Nguyễn Thị Thúy Hằng
Moderator
Có một dạo tôi bị trầm cảm, và khi nói chuyện với chị tôi, chị ấy bảo, "Chắc phải có vấn đề gì đó thì em mới như vậy, hoặc là do em yếu hơn chị chứ chị còn trải qua nhiều chuyện hơn em nhưng giờ chị vẫn ổn. Em hãy nghĩ tích cực lên đi."
"Mới vấp ngã có chút mà đã vật vã như thế, sau này gặp chuyện lớn hơn thì làm thế nào?", "Sao em yếu đuối thế, có chút chuyện như vậy mà cũng không vượt qua được", "Sống sung sướng từ nhỏ quen rồi, giờ chịu có chút khổ cũng không chịu được". Đây là những câu tôi thường hay nghe được, không chỉ từ người thân mình mà còn từ những người xung quanh và đây cũng là những câu nói dễ gặp nhất ở phần comment dưới những câu chuyện chia sẻ nỗi buồn mà chúng ta thường hay thấy ở trên mạng.
Dù rằng những câu nói trên có xuất phát từ ý tốt muốn động viên, muốn khích lệ, hay muốn người nghe cảm thấy chuyện của họ không tệ đến mức đó thì trên thực tế những lời khuyên này lại mang hơi hướm đổ lỗi và khiến cho người nghe cảm thấy tồi tệ hơn mà thôi.
Mỗi người có một sức bật, độ dẻo dai tinh thần lẫn độ nhạy cảm hay khả năng chịu đựng tổn thương khác nhau dựa trên trải nghiệm, hoàn cảnh môi trường, bẩm sinh và cả di truyền. Đương nhiên tất cả các yếu tố này đều không thể lựa chọn hay nằm trong quyền điều khiển của một người. Thế nên việc kêu một người nghĩ tích cực đi hay đừng nhạy cảm quá, nó rất là vô nghĩa.
Và nếu bạn không có lời gì tốt đẹp để nói hay chia sẻ thì hãy im lặng, hoặc thay vì nói những câu như ở đầu bài, bạn có thể nói: "Mình không biết phải nói gì, nhưng mình luôn ở đây lắng nghe cậu", "Có thể mình chưa hiểu được vấn đề của cậu, nhưng mà mình luôn sẵn sàng nghe cậu chia sẻ", "Cậu còn có mình ở đây, chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua rắc rối này", "Có thể cậu không tin nhưng những gì cậu đang cảm nhận chỉ là tạm thời mà thôi. Mọi chuyện rồi sẽ ổn", "Mình có thể làm gì để cậu bớt buồn đây?". Dù không thể giải quyết được vấn đề của họ nhưng những câu có thể khiến cho người nghe cảm dễ chịu hơn.
Hãy tôn trọng sự khác biệt của một người, tôn trọng sự trầm cảm của người khác, tôn trọng nỗi buồn của họ. Điều này có thể chẳng ngăn được họ không bị bệnh hay không buồn nhưng nó sẽ khiến cho trải nghiệm của họ trở nên dễ chịu đựng hơn.
Nguồn: Tony Buổi Sáng
"Mới vấp ngã có chút mà đã vật vã như thế, sau này gặp chuyện lớn hơn thì làm thế nào?", "Sao em yếu đuối thế, có chút chuyện như vậy mà cũng không vượt qua được", "Sống sung sướng từ nhỏ quen rồi, giờ chịu có chút khổ cũng không chịu được". Đây là những câu tôi thường hay nghe được, không chỉ từ người thân mình mà còn từ những người xung quanh và đây cũng là những câu nói dễ gặp nhất ở phần comment dưới những câu chuyện chia sẻ nỗi buồn mà chúng ta thường hay thấy ở trên mạng.
Dù rằng những câu nói trên có xuất phát từ ý tốt muốn động viên, muốn khích lệ, hay muốn người nghe cảm thấy chuyện của họ không tệ đến mức đó thì trên thực tế những lời khuyên này lại mang hơi hướm đổ lỗi và khiến cho người nghe cảm thấy tồi tệ hơn mà thôi.
Mỗi người có một sức bật, độ dẻo dai tinh thần lẫn độ nhạy cảm hay khả năng chịu đựng tổn thương khác nhau dựa trên trải nghiệm, hoàn cảnh môi trường, bẩm sinh và cả di truyền. Đương nhiên tất cả các yếu tố này đều không thể lựa chọn hay nằm trong quyền điều khiển của một người. Thế nên việc kêu một người nghĩ tích cực đi hay đừng nhạy cảm quá, nó rất là vô nghĩa.
Và nếu bạn không có lời gì tốt đẹp để nói hay chia sẻ thì hãy im lặng, hoặc thay vì nói những câu như ở đầu bài, bạn có thể nói: "Mình không biết phải nói gì, nhưng mình luôn ở đây lắng nghe cậu", "Có thể mình chưa hiểu được vấn đề của cậu, nhưng mà mình luôn sẵn sàng nghe cậu chia sẻ", "Cậu còn có mình ở đây, chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua rắc rối này", "Có thể cậu không tin nhưng những gì cậu đang cảm nhận chỉ là tạm thời mà thôi. Mọi chuyện rồi sẽ ổn", "Mình có thể làm gì để cậu bớt buồn đây?". Dù không thể giải quyết được vấn đề của họ nhưng những câu có thể khiến cho người nghe cảm dễ chịu hơn.
Hãy tôn trọng sự khác biệt của một người, tôn trọng sự trầm cảm của người khác, tôn trọng nỗi buồn của họ. Điều này có thể chẳng ngăn được họ không bị bệnh hay không buồn nhưng nó sẽ khiến cho trải nghiệm của họ trở nên dễ chịu đựng hơn.
Nguồn: Tony Buổi Sáng