Tôn Pomina Granite AZ50 là dòng tôn lạnh mạ màu có thành phần cấu tạo là thép mạ hợp kim nhôm kẽm phủ màu, sản phẩm hiện có 7 màu, được nhà sản xuất cam kết bảo hành 8 năm chống phai màu dần và 10 năm chống ăn mòn thủng. Đặc biệt lớp phủ màu được thiết kế vân nhám tròn mịn có thể cán được các kiểu sóng: sóng ngói, sóng tròn và sóng vuông.
 
Bên trên