linh_449
Linh Linhh
1. Cua Cà Mau
Nhắc đến top các món đặc sản Cà Mau, không thể bỏ qua cái tên cua Cà Mau ngon trứ danh. Với 2 loại cua đặc trưng là cua thịt có phần thịt chắc, ngọt và thơm; cua gạch có phần gạch đầy ụ, đỏ ươm, béo ngậy và thơm ngon. Chỉ cần nhìn thôi là khiến bạn phát thèm, bạn có thể thưởng thức vị thơm ngon của cua với các cách chế biến như cua hấp, cua rang me, lẩu cua,…
Ảnh: @duypan.
2. Cá thòi lòi nướng
Nếu là người dân U Minh, chắc chắn bạn không nên bỏ qua món cá thòi lòi nướng muối ớt, đây là loại cá đặc trưng ở vùng ngập mặn, với vẻ ngoài tuy xấu xí, loài cá nhỏ bé này nổi bật khi vừa biết bơi, chạy trên mặt nước hay trên cạn và còn có thể leo cây. Và hơn hết, cá thòi lòi có nguồn dinh dưỡng cao, không có nhiều xương và không tanh.
Để ăn món cá này, có nhiều cách để chế biến như cá thòi lòi nướng, nấu lẩu, kho tiêu,… hoặc bạn cũng có thể mua khô cá thòi lòi về để dành tặng cho bạn bè và người thân của mình.
3. Lẩu mắm U Minh
Ảnh: Báo điện tử Kinh tế & Đô thị.
Về U Minh, nhất định phải thử qua món lẩu mắm. Đây được xem là món ăn thương hiệu cho vùng đất này. Với hương vị mắm đặc trưng, tại Cà Mau nước lẩu sẽ được nấu bằng mắm cá sặc cùng với một ít sả băm nhuyễn làm dậy lên mùi mắm, thêm nồng nàn hơn.
Ảnh: Báo điện tử Kinh tế & Đô thị.
Món lẩu mắm vùng U Minh thì chắc chắn không thể thiếu những món ăn kèm như cá, tôm, mực và những loại rau rừng xanh tươi đặc trưng tại vùng rừng U Minh như đọt nhãn lồng, rau đắng, càng cua, bông súng, đọt choại,…
4. Mắm ba khía Rạch Gốc
Ba khía là loài giáp xác, thuộc họ cua. Ba khía Rạch Gốc sống ở vùng ngập mặn, ăn những trái mắm đen rụng xuống nên thịt thơm và chắc hơn giống ba khía ở các nơi khác. Ba khía có thể chế biến thành nhiều món nhưng mắm ba khía vẫn là hương vị không thể thiếu của vùng đất Cà Mau. Để mắm ba khía, trước tiên là tách thân ra khỏi mai, xong rồi lại dùng tay tách xé ra từng mảnh nhỏ, cho thêm khế, chanh, tỏi, ớt, đường khiến cho món ăn trở nên bắt mắt và dậy vị.
Ảnh: Thu Nga.
5. Rắn ri
Nhắc đến rắn có lẽ nhiều người sẽ sợ và không dám ăn, nhưng rắn ri được xem là một trong những món ăn đặc sản của vùng đất Cà Mau, chúng giàu dinh dưỡng và vô cùng tốt cho sức khỏe, có thể chế biến thành nhiều món như: hầm sả nước dừa, xào lăn, nấu cháo, nấu lẩu,…
Rắn ri hầm sả với nước dừa tươi.
6. Gỏi ong non
Về U Minh, nhất định phải thử qua món gỏi ong non. Ong rừng U Minh hút mật hoa không có sự tác động của con người nên không chỉ có mật ong thơm ngon mà nhộng ong cũng béo ngậy. Vì thế người ta thường dùng nhộng ong non Cà Mau để nấu cháo, chiên xào, nhưng chuẩn vị nhất là làm gỏi. Nhộng sau khi được trộn với các loại rau thơm, rau quế, rau răm thì rưới thêm nước mắm chua ngọt. Việc trộn gỏi sẽ giữ được những tinh tuý trong nhộng ong non và tạo nên một món ngon mang đậm vị vùng rừng U Minh Hạ.
7. Bánh tằm cay
Ảnh: @foodboiz.cantho.
Bánh tằm cay được xem là sự kết hợp hoàn hảo giữa những sợi bánh tằm mềm và những miếng gà dai, ăn kèm với nước dùng vị cà ri vô cùng đậm đà. Với hương vị đặc trưng kết hợp cùng rau xanh và giá, làm cho món ăn càng thêm hấp dẫn, thực khách sẽ cảm nhận được vị cay cay, thơm thơm, nồng nàn nơi đầu lưỡi. Một tô bánh tằm gà cay sẽ khiến bạn nhớ mãi hương vị của vùng Đất Mũi này.
8. Mắm tép
Mắm tép với hương vị đậm đà của tép, vị cay của ớt và gừng, hoà quyện cùng đu đủ giòn rụm, vị hơi chua đặc trưng của mắm, tạo nên một món ăn vô cùng cuốn hút. Không nhất thiết phải đến hàng quán sang trọng, chỉ cần ghé vào một khu chợ bất kỳ tại Cà Mau, bạn cũng có thể dễ dàng tìm mua thức đặc sản này.
Ảnh: Thanh Thúy/Vnexpress.
Ảnh: Thanh Thúy/Vnexpress.
9. Đuông chà là
Đuông chà là có rất nhiều ở Cà Mau và những con đuông béo ngậy cũng trở thành món ăn quen thuộc của người dân nơi đây. Đuông chà là có nhiều cách ăn, có thể ăn kèm nước mắm ớt hoặc nướng,… Dù ăn bằng cách nào thì thịt béo thơm của đuông chà là cũng “gây nghiện” thực khách sau lần thử đầu tiên.
10. Canh chua cá ngát
Cá ngát có phần da trơn, sống nhiều ở các tuyến sông rạch, ao đầm nuôi tôm và vùng đất ngập mặn ven biển ở Cà Mau. Cá ngát ít xương, nhiều thịt, thơm và béo. Có thể dùng cá ngát để chế biến ra nhiều món ăn ngon. Đặc biệt nhất là cá ngát nấu canh chua, được nhiều người dân miền Tây Nam Bộ yêu thích. Một tô canh chua ngọt thơm, nóng hổi với cá ngát có thớ thịt ngọt dai, đậm vị, chấm kèm với muối ớt hoặc nước mắm mặn tạo nên sức hút khó cưỡng.
Ảnh: Huỳnh Lâm.
11. Tôm tít
Cà Mau là vùng đất có nhiều tôm nhất đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó tôm tít Cà Mau được dùng để chế biến ra nhiều món ăn ngon ở vùng đất này. Tôm tít có mình giống con tôm thông thường nhưng càng giống bọ ngựa, thịt có vị ngon đặc biệt riêng. Để thưởng thức trọn vẹn những con tôm tít Cà Mau, có thể đến những nơi như Sông Đốc, Đá Bạc, Khai Long, Đất Mũi, Năm Căn. Có nhiều cách để chế biến tôm tít như luộc, hấp bia, hấp nước dừa, hấp sả, nướng hoặc cháy tỏi, rang me… Ở Cà Mau, tôm tít còn được làm khô, tạo nên món đặc sản ngon trứ danh tại đây.
12. Ốc móng tay nướng mỡ hành
Ốc móng tay trở thành món ăn đặc sản của nhiều nhà hàng, quán ăn ở Cà Mau. Để chế biến món ốc móng tay nướng mỡ hành phải chọn loại ốc tươi sống. Trước khi nướng, ốc được rửa sạch và xếp trên bếp than. Nướng ốc đến khi vỏ của nó tách ra, thịt chuyển sang màu trắng thì lúc đó thịt đã chín đều. Khi nướng sắp chín, người ta cho thêm một ít mỡ hành thơm béo. Khi thưởng thức, phải chấm muối tiêu chanh, ăn kèm rau răm, dưa leo, quế… thì còn gì tuyệt vời hơn!
Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau.
13. Lẩu cá khoai
Nói đến đặc sản của rừng U Minh, không thể bỏ qua món lẩu cá khoai huyền thoại, đây là loại cá có thân hình thuôn dài, nhiều thịt, xương cũng khá mềm và ngọt. Cá khoai này thường được dùng để nấu lẩu vì nó sẽ có hương vị rất ngon, ngọt và thịt cũng săn chắc. Một lần ăn sẽ khiến bạn nhớ mãi hương vị này.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
14. Cá nâu kho trái giác
Muốn ăn cá nâu ngon thì phải về vùng đất Cà Mau. Thịt cá nâu tươi ngọt và béo nên rất phù hợp để chế biến đa dạng các món ăn. Điển hình như muối sả ớt chiên, gói lá chuối nướng than,… Nhưng ngon và độc đáo nhất vẫn là cá nâu kho trái giác, đem đến cho thực khách hương vị mới lạ từ vị chua chua, thanh thanh của trái giác.
Ảnh: dacsanmuicamau.com.
15. Cá lóc nướng trui
Cá lóc nướng trui là món ăn thân thuộc với nhiều người dân ở miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt, nếu có dịp về Cà Mau, hãy nhớ thưởng thức qua món ăn này để cảm nhận hương vị thơm ngon, đậm đà và hấp dẫn. Cá khi vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, dùng que tre xiên cá từ đầu đến đuôi, rồi vùi cá vào đống rơm khô, châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất, lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn. Khi cá chín, cạo bỏ lớp vẩy đã cháy sém sẽ có nguyên 1 con cá lóc nướng thơm ngon. Khi thưởng thức, gỡ thịt chấm muối ớt, sẽ cảm nhận được mùi vị thơm ngon, vừa cay vừa mặn, vừa ngọt và thơm.
Ảnh: Thanh Dũng.
16. Bánh canh cua nước dừa
Bánh canh cua nước dừa là món ăn quen thuộc với nhiều người dân ở vùng sông nước Cà Mau. Sợi bánh canh ở đây được làm thủ công từ bột gạo và bột năng. Nói đến bánh canh cua, không thể thiếu nguyên liệu là những con cua đầy gạch. Người ta thường dùng cua gạch son nấu vì gạch cua sẽ ngọt, béo và tạo nên màu sắc hấp dẫn cho món bánh canh. Khi thưởng thức món ăn này, bạn sẽ cảm nhận được vị béo của nước cốt, vị ngọt của thịt cua và sợi bánh canh vừa mềm, vừa dai rất hấp dẫn.
17. Cháo cá kèo rau đắng
Cá kèo có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Với người dân Cà Mau, món cá kèo nấu cháo là món ăn dân dã, bổ dưỡng. Cháo cá kèo nên ăn lúc nóng. Người ta thường chọn cá kèo to rồi đem rửa sạch, sau đó sắp chúng vào dĩa và cho vào dĩa một vài viên nước đá nhỏ để “gây tê” cá. Làm cách này, cá sẽ không mất vị tươi ngon. Nên bắc sẵn nồi cháo trắng lên bếp. Khi cháo chín và đã nêm nếm gia vị, người ta bắc nồi cháo lên bếp ga mini, rồi bỏ từ từ những con cá kèo đã bị “gây tê” vào trong nồi cháo, nên bỏ cá vừa phải theo số lượng người ăn, hết thì tiếp tục bỏ cá vào nồi để tránh tình trạng cá bị nhừ mất thịt. Ăn kèm cháo cá kèo với một ít hành lá, gừng xắt nhỏ, tiêu xay, nước mắm mặn, chanh, ớt, rau má và rau đắng.
18. Dưa bồn bồn
Dưa bồn bồn là sản phẩm đặc thù, món ăn dân dã mang hương vị đồng quê. Từ lâu, dưa bồn bồn đã làm nên “thương hiệu” cho vùng đất Cà Mau. Từ dưa bồn bồn, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng như dưa bồn bồn xào tép, xào vọp, dưa bồn bồn chấm ba khía, thịt kho tàu hay cá rô kho tộ.
19. Lươn um rau ngổ
Như bạn đã biết, lươn là loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng. Để tăng hương vị, đồng thời giữ nguyên các dưỡng chất trong lươn thì món lươn um rau ngổ là gợi ý tuyệt vời cho bạn. Vị tươi ngọt của thịt lươn, hương thơm mát của rau ngổ chắc chắn rất cuốn hút thực khách tứ phương. Đặc biệt món ăn này cần được ăn nóng thì mới giữ được độ tươi và thơm của món ăn.
20. Vọp nướng chấm muối tiêu
Vọp nướng chấm muối tiêu với vị ngọt tươi của vọp, hòa quyện với nước xốt, thơm cay của tiêu và mặn mà của muối, tạo nên dư vị thấm đượm, mang rõ nét bình dị của vùng đồng bằng sông nước. Đây chắc chắn là món ngon tuyệt vời khiến bạn không thể nào quên.
Vọp nướng mỡ hành chấm muối tiêu. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau.
Nhắc đến top các món đặc sản Cà Mau, không thể bỏ qua cái tên cua Cà Mau ngon trứ danh. Với 2 loại cua đặc trưng là cua thịt có phần thịt chắc, ngọt và thơm; cua gạch có phần gạch đầy ụ, đỏ ươm, béo ngậy và thơm ngon. Chỉ cần nhìn thôi là khiến bạn phát thèm, bạn có thể thưởng thức vị thơm ngon của cua với các cách chế biến như cua hấp, cua rang me, lẩu cua,…
Ảnh: @duypan.
2. Cá thòi lòi nướng
Nếu là người dân U Minh, chắc chắn bạn không nên bỏ qua món cá thòi lòi nướng muối ớt, đây là loại cá đặc trưng ở vùng ngập mặn, với vẻ ngoài tuy xấu xí, loài cá nhỏ bé này nổi bật khi vừa biết bơi, chạy trên mặt nước hay trên cạn và còn có thể leo cây. Và hơn hết, cá thòi lòi có nguồn dinh dưỡng cao, không có nhiều xương và không tanh.
Để ăn món cá này, có nhiều cách để chế biến như cá thòi lòi nướng, nấu lẩu, kho tiêu,… hoặc bạn cũng có thể mua khô cá thòi lòi về để dành tặng cho bạn bè và người thân của mình.
3. Lẩu mắm U Minh
Ảnh: Báo điện tử Kinh tế & Đô thị.
Về U Minh, nhất định phải thử qua món lẩu mắm. Đây được xem là món ăn thương hiệu cho vùng đất này. Với hương vị mắm đặc trưng, tại Cà Mau nước lẩu sẽ được nấu bằng mắm cá sặc cùng với một ít sả băm nhuyễn làm dậy lên mùi mắm, thêm nồng nàn hơn.
Ảnh: Báo điện tử Kinh tế & Đô thị.
Món lẩu mắm vùng U Minh thì chắc chắn không thể thiếu những món ăn kèm như cá, tôm, mực và những loại rau rừng xanh tươi đặc trưng tại vùng rừng U Minh như đọt nhãn lồng, rau đắng, càng cua, bông súng, đọt choại,…
4. Mắm ba khía Rạch Gốc
Ba khía là loài giáp xác, thuộc họ cua. Ba khía Rạch Gốc sống ở vùng ngập mặn, ăn những trái mắm đen rụng xuống nên thịt thơm và chắc hơn giống ba khía ở các nơi khác. Ba khía có thể chế biến thành nhiều món nhưng mắm ba khía vẫn là hương vị không thể thiếu của vùng đất Cà Mau. Để mắm ba khía, trước tiên là tách thân ra khỏi mai, xong rồi lại dùng tay tách xé ra từng mảnh nhỏ, cho thêm khế, chanh, tỏi, ớt, đường khiến cho món ăn trở nên bắt mắt và dậy vị.
Ảnh: Thu Nga.
5. Rắn ri
Nhắc đến rắn có lẽ nhiều người sẽ sợ và không dám ăn, nhưng rắn ri được xem là một trong những món ăn đặc sản của vùng đất Cà Mau, chúng giàu dinh dưỡng và vô cùng tốt cho sức khỏe, có thể chế biến thành nhiều món như: hầm sả nước dừa, xào lăn, nấu cháo, nấu lẩu,…
Rắn ri hầm sả với nước dừa tươi.
6. Gỏi ong non
Về U Minh, nhất định phải thử qua món gỏi ong non. Ong rừng U Minh hút mật hoa không có sự tác động của con người nên không chỉ có mật ong thơm ngon mà nhộng ong cũng béo ngậy. Vì thế người ta thường dùng nhộng ong non Cà Mau để nấu cháo, chiên xào, nhưng chuẩn vị nhất là làm gỏi. Nhộng sau khi được trộn với các loại rau thơm, rau quế, rau răm thì rưới thêm nước mắm chua ngọt. Việc trộn gỏi sẽ giữ được những tinh tuý trong nhộng ong non và tạo nên một món ngon mang đậm vị vùng rừng U Minh Hạ.
7. Bánh tằm cay
Ảnh: @foodboiz.cantho.
Bánh tằm cay được xem là sự kết hợp hoàn hảo giữa những sợi bánh tằm mềm và những miếng gà dai, ăn kèm với nước dùng vị cà ri vô cùng đậm đà. Với hương vị đặc trưng kết hợp cùng rau xanh và giá, làm cho món ăn càng thêm hấp dẫn, thực khách sẽ cảm nhận được vị cay cay, thơm thơm, nồng nàn nơi đầu lưỡi. Một tô bánh tằm gà cay sẽ khiến bạn nhớ mãi hương vị của vùng Đất Mũi này.
8. Mắm tép
Mắm tép với hương vị đậm đà của tép, vị cay của ớt và gừng, hoà quyện cùng đu đủ giòn rụm, vị hơi chua đặc trưng của mắm, tạo nên một món ăn vô cùng cuốn hút. Không nhất thiết phải đến hàng quán sang trọng, chỉ cần ghé vào một khu chợ bất kỳ tại Cà Mau, bạn cũng có thể dễ dàng tìm mua thức đặc sản này.
Ảnh: Thanh Thúy/Vnexpress.
Ảnh: Thanh Thúy/Vnexpress.
9. Đuông chà là
Đuông chà là có rất nhiều ở Cà Mau và những con đuông béo ngậy cũng trở thành món ăn quen thuộc của người dân nơi đây. Đuông chà là có nhiều cách ăn, có thể ăn kèm nước mắm ớt hoặc nướng,… Dù ăn bằng cách nào thì thịt béo thơm của đuông chà là cũng “gây nghiện” thực khách sau lần thử đầu tiên.
10. Canh chua cá ngát
Cá ngát có phần da trơn, sống nhiều ở các tuyến sông rạch, ao đầm nuôi tôm và vùng đất ngập mặn ven biển ở Cà Mau. Cá ngát ít xương, nhiều thịt, thơm và béo. Có thể dùng cá ngát để chế biến ra nhiều món ăn ngon. Đặc biệt nhất là cá ngát nấu canh chua, được nhiều người dân miền Tây Nam Bộ yêu thích. Một tô canh chua ngọt thơm, nóng hổi với cá ngát có thớ thịt ngọt dai, đậm vị, chấm kèm với muối ớt hoặc nước mắm mặn tạo nên sức hút khó cưỡng.
Ảnh: Huỳnh Lâm.
11. Tôm tít
Cà Mau là vùng đất có nhiều tôm nhất đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó tôm tít Cà Mau được dùng để chế biến ra nhiều món ăn ngon ở vùng đất này. Tôm tít có mình giống con tôm thông thường nhưng càng giống bọ ngựa, thịt có vị ngon đặc biệt riêng. Để thưởng thức trọn vẹn những con tôm tít Cà Mau, có thể đến những nơi như Sông Đốc, Đá Bạc, Khai Long, Đất Mũi, Năm Căn. Có nhiều cách để chế biến tôm tít như luộc, hấp bia, hấp nước dừa, hấp sả, nướng hoặc cháy tỏi, rang me… Ở Cà Mau, tôm tít còn được làm khô, tạo nên món đặc sản ngon trứ danh tại đây.
12. Ốc móng tay nướng mỡ hành
Ốc móng tay trở thành món ăn đặc sản của nhiều nhà hàng, quán ăn ở Cà Mau. Để chế biến món ốc móng tay nướng mỡ hành phải chọn loại ốc tươi sống. Trước khi nướng, ốc được rửa sạch và xếp trên bếp than. Nướng ốc đến khi vỏ của nó tách ra, thịt chuyển sang màu trắng thì lúc đó thịt đã chín đều. Khi nướng sắp chín, người ta cho thêm một ít mỡ hành thơm béo. Khi thưởng thức, phải chấm muối tiêu chanh, ăn kèm rau răm, dưa leo, quế… thì còn gì tuyệt vời hơn!
Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau.
13. Lẩu cá khoai
Nói đến đặc sản của rừng U Minh, không thể bỏ qua món lẩu cá khoai huyền thoại, đây là loại cá có thân hình thuôn dài, nhiều thịt, xương cũng khá mềm và ngọt. Cá khoai này thường được dùng để nấu lẩu vì nó sẽ có hương vị rất ngon, ngọt và thịt cũng săn chắc. Một lần ăn sẽ khiến bạn nhớ mãi hương vị này.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
14. Cá nâu kho trái giác
Muốn ăn cá nâu ngon thì phải về vùng đất Cà Mau. Thịt cá nâu tươi ngọt và béo nên rất phù hợp để chế biến đa dạng các món ăn. Điển hình như muối sả ớt chiên, gói lá chuối nướng than,… Nhưng ngon và độc đáo nhất vẫn là cá nâu kho trái giác, đem đến cho thực khách hương vị mới lạ từ vị chua chua, thanh thanh của trái giác.
Ảnh: dacsanmuicamau.com.
15. Cá lóc nướng trui
Cá lóc nướng trui là món ăn thân thuộc với nhiều người dân ở miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt, nếu có dịp về Cà Mau, hãy nhớ thưởng thức qua món ăn này để cảm nhận hương vị thơm ngon, đậm đà và hấp dẫn. Cá khi vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, dùng que tre xiên cá từ đầu đến đuôi, rồi vùi cá vào đống rơm khô, châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất, lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn. Khi cá chín, cạo bỏ lớp vẩy đã cháy sém sẽ có nguyên 1 con cá lóc nướng thơm ngon. Khi thưởng thức, gỡ thịt chấm muối ớt, sẽ cảm nhận được mùi vị thơm ngon, vừa cay vừa mặn, vừa ngọt và thơm.
Ảnh: Thanh Dũng.
16. Bánh canh cua nước dừa
Bánh canh cua nước dừa là món ăn quen thuộc với nhiều người dân ở vùng sông nước Cà Mau. Sợi bánh canh ở đây được làm thủ công từ bột gạo và bột năng. Nói đến bánh canh cua, không thể thiếu nguyên liệu là những con cua đầy gạch. Người ta thường dùng cua gạch son nấu vì gạch cua sẽ ngọt, béo và tạo nên màu sắc hấp dẫn cho món bánh canh. Khi thưởng thức món ăn này, bạn sẽ cảm nhận được vị béo của nước cốt, vị ngọt của thịt cua và sợi bánh canh vừa mềm, vừa dai rất hấp dẫn.
17. Cháo cá kèo rau đắng
Cá kèo có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Với người dân Cà Mau, món cá kèo nấu cháo là món ăn dân dã, bổ dưỡng. Cháo cá kèo nên ăn lúc nóng. Người ta thường chọn cá kèo to rồi đem rửa sạch, sau đó sắp chúng vào dĩa và cho vào dĩa một vài viên nước đá nhỏ để “gây tê” cá. Làm cách này, cá sẽ không mất vị tươi ngon. Nên bắc sẵn nồi cháo trắng lên bếp. Khi cháo chín và đã nêm nếm gia vị, người ta bắc nồi cháo lên bếp ga mini, rồi bỏ từ từ những con cá kèo đã bị “gây tê” vào trong nồi cháo, nên bỏ cá vừa phải theo số lượng người ăn, hết thì tiếp tục bỏ cá vào nồi để tránh tình trạng cá bị nhừ mất thịt. Ăn kèm cháo cá kèo với một ít hành lá, gừng xắt nhỏ, tiêu xay, nước mắm mặn, chanh, ớt, rau má và rau đắng.
18. Dưa bồn bồn
Dưa bồn bồn là sản phẩm đặc thù, món ăn dân dã mang hương vị đồng quê. Từ lâu, dưa bồn bồn đã làm nên “thương hiệu” cho vùng đất Cà Mau. Từ dưa bồn bồn, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng như dưa bồn bồn xào tép, xào vọp, dưa bồn bồn chấm ba khía, thịt kho tàu hay cá rô kho tộ.
19. Lươn um rau ngổ
Như bạn đã biết, lươn là loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng. Để tăng hương vị, đồng thời giữ nguyên các dưỡng chất trong lươn thì món lươn um rau ngổ là gợi ý tuyệt vời cho bạn. Vị tươi ngọt của thịt lươn, hương thơm mát của rau ngổ chắc chắn rất cuốn hút thực khách tứ phương. Đặc biệt món ăn này cần được ăn nóng thì mới giữ được độ tươi và thơm của món ăn.
20. Vọp nướng chấm muối tiêu
Vọp nướng chấm muối tiêu với vị ngọt tươi của vọp, hòa quyện với nước xốt, thơm cay của tiêu và mặn mà của muối, tạo nên dư vị thấm đượm, mang rõ nét bình dị của vùng đồng bằng sông nước. Đây chắc chắn là món ngon tuyệt vời khiến bạn không thể nào quên.
Vọp nướng mỡ hành chấm muối tiêu. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau.