Tổng quan các ngành về du lịch Việt Nam

tran hương

Well-known member
Ngành Du lịch là gì?
Ngành Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, gồm nhiều nhóm ngành nghề liên quan đến nhiệm vụ đào tạo và cung cấp nhân lực cho các công ty lữ hành, khách sạn, hay nhà hàng,…

Ngành du lịch có sự đóng góp to lớn vào tổng sản phẩm kinh tế quốc dân ở nước ta. Hiện du lịch được coi là một trong ba ngành kinh tế lớn được chú trọng đầu tư, không ngừng phát triển. Du lịch thúc đẩy hỗ trợ các ngành như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, lưu trú và ăn uống, đồng thời giải quyết việc làm cho đa số lao động phụ ở các thành phố, thị trấn.

ngành du lịch là gì

Các điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam

Giới thiệu về ngành Du lịch Việt Nam
Việt Nam nằm trong nhóm những quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nhanh nhất thế giới. Du lịch được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đất nước có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú với nhiều thế mạnh:

  • Di sản Việt Nam: Nước ta đã có 8 di sản được UNESCO công nhận: Di tích Hoàng thành Thăng Long, phố cổ Hội An, quần thể danh thắng Tràng An, cố đô Huế, thành nhà Hồ, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long.
  • Danh lam thắng cảnh: Tiềm năng phát triển du lịch không chỉ ở đồng bằng mà miền núi hay trung du nước ta cũng có vô vàn thắng cảnh gây thương nhớ: mùa hoa cải hoa mận Mộc Châu, mùa lúa chín Tây Bắc,…
  • Văn hóa ẩm thực: Âm thực Việt Nam ta rất nổi tiếng trên thế giới, các bạn bè quốc tế đều mê mẩn với các món ăn Việt như: Phở, bánh mỳ, bún bò Huế,…Ngoài ra văn hóa phi vật thể như: quan họ, nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên,… cũng rất thu hút khách du lịch.
Các nhóm nghề trong ngành du lịch
Du lịch là một ngành nghề hot hiện nay. Vậy liệu bạn có biết hết các ngành khác của du lịch không? Ngành Du lịch hiện có các nhóm nghề chính sau:

1. Quản lý du lịch
Những người quản lý du lịch làm việc chủ yếu trong các văn phòng, xử lý và phê duyệt các báo cáo, đề án, hồ sơ,…Họ cũng sẽ liên tục gặp gỡ các đối tác, tham dự hội thảo, tham gia các đợt quảng bá du lịch, để học hỏi áp dụng kiến thức cho doanh nghiệp mình. Chính bởi vậy, các nhà quản lý du lịch có mối quan hệ rộng và kỹ năng giao tiếp tốt.

2. Điều hành du lịch
Phân công việc cho các hướng dẫn viên, tiếp nhận thông tin từ các chương trình du lịch của khách, giải quyết vấn đề phát sinh trong tour để phối hợp với các bộ phận là nhiệm vụ chính của điều hành du lịch. Bên cạnh đó, họ còn là người điều phối các phương tiện đưa đón và phục vụ khách. Công việc này chịu áp lực khá lớn với lượng thông tin khổng lồ, đặc biệt trong mùa cao điểm du lịch.

3. Nhân viên lễ tân
Nhân viên lễ tân được xem như bộ mặt của khách sạn, nhà hàng hay cơ sở du lịch, là người đầu tiên tiếp xúc với khách, thường được yêu cầu về ngoại hình ưa nhìn, nhanh nhạy, khéo léo, giao tiếp tốt, đặc biết phải biết ít nhất một ngoại ngữ để đón khách nước ngoài. Công việc chủ yếu của nhân viên lễ tân là đón tiếp, nhận thông tin về các yêu cầu ăn, ở, vui chơi của khách, kiểm tra các dịch vụ khách đặt ra có đáp ứng đúng nhu cầu không và còn giúp khách nhận và ký gửi đồ, thanh toán,…

4. Nhân viên phục vụ bàn, bar, buồng, bếp
Nhân viên phục vụ bàn phải hiểu biết về các món ăn, có thể giải thích và giúp khách chọn món khi cần, biết quan sát và kịp thời đáp ứng các yêu cầu của khách.

Nhân viên quầy bar sẽ cần thông thạo các loại đồ uống, từ rượu cho đến cocktail, cà phê,.. phải viết cách pha chế, biết giao tiếp và xử lý những tình huống bất ngờ phát sinh.

Nhân viên buồng, bếp là những người chịu trách nhiệm về vệ sinh phòng khách lưu trú cùng bếp ăn.

Đây là những bộ phận có vai trò quan trọng trong phục vụ khách hàng, quyết định đến sự hài long của khách khi sử dụng dịch vụ.

giới thiệu về ngành du lịch

Hướng dẫn viên du lịch

5. Hướng dẫn viên du lịch
Khi nhắc đến du lịch mọi người thường nghĩ ngay đến ngành Hướng dẫn viên du lịch. Nhiệm vụ của người hướng dẫn viên là đón tiếp, tổ chức các hoạt động du lịch theo yêu cầu của khách, giới thiệu các địa điểm tham quan, sắp xếp việc ăn, ngủ, nghỉ và đảm bảo an toàn cho khách du lịch trong suốt chuyến đi, cũng là người trực tiếp giải quyết những vấn đề phát sinh hoặc báo về điều hành trong quá trình dẫn tour,…

Người hướng dẫn viên du lịch là người có sức khỏe, khả năng ứng xử, giao tiếp khéo léo và năng lực chuyên môn vững.

>>Có thể bạn quan tâm: Thu nhập và mức lương của ngành Hướng dẫn viên du lịch

6. Nhân viên Marketing
Nhân viên marketing du lịch là những người đảm nhận công việc nghiên cứu thị trường, đi tìm hiểu nhu cầu của khách du lịch để từ đó thiết lập chương trình du lịch, kế hoạch kinh doanh phù hợp, tạo ra lợi nhuận cao, giảm thiểu những rủi ro không mong muốn cho công ty.

7. Kế toán lữ hành
Công việc kế toán lữ hành đòi hỏi không chỉ chuyên môn về du lịch mà còn cả kế toán và nhạy bén với các con số. Chủ yếu nhiệm vụ là lên kế hoạch chi phí, dư chi ngân sách, lập danh sách khách du lịch, kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến tour,…

Có thể thấy, với nhiều danh lam thắng cảnh phong phú, ngành Du lịch Việt Nam dần khẳng định rõ vị thế trong sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu nhân sự, rất nhiều trường Cao đẳng, Đại học về du lịch xuất hiện. Với những bạn có lực học khá, giỏi thì việc vào Đại học sẽ có phần dễ dàng, tuy nhiên nếu chưa đủ may mắn và những điều kiện về điểm, kinh tế thì việc theo học Cao đẳng là một lựa chọn hoàn toàn hợp lý.

Về mặt thời gian, hệ đào tạo Cao đẳng là ngắn hơn so với hệ Đại học. Vì thế sinh viên Cao đẳng rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí hơn và ra trường sớm hơn, các bạn có cơ hội tìm cho mình những công việc phù hợp, hình thành kinh nghiệm làm việc sớm hơn so với sinh viên đại học. Mức thu nhập của những người có trình độ Cao đẳng hiện nay cũng không hề kém cạnh với những người có trình độ Đại học nếu như các bạn có năng lực và biết tận dụng cơ hội.
 
Bên trên