Quang Phúc Trương
Well-known member
Ký ức tuổi thơ in đậm trong tôi là những ngày hè nắng chói chang, được bà dắt tay vào một ngôi chợ nhỏ ăn bún mọc của bà 'giò chả'.
Tô bún mọc thường có mọc, sườn, chả, nêm thêm chút mắm tôm và rau ăn kèm - Ảnh: HOÀNG LAM
Bà "giò chả" là cái tên thân thương mà bà ngoại tôi thường gọi người bạn cùng quê của bà, đơn giản chỉ vì bà bán giò chả và cả bún mọc.
Tôi cũng không biết tên thật của bà là gì nhưng tôi biết bún mọc của bà rất ngon, đó là hương vị mà tôi nhớ tận đến bây giờ.
Tô bún nhớ quê
Bún mọc của bà "giò chả" không cầu kỳ và rất thanh tao, nhẹ nhàng với sự tô điểm của những viên mọc, chả cùng phần nước lèo ngọt thanh.
Điều đặc biệt đối với đứa trẻ tò mò là tôi trong những bữa ăn ấy là những câu chuyện mà hai người bà kể với nhau trong lúc đợi cháu ăn xong - câu chuyện của những người con xa quê. Người kể, người gật gù. Nỗi nhớ quê dường như cũng giảm bớt khi được cùng nhau chia sẻ.
Cùng với câu chuyện, tô bún của tôi càng vơi và từ lúc nào đã hết sạch.
Rồi đến ngày bà tôi mất, bà mang theo cả những tô bún mọc, những câu chuyện ngọt ngào day dứt xa quê. Tôi thích bún mọc từ câu chuyện của bà.
Tô bún mọc của bà "giò chả" đơn giản chỉ một nồi nước lèo thật ngọt, thật trong ăn kèm với những viên mọc dai dai và vài ba miếng chả, thêm chút ớt cay cay, hành phi, hành lá.
Đặc biệt là một chút mắm tôm sẽ đưa tô bún của bạn đến một hương vị hoàn toàn khác. Ai "xôi thịt" hơn có thể gọi thêm giò, sườn để tô bún của mình thêm nhiều vị.
Nói đơn giản là thế, nhưng để ninh được một nồi nước lèo thật trong mà ngọt vị thịt cần rất nhiều tâm huyết và công sức của người bán.
Đó phải là những phần xương sạch sẽ nhất, tươi mới nhất, là đúng lượng gia vị muối tiêu đường, là nhiệt độ và thời gian nấu vừa đủ, cùng tình yêu của người nấu, thì đó mới là một tô bún mọc gây thương nhớ.
Và bún mọc không mắm tôm
Sài Gòn mà, quán xá thật nhiều, mỗi quán bún mọc lại có một cách chế biến hoàn toàn khác, có hương vị riêng.
Như quán bún mọc ở gần nhà tôi mà người dân hay gọi là quán bún mọc Tuấn Ngọc, không phải vì quán tên là Tuấn Ngọc, mà vì quán nhỏ, nép mình bên quán cà phê cùng tên kia.
Ở đó, người ta không có mắm tôm để ăn cùng với bún mọc.
Tô bún mọc không có mắm tôm mang hương vị riêng biệt - Ảnh: HOÀNG LAM
Đã có vị khách hỏi với giọng bực tức tại sao không có mắm tôm trong quầy gia vị vậy, chủ quán chỉ cười và nói: "Xin lỗi nhưng chúng tôi chỉ có thế này". Quán chỉ bán buổi sáng và lúc nào cũng đông khách.
Có lẽ việc họ không cho thêm mắm tôm vào tô bún là một cách để tôn lên vị ngọt thanh của phần mọc thịt mà họ xử lý rất cầu kỳ và cũng là một cách mà họ khác biệt so với các quán khác.
Những tô bún mọc được bà hay mẹ dắt đi ăn đã thắp sáng cho tôi tình yêu với những món ăn Việt Nam, với xóm làng, với vùng quê nhỏ của bà ngoại dẫu tôi chưa từng ghé đến.
Nó còn cho tôi khao khát được đi muôn nơi, được trải nghiệm mọi thứ để rồi nhận ra không đâu bằng tô bún mọc với những câu chuyện mộc mạc mà bà kể, dẫu cho điều đó đã mãi nằm trong ký ức.
Tô bún mọc thường có mọc, sườn, chả, nêm thêm chút mắm tôm và rau ăn kèm - Ảnh: HOÀNG LAM
Bà "giò chả" là cái tên thân thương mà bà ngoại tôi thường gọi người bạn cùng quê của bà, đơn giản chỉ vì bà bán giò chả và cả bún mọc.
Tôi cũng không biết tên thật của bà là gì nhưng tôi biết bún mọc của bà rất ngon, đó là hương vị mà tôi nhớ tận đến bây giờ.
Tô bún nhớ quê
Bún mọc của bà "giò chả" không cầu kỳ và rất thanh tao, nhẹ nhàng với sự tô điểm của những viên mọc, chả cùng phần nước lèo ngọt thanh.
Điều đặc biệt đối với đứa trẻ tò mò là tôi trong những bữa ăn ấy là những câu chuyện mà hai người bà kể với nhau trong lúc đợi cháu ăn xong - câu chuyện của những người con xa quê. Người kể, người gật gù. Nỗi nhớ quê dường như cũng giảm bớt khi được cùng nhau chia sẻ.
Cùng với câu chuyện, tô bún của tôi càng vơi và từ lúc nào đã hết sạch.
Rồi đến ngày bà tôi mất, bà mang theo cả những tô bún mọc, những câu chuyện ngọt ngào day dứt xa quê. Tôi thích bún mọc từ câu chuyện của bà.
Tô bún mọc của bà "giò chả" đơn giản chỉ một nồi nước lèo thật ngọt, thật trong ăn kèm với những viên mọc dai dai và vài ba miếng chả, thêm chút ớt cay cay, hành phi, hành lá.
Đặc biệt là một chút mắm tôm sẽ đưa tô bún của bạn đến một hương vị hoàn toàn khác. Ai "xôi thịt" hơn có thể gọi thêm giò, sườn để tô bún của mình thêm nhiều vị.
Nói đơn giản là thế, nhưng để ninh được một nồi nước lèo thật trong mà ngọt vị thịt cần rất nhiều tâm huyết và công sức của người bán.
Đó phải là những phần xương sạch sẽ nhất, tươi mới nhất, là đúng lượng gia vị muối tiêu đường, là nhiệt độ và thời gian nấu vừa đủ, cùng tình yêu của người nấu, thì đó mới là một tô bún mọc gây thương nhớ.
Và bún mọc không mắm tôm
Sài Gòn mà, quán xá thật nhiều, mỗi quán bún mọc lại có một cách chế biến hoàn toàn khác, có hương vị riêng.
Như quán bún mọc ở gần nhà tôi mà người dân hay gọi là quán bún mọc Tuấn Ngọc, không phải vì quán tên là Tuấn Ngọc, mà vì quán nhỏ, nép mình bên quán cà phê cùng tên kia.
Ở đó, người ta không có mắm tôm để ăn cùng với bún mọc.
Tô bún mọc không có mắm tôm mang hương vị riêng biệt - Ảnh: HOÀNG LAM
Đã có vị khách hỏi với giọng bực tức tại sao không có mắm tôm trong quầy gia vị vậy, chủ quán chỉ cười và nói: "Xin lỗi nhưng chúng tôi chỉ có thế này". Quán chỉ bán buổi sáng và lúc nào cũng đông khách.
Có lẽ việc họ không cho thêm mắm tôm vào tô bún là một cách để tôn lên vị ngọt thanh của phần mọc thịt mà họ xử lý rất cầu kỳ và cũng là một cách mà họ khác biệt so với các quán khác.
Những tô bún mọc được bà hay mẹ dắt đi ăn đã thắp sáng cho tôi tình yêu với những món ăn Việt Nam, với xóm làng, với vùng quê nhỏ của bà ngoại dẫu tôi chưa từng ghé đến.
Nó còn cho tôi khao khát được đi muôn nơi, được trải nghiệm mọi thứ để rồi nhận ra không đâu bằng tô bún mọc với những câu chuyện mộc mạc mà bà kể, dẫu cho điều đó đã mãi nằm trong ký ức.