TRUONGTRINH
Well-known member
Devon, kỹ sư phần mềm hơn 20 tuổi, được Google trả 150.000 USD một năm nhưng mỗi ngày chỉ làm khoảng một giờ.
Để bảo mật danh tính nhân vật, Fortune đặt biệt danh cho kỹ sư Gen Z này là Devon. Anh cho biết thường thức dậy lúc 9h, sau đó ăn uống, vệ sinh cá nhân và làm việc cho Google đến 11h. Thời gian còn lại trong ngày, Devon dành cho startup của mình.
Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng Devon có mánh khóe để khiến quản lý nghĩ anh đang bận rộn. Một trong những cách hữu hiệu là chuẩn bị sẵn những đoạn code cho các "dự án quan trọng", khi cần anh sẽ gửi cho sếp và tiếp tục công việc riêng. Devon nói thực tế mình cũng chỉ là một trong hàng nghìn kỹ sư công nghệ đang được trả tiền để không phải làm gì cả.
Người đàn ông đi ngang logo của Google đặt trước một tòa nhà ở Zurich, Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters
WSJ dẫn lời giáo sư Vijay Govindarajan tại Đại học Dartmouth (Mỹ) rằng các hãng công nghệ lớn như Meta, Google và Salesforce đã "tuyển dụng trước nhu cầu". Họ cố gắng lôi kéo kỹ sư càng nhiều càng tốt để chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo. Nhiều người được tuyển về và chờ những công việc không bao giờ đến. Một khảo sát ẩn danh trên diễn đàn Blind cho thấy một phần ba số nhân viên công nghệ tham gia nói họ chỉ dùng nửa thời gian hành chính trong ngày cho công việc.
Con số này cũng mô tả đúng những gì đang xảy ra tại Google. Devon nói: "Lãnh đạo của công ty muốn thâu tóm tất cả kỹ sư để đảm bảo họ không rơi vào tay đối thủ". Khi Google sa thải 12.000 người hồi tháng 1, CEO Sundar Pichai thừa nhận công ty đã tuyển dụng quá nhiều nhân sự so với nhu cầu thực tế. Trong làn sóng cắt giảm và kinh doanh sụt giảm của toàn ngành công nghệ, nhiều người ở lại vẫn không có nhiều việc để làm. Đó là lý do những kỹ sư như Devon tìm kiếm thêm cơ hội bên ngoài.
Lý lẽ của những Gen Z "lười biếng"
"Tôi chọn Google vì muốn có nhiều thời gian hơn cho bản thân", Devon nói. Theo Fortune, chàng trai tuổi đôi mươi này hội tụ tính cách điển hình của thế kệ kỹ sư Gen Z - những người làm việc ở mức tối thiểu và giữ lại năng lượng cho đam mê cá nhân.
Khảo sát của Google cho thấy 97% nhân viên của công ty nói đây là môi trường làm việc tuyệt vời. Công ty nổi tiếng với những phúc lợi như khuôn viên đầy xe đạp, phòng tập thể dục, các bữa ăn miễn phí và lương cao.
Ngoài lương 6 chữ số, Devon còn nhận được tiền thưởng cuối năm theo thỏa thuận ban đầu. Nhưng kinh nghiệm có được khi thực tập trước đó tại Google mách bảo anh không nên làm quá chăm chỉ. Với mức lương vài nghìn USD một tuần, kỹ sư Gen Z này hiếm khi đến văn phòng và chỉ làm dưới hai tiếng mỗi ngày. Dù có mặt tại văn phòng là quy định bắt buộc của công ty, quản lý của anh không quá đặt nặng vấn đề này.
Với những gì Devon thể hiện qua hiệu quả công việc, cấp trên không đánh giá anh là nhân viên lười biếng. Kỹ sư Gen Z vẫn hoàn thành các đoạn code được giao đúng thời hạn. Devon kể có lần anh đi du lịch cả tuần ở Hawaii mà không cần xin nghỉ phép.
"Hầu hết người chọn Google đều vì muốn cân bằng giữa công việc, cuộc sống và những phúc lợi được nhận", Devon nói. Anh cho rằng, nếu muốn tìm kiếm một công việc cường độ cao, lương gấp đôi so với Google, các lập trình viên có thể cân nhắc đến Apple. Đổi lại, họ phải làm việc 40 giờ một tuần, thay vì 5 giờ.
"Ở đây, tôi đã chứng kiến nhiều đồng nghiệp làm việc cật lực trong nhiều năm nhưng không được thăng chức. Không phải cứ chăm chỉ là bạn sẽ được cất nhắc", Devon lập luận.
Một lý do khác khiến kỹ sư Gen Z này không toàn tâm toàn ý cho Google vì chính sách của công ty sẵn sàng tuyển lại những người cũ. "Trong trường hợp bị Google cho thôi việc, tôi vẫn nhận được một khoản trợ cấp hậu hĩnh, đủ để trả tiền nhà trong một năm và tìm công việc mới", Deven nói.
Rủi ro của những "công việc ảo"
Devon không phải trường hợp cá biệt trong ngành công nghệ. Một kỹ sư phần mềm 22 tuổi tên Jason từng nói với Business Insider rằng anh đang làm từ xa hai việc một lúc để tăng thêm thu nhập. Mỗi công việc không tốn quá 30 giờ mỗi tuần. "Tôi thấy lượng việc của mình quá ít để có thể tiêu hết thời gian trong ngày nên đã tìm thêm việc. Nếu quá tải, tôi sẽ bỏ một trong hai", Jason chia sẻ.
Những câu chuyện như của Devon, Jason đang làm dấy lên một nỗi lo lớn về thế hệ kỹ sư "chẳng làm gì". Các chuyên gia trong ngành gọi đây là xu hướng "công việc ảo".
Theo Keith Rabois, một nhà đầu tư ở Thung lũng Silicon, các công ty lớn rầm rộ tuyển dụng để cố gắng làm mình nổi bật so với các đối thủ. Số lượng nhân viên trở thành "thước đo phù phiếm". Nhiều nhà phê bình cho rằng các tập đoàn không có đủ công việc để đảm bảo nhân viên của mình được bận rộn. Điều này đã dẫn đến cuộc đại sa thải ở Thung lũng Silicon, khiến hàng nghìn kỹ sư mất việc đầu năm nay.
Dù "công việc ảo" đến từ việc tuyển dụng quá nhiều hay là sản phẩm của quản lý kém, lịch trình làm việc của Devon cũng cho thấy thái độ của Gen Z với công việc đã khác thế hệ trước rất nhiều. Thay vì tìm kiếm việc ổn định và phấn đấu thăng tiến, các kỹ sư trẻ được cho là thích theo đuổi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Ngay cả chuyện thôi việc cũng phải là sự kiện gì quá lớn và họ thường rời đi trong âm thầm.
"Chẳng ai ở Google nghi ngờ tôi về việc làm dưới hai giờ một ngày. Điều này giúp tôi cân bằng cuộc sống, công việc và những kỳ nghỉ. Nếu muốn bận rộn hơn, tôi sẽ làm tại một startup thay vì tập đoàn lớn", Devon nói.
Để bảo mật danh tính nhân vật, Fortune đặt biệt danh cho kỹ sư Gen Z này là Devon. Anh cho biết thường thức dậy lúc 9h, sau đó ăn uống, vệ sinh cá nhân và làm việc cho Google đến 11h. Thời gian còn lại trong ngày, Devon dành cho startup của mình.
Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng Devon có mánh khóe để khiến quản lý nghĩ anh đang bận rộn. Một trong những cách hữu hiệu là chuẩn bị sẵn những đoạn code cho các "dự án quan trọng", khi cần anh sẽ gửi cho sếp và tiếp tục công việc riêng. Devon nói thực tế mình cũng chỉ là một trong hàng nghìn kỹ sư công nghệ đang được trả tiền để không phải làm gì cả.
Người đàn ông đi ngang logo của Google đặt trước một tòa nhà ở Zurich, Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters
WSJ dẫn lời giáo sư Vijay Govindarajan tại Đại học Dartmouth (Mỹ) rằng các hãng công nghệ lớn như Meta, Google và Salesforce đã "tuyển dụng trước nhu cầu". Họ cố gắng lôi kéo kỹ sư càng nhiều càng tốt để chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo. Nhiều người được tuyển về và chờ những công việc không bao giờ đến. Một khảo sát ẩn danh trên diễn đàn Blind cho thấy một phần ba số nhân viên công nghệ tham gia nói họ chỉ dùng nửa thời gian hành chính trong ngày cho công việc.
Con số này cũng mô tả đúng những gì đang xảy ra tại Google. Devon nói: "Lãnh đạo của công ty muốn thâu tóm tất cả kỹ sư để đảm bảo họ không rơi vào tay đối thủ". Khi Google sa thải 12.000 người hồi tháng 1, CEO Sundar Pichai thừa nhận công ty đã tuyển dụng quá nhiều nhân sự so với nhu cầu thực tế. Trong làn sóng cắt giảm và kinh doanh sụt giảm của toàn ngành công nghệ, nhiều người ở lại vẫn không có nhiều việc để làm. Đó là lý do những kỹ sư như Devon tìm kiếm thêm cơ hội bên ngoài.
Lý lẽ của những Gen Z "lười biếng"
"Tôi chọn Google vì muốn có nhiều thời gian hơn cho bản thân", Devon nói. Theo Fortune, chàng trai tuổi đôi mươi này hội tụ tính cách điển hình của thế kệ kỹ sư Gen Z - những người làm việc ở mức tối thiểu và giữ lại năng lượng cho đam mê cá nhân.
Khảo sát của Google cho thấy 97% nhân viên của công ty nói đây là môi trường làm việc tuyệt vời. Công ty nổi tiếng với những phúc lợi như khuôn viên đầy xe đạp, phòng tập thể dục, các bữa ăn miễn phí và lương cao.
Ngoài lương 6 chữ số, Devon còn nhận được tiền thưởng cuối năm theo thỏa thuận ban đầu. Nhưng kinh nghiệm có được khi thực tập trước đó tại Google mách bảo anh không nên làm quá chăm chỉ. Với mức lương vài nghìn USD một tuần, kỹ sư Gen Z này hiếm khi đến văn phòng và chỉ làm dưới hai tiếng mỗi ngày. Dù có mặt tại văn phòng là quy định bắt buộc của công ty, quản lý của anh không quá đặt nặng vấn đề này.
Với những gì Devon thể hiện qua hiệu quả công việc, cấp trên không đánh giá anh là nhân viên lười biếng. Kỹ sư Gen Z vẫn hoàn thành các đoạn code được giao đúng thời hạn. Devon kể có lần anh đi du lịch cả tuần ở Hawaii mà không cần xin nghỉ phép.
"Hầu hết người chọn Google đều vì muốn cân bằng giữa công việc, cuộc sống và những phúc lợi được nhận", Devon nói. Anh cho rằng, nếu muốn tìm kiếm một công việc cường độ cao, lương gấp đôi so với Google, các lập trình viên có thể cân nhắc đến Apple. Đổi lại, họ phải làm việc 40 giờ một tuần, thay vì 5 giờ.
"Ở đây, tôi đã chứng kiến nhiều đồng nghiệp làm việc cật lực trong nhiều năm nhưng không được thăng chức. Không phải cứ chăm chỉ là bạn sẽ được cất nhắc", Devon lập luận.
Một lý do khác khiến kỹ sư Gen Z này không toàn tâm toàn ý cho Google vì chính sách của công ty sẵn sàng tuyển lại những người cũ. "Trong trường hợp bị Google cho thôi việc, tôi vẫn nhận được một khoản trợ cấp hậu hĩnh, đủ để trả tiền nhà trong một năm và tìm công việc mới", Deven nói.
Rủi ro của những "công việc ảo"
Devon không phải trường hợp cá biệt trong ngành công nghệ. Một kỹ sư phần mềm 22 tuổi tên Jason từng nói với Business Insider rằng anh đang làm từ xa hai việc một lúc để tăng thêm thu nhập. Mỗi công việc không tốn quá 30 giờ mỗi tuần. "Tôi thấy lượng việc của mình quá ít để có thể tiêu hết thời gian trong ngày nên đã tìm thêm việc. Nếu quá tải, tôi sẽ bỏ một trong hai", Jason chia sẻ.
Những câu chuyện như của Devon, Jason đang làm dấy lên một nỗi lo lớn về thế hệ kỹ sư "chẳng làm gì". Các chuyên gia trong ngành gọi đây là xu hướng "công việc ảo".
Theo Keith Rabois, một nhà đầu tư ở Thung lũng Silicon, các công ty lớn rầm rộ tuyển dụng để cố gắng làm mình nổi bật so với các đối thủ. Số lượng nhân viên trở thành "thước đo phù phiếm". Nhiều nhà phê bình cho rằng các tập đoàn không có đủ công việc để đảm bảo nhân viên của mình được bận rộn. Điều này đã dẫn đến cuộc đại sa thải ở Thung lũng Silicon, khiến hàng nghìn kỹ sư mất việc đầu năm nay.
Dù "công việc ảo" đến từ việc tuyển dụng quá nhiều hay là sản phẩm của quản lý kém, lịch trình làm việc của Devon cũng cho thấy thái độ của Gen Z với công việc đã khác thế hệ trước rất nhiều. Thay vì tìm kiếm việc ổn định và phấn đấu thăng tiến, các kỹ sư trẻ được cho là thích theo đuổi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Ngay cả chuyện thôi việc cũng phải là sự kiện gì quá lớn và họ thường rời đi trong âm thầm.
"Chẳng ai ở Google nghi ngờ tôi về việc làm dưới hai giờ một ngày. Điều này giúp tôi cân bằng cuộc sống, công việc và những kỳ nghỉ. Nếu muốn bận rộn hơn, tôi sẽ làm tại một startup thay vì tập đoàn lớn", Devon nói.