Thành An
Well-known member
Liên hệ câu nói của Carl Jung với những câu chuyện tình yêu trong "1Q84", tôi phần nào cảm nhận được triết lý nhân sinh của bộ truyện này.
Bộ ba tiểu thuyết 1Q84 của Haruki Murakami. Ảnh: Hạ Ni.
Mùa thu năm 2012 ở Hà Nội, tôi đi hội sách Giảng Võ với lý do chính: 1Q84 của Haruki mMurakai, bản dịch của Lục Hương, ra mắt tại Việt Nam. Đọc hết quyển một, tôi chờ đến mùa xuân năm 2013 quyển hai mới được xuất bản. Những lần đi nhà sách đều là những lần trông ngóng quyển ba, có lúc phát sốt ruột, bởi như đối với hầu hết sách của Murakami, tôi đọc không biết chán.
Đến đầu năm 2014, tôi được người bạn thân thiết tặng quyển cuối, bìa “màu tím đợi mong”. Sau khi đọc hết 1Q84, đã bao lần tôi định viết đôi điều về bộ tiểu thuyết này.
Viết là một thói quen lưu lại suy tư, cảm nhận của tôi về những cuốn sách mình yêu thích. Mai kia, khi đọc lại những ghi chép như thế, tôi sẽ có “dữ liệu” để chiêm nghiệm những thay đổi trong bản thân.
1Q84 - Câu chuyện về thế giới có hai mặt trăng
Như từng thể hiện trong những tác phẩm lớn của ông, ví dụ Biên niên ký chim vặn dây cót, Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới, Kafka bên bờ biển, Haruki Murakami là bậc thầy về tưởng tượng và sử dụng ẩn dụ. Trong 1Q84, ông miêu tả nhộng không khí và quá trình chế tạo nhộng không khí của người tí hon - ngụ ý lực lượng đại diện cho một thế giới khác, thế giới ngầm - như thể trên đời này có nhộng không khí thật, chỉ là tôi chưa có cơ hội chứng kiến mà thôi.
Người ta nói ông "có biệt tài viết về những điều thường nhật như làm bữa tối hay đi dạo sao cho, dù gần gũi và tầm thường đến mấy, không bao giờ tẻ nhạt" thực không ngoa.
Tôi thấy ông có thêm một tài năng nữa: kể những chuyện gần như hoang đường mà tự nhiên như ăn như thở, khiến người đọc chấp nhận nó theo kiểu “Dù gì đi nữa, tôi tin anh!". Lần này, ông còn kể về một thế giới có hai mặt trăng, một màu vàng tròn to, một màu xanh nhỏ hơn, méo mó. Hai mặt trăng nằm cạnh nhau chỉ được thấy bởi Tengo, Aomame, Ushikawa - những người có mối quan hệ đặc biệt, mang duyên nợ cùng nhau.
Thế giới ấy có ý nghĩa gì, trong khi chúng ta chỉ thấy một mặt trăng có từ nghìn xưa. “Chính là mặt trăng vẫn chuyên cần hút nước triều lên bãi cát, khiến lông thú mềm mại sáng bóng lên, bao trùm và bảo vệ kẻ lữ hành trong đêm tối. Có lúc nó hóa thành trăng mày ngài sắc lẹm cắt rời từng mảnh linh hồn, có lúc biến thành trăng non, rải xuống mặt đất những vạt sáng mờ…”.
Sự hiện diện cùng lúc của hai mặt trăng phải chăng là ẩn dụ về tính chủ thể, về nhãn quan cá nhân, về khả năng định vị của mỗi người trong thế giới? Hiện giờ tôi chỉ có khả năng nhận định ẩn dụ đến thế! Hãy tưởng tượng, nếu con người nghèo nàn tưởng tượng hoặc khả năng tưởng tượng bị triệt tiêu thì thế giới này sẽ hoang liêu biết chừng nào.
Nhiều khi chúng ta tỏ ra lý trí, lúc thể hiện sự mộng mơ chúng ta lại tự nhiếc móc mình (dưới một hình thức nào đó) rằng đã quá mơ mộng, cứ như mơ mộng là có lỗi với việc sống thực tế, cứ như lãng mạn là tách rời việc duy trì áo cơm!
Tôi thấy hai mặt trăng, điều đó có nghĩa rằng tôi có lăng kính của tôi và đó là thế giới như tôi thấy. Hãy nuôi dưỡng tưởng tượng, nếu bạn còn muốn tạo ra nguồn năng lượng sinh dưỡng sáng tạo.
1984 đã thành 1Q84. Question! Thế giới luôn đặt ra vô vàn câu hỏi cho những ai biết tự hỏi chính mình.
Tranh minh họa 1Q84 của Richard McGuire trên The New York Times.
1Q84 - tình yêu là thông điệp vĩnh cửu
“Trên thế giới này, không có sự vật nào chưa từng bước ra khỏi trái tim dù chỉ một bước đâu”. 1Q84 đã kể ta nghe những câu chuyện về hành trình tìm nhau của hai tâm hồn bị thương tổn, để người đọc đồng cảm với nhân vật và “thấm thía khả năng của trái tim trong việc cải biến thời gian thành một thứ tương đối nhường ấy. Hai mươi năm dài đằng đẵng. Trong khoảng thời gian đó, mọi sự đều có thể xảy ra. Vô số sự vật được sinh ra và gần như cũng từng ấy sự vật tiêu vong. Những thứ may mắn còn sót lại cũng biến hình biến chất… Nhưng đối với những trái tim kiên định, thời gian ấy không phải là dài…”.
Giá trị cuộc sống vốn dĩ không dễ thẩm thấu, bởi con người thường phải trả giá cho hạnh phúc. Tình yêu chỉ có thể thăng hoa khi chúng ta kinh qua những thăng trầm, ngọt bùi, cay đắng. Những người bị thương tổn phải học cách sống cùng thương tổn, vượt qua thương tổn, do vậy họ có thể là những người biết nâng niu những thứ dễ vỡ hơn ai hết.
Carl Jung từng nói: “Xét từ quan điểm của tự nhiên và chân lý, muốn vươn lên cao hơn chính tôi hay thấp hơn chính tôi đều là những tội nghiệt nặng nề”. Liên hệ điều này với những câu chuyện tình yêu trong 1Q84, tôi phần nào cảm nhận được triết lý nhân sinh của bộ truyện này.
Là bạn đọc hầu hết tác phẩm của Haruki Murakami, tôi mạnh dạn khuyên bạn rằng nếu bạn không muốn đầu óc vận hành cho những ẩn dụ, hoặc nếu bạn muốn mau chóng nhận ra thông điệp của cuốn sách khi hoàn tất trang cuối cùng, thì bạn hãy khoan đọc 1Q84. Ba quyển sách này xứng đáng được đọc liền mạch và điềm tĩnh suy ngẫm.
Bộ ba tiểu thuyết 1Q84 của Haruki Murakami. Ảnh: Hạ Ni.
Mùa thu năm 2012 ở Hà Nội, tôi đi hội sách Giảng Võ với lý do chính: 1Q84 của Haruki mMurakai, bản dịch của Lục Hương, ra mắt tại Việt Nam. Đọc hết quyển một, tôi chờ đến mùa xuân năm 2013 quyển hai mới được xuất bản. Những lần đi nhà sách đều là những lần trông ngóng quyển ba, có lúc phát sốt ruột, bởi như đối với hầu hết sách của Murakami, tôi đọc không biết chán.
Đến đầu năm 2014, tôi được người bạn thân thiết tặng quyển cuối, bìa “màu tím đợi mong”. Sau khi đọc hết 1Q84, đã bao lần tôi định viết đôi điều về bộ tiểu thuyết này.
Viết là một thói quen lưu lại suy tư, cảm nhận của tôi về những cuốn sách mình yêu thích. Mai kia, khi đọc lại những ghi chép như thế, tôi sẽ có “dữ liệu” để chiêm nghiệm những thay đổi trong bản thân.
1Q84 - Câu chuyện về thế giới có hai mặt trăng
Như từng thể hiện trong những tác phẩm lớn của ông, ví dụ Biên niên ký chim vặn dây cót, Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới, Kafka bên bờ biển, Haruki Murakami là bậc thầy về tưởng tượng và sử dụng ẩn dụ. Trong 1Q84, ông miêu tả nhộng không khí và quá trình chế tạo nhộng không khí của người tí hon - ngụ ý lực lượng đại diện cho một thế giới khác, thế giới ngầm - như thể trên đời này có nhộng không khí thật, chỉ là tôi chưa có cơ hội chứng kiến mà thôi.
Người ta nói ông "có biệt tài viết về những điều thường nhật như làm bữa tối hay đi dạo sao cho, dù gần gũi và tầm thường đến mấy, không bao giờ tẻ nhạt" thực không ngoa.
Tôi thấy ông có thêm một tài năng nữa: kể những chuyện gần như hoang đường mà tự nhiên như ăn như thở, khiến người đọc chấp nhận nó theo kiểu “Dù gì đi nữa, tôi tin anh!". Lần này, ông còn kể về một thế giới có hai mặt trăng, một màu vàng tròn to, một màu xanh nhỏ hơn, méo mó. Hai mặt trăng nằm cạnh nhau chỉ được thấy bởi Tengo, Aomame, Ushikawa - những người có mối quan hệ đặc biệt, mang duyên nợ cùng nhau.
Thế giới ấy có ý nghĩa gì, trong khi chúng ta chỉ thấy một mặt trăng có từ nghìn xưa. “Chính là mặt trăng vẫn chuyên cần hút nước triều lên bãi cát, khiến lông thú mềm mại sáng bóng lên, bao trùm và bảo vệ kẻ lữ hành trong đêm tối. Có lúc nó hóa thành trăng mày ngài sắc lẹm cắt rời từng mảnh linh hồn, có lúc biến thành trăng non, rải xuống mặt đất những vạt sáng mờ…”.
Sự hiện diện cùng lúc của hai mặt trăng phải chăng là ẩn dụ về tính chủ thể, về nhãn quan cá nhân, về khả năng định vị của mỗi người trong thế giới? Hiện giờ tôi chỉ có khả năng nhận định ẩn dụ đến thế! Hãy tưởng tượng, nếu con người nghèo nàn tưởng tượng hoặc khả năng tưởng tượng bị triệt tiêu thì thế giới này sẽ hoang liêu biết chừng nào.
Nhiều khi chúng ta tỏ ra lý trí, lúc thể hiện sự mộng mơ chúng ta lại tự nhiếc móc mình (dưới một hình thức nào đó) rằng đã quá mơ mộng, cứ như mơ mộng là có lỗi với việc sống thực tế, cứ như lãng mạn là tách rời việc duy trì áo cơm!
Tôi thấy hai mặt trăng, điều đó có nghĩa rằng tôi có lăng kính của tôi và đó là thế giới như tôi thấy. Hãy nuôi dưỡng tưởng tượng, nếu bạn còn muốn tạo ra nguồn năng lượng sinh dưỡng sáng tạo.
1984 đã thành 1Q84. Question! Thế giới luôn đặt ra vô vàn câu hỏi cho những ai biết tự hỏi chính mình.
Tranh minh họa 1Q84 của Richard McGuire trên The New York Times.
1Q84 - tình yêu là thông điệp vĩnh cửu
“Trên thế giới này, không có sự vật nào chưa từng bước ra khỏi trái tim dù chỉ một bước đâu”. 1Q84 đã kể ta nghe những câu chuyện về hành trình tìm nhau của hai tâm hồn bị thương tổn, để người đọc đồng cảm với nhân vật và “thấm thía khả năng của trái tim trong việc cải biến thời gian thành một thứ tương đối nhường ấy. Hai mươi năm dài đằng đẵng. Trong khoảng thời gian đó, mọi sự đều có thể xảy ra. Vô số sự vật được sinh ra và gần như cũng từng ấy sự vật tiêu vong. Những thứ may mắn còn sót lại cũng biến hình biến chất… Nhưng đối với những trái tim kiên định, thời gian ấy không phải là dài…”.
Giá trị cuộc sống vốn dĩ không dễ thẩm thấu, bởi con người thường phải trả giá cho hạnh phúc. Tình yêu chỉ có thể thăng hoa khi chúng ta kinh qua những thăng trầm, ngọt bùi, cay đắng. Những người bị thương tổn phải học cách sống cùng thương tổn, vượt qua thương tổn, do vậy họ có thể là những người biết nâng niu những thứ dễ vỡ hơn ai hết.
Carl Jung từng nói: “Xét từ quan điểm của tự nhiên và chân lý, muốn vươn lên cao hơn chính tôi hay thấp hơn chính tôi đều là những tội nghiệt nặng nề”. Liên hệ điều này với những câu chuyện tình yêu trong 1Q84, tôi phần nào cảm nhận được triết lý nhân sinh của bộ truyện này.
Là bạn đọc hầu hết tác phẩm của Haruki Murakami, tôi mạnh dạn khuyên bạn rằng nếu bạn không muốn đầu óc vận hành cho những ẩn dụ, hoặc nếu bạn muốn mau chóng nhận ra thông điệp của cuốn sách khi hoàn tất trang cuối cùng, thì bạn hãy khoan đọc 1Q84. Ba quyển sách này xứng đáng được đọc liền mạch và điềm tĩnh suy ngẫm.