Thanh Thúy
Well-known member
Dưới đây là top những điểm du lịch đẹp nhất ở Bình Định mà bạn không thể bỏ qua:
Ghềnh Ráng Tiên Sa
Ghềnh Ráng Tiên Sa cách trung tâm thành phố khoảng 3km về phía Đông Nam, nằm ở phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn. Điểm đặc biệt tại đây chính là một quần thể những bãi đá nằm liền kề nhau tập trung theo đường cong của eo núi Xuân Vân, rộng 35ha.
Ghềnh Ráng Tiên Sa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 3km về phía Đông Nam.
Cảnh biển đẹp ngỡ ngàng không dễ gì bắt gặp chắc chắn sẽ làm bạn phải mê mẩn quên lối về.
Bãi Rạng
Thu mình bên bờ Xương Lý, trên tuyến đường ven biển nối liền Bình Định và Phú Yên, Bãi Rạng Quy Nhơn như một ốc đảo hoang sơ. Hai ngọn núi sừng sững vươn cao khiến người nhìn liên tưởng đến vầng trăng khuyết, hàng dừa xanh lại thêm cát trắng tạo nên bức họa thiên nhiên vô cùng hoàn hảo.
Bãi Rạng Quy Nhơn toát lên vẻ hoang sơ mộc mạc.
Bãi Rạng vẫn toát lên mình sự hoang sơ và mộc mạc, như món quà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Sự kết hợp tinh tế này đã thành công thu hút sự quan tâm và lấy lòng của hàng nghìn tín đồ du lịch, cả trong và ngoài nước.
Bãi Kỳ Co
Bãi Kỳ Co cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 20km về hướng Đông Bắc. Với một mặt giáp biển, ba mặt còn lại được bao quanh bởi những dãy đồi núi, khung cảnh tại đây thực sự đẹp và hoang sơ.
Làn nước xanh trong vắt là điều mọi người luôn nhớ khi nhắc tới Kỳ Co.
Với làn nước trong xanh màu ngọc bích, bãi cát trắng tinh khôi và chân trời xanh ngắt, bạn sẽ quên ngay đi những mệt mỏi trên chặng đường đi của mình. Từ khoảng tháng 3 đến tháng 9, thời tiết thuận lợi và biển trong xanh, đây chính là thời điểm lý tưởng để khám phá bãi Kỳ Co.
Tháp Chăm Dương Long
Tháp Chăm Dương Long là cụm di tích gồm ba tháp trên một gò cao thuộc huyện Tây Sơn. Được xây dựng vào cuối thế kỷ 12 - đây là thời kỳ hoàng kim của nền văn hóa Chăm Pa. Cụm tháp này gồm ba tháp Chăm thẳng hàng theo trục Bắc - Nam: Tháp giữa cao 39 mét, hai tháp bên cao 32 mét. Phần thân được xây bằng gạch, các góc được kết hợp bởi những tảng đá lớn chạm trổ công phu.
Cụm tháp mang đậm nét văn hóa cổ xưa trên vùng đất từng là kinh đô Vijaya của vương quốc Chăm Pa.
Lối kiến trúc độc đáo, đặc biệt là các hoa văn, họa tiết được khắc tạc trực tiếp trên những tảng đá đồ sộ đặt ngay trên đỉnh tháp. Ngoài các tháp, trong khu vực chính rất rộng, xung quanh là những khối đá được chạm trổ đặc sắc. Đây được xem là địa điểm hấp dẫn khách du lịch đến tham quan Bình Định.
Bãi biển Quy Hòa
Cách trung tâm thành phố khoảng 10km, bãi biển Quy Hòa tọa lạc ngay trên tuyến chính Quốc lộ 1D, giúp việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn. Bãi biển Quy Hòa nổi bật như một viên ngọc hoang sơ, tạo điểm nhấn độc đáo giữa bộn bề cuộc sống đô thị.
Bãi biển Quy Hòa bình yên nhưng tràn đầy sức sống.
Nơi đây là sự pha trộn hoàn hảo giữa bầu trời xanh biếc, đại dương sóng vỗ đều và nhịp nhàng, hàng dương cao vút trong nắng gió, cùng với không gian mát rượi mang hương vị biển khơi đặc trưng. Tất cả đem đến không gian yên bình nhưng cũng tràn đầy sức sống, như một thế giới tách biệt hoàn toàn với sự phồn hoa của thị trấn bên ngoài.
Chùa Bà Nước Mặn
Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 25km, chùa Bà tọa lạc tại xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Chùa Bà Nước Mặn có kiến trúc kiểu chữ Nhất, chùa quay mặt về hướng Nam, cạnh sông Cầu Ngói. Phía trước chùa có một hồ nhỏ, bức bình phong ở mặt sau hồ và trang trí hình Long Mã, bát quái, theo tích Phật giáo “ Long Mã hà đồ”; mặt trong trang trí hình chim phượng - một trong “tứ linh” hay được thờ trong các đình chùa.
Chùa Bà Nước Mặn.
Di tích Chùa Bà là công trình kiến trúc thuộc loại cổ xưa hàng đầu ở Bình Định, lại gắn liền với lễ hội Nước Mặn (được tổ chức hàng năm vào ngày cuối tháng Giêng âm lịch). Chùa Bà Nước Mặn lưu giữ những giá trị tinh thần đặc biệt với người dân địa phương và gắn với cảng thị Nước Mặn nổi tiếng một thời.
Mũi Rồng
Mũi Rồng cách TP Quy Nhơn khoảng 70 cây số về phía Bắc, cách huyện Phù Mỹ khoảng 20 cây số về phía Đông. Cái tên Mũi Rồng hay Mũi Vi Rồng xuất phát từ hình dạng ngọn núi rất giống một con rồng vươn ra biển lớn.
Mũi Rồng vẫn luôn nằm trong top 1 cẩm nang du lịch Bình Định bởi nét đẹp nguyên sơ, kỳ vĩ của tạo hóa.
Đường đi đến Mũi Rồng giống như đường đến tiên cảnh, bạn có thể leo núi ngắm nhìn thiên nhiên, vui chơi, tắm biển và ăn những món ăn ngon. Chưa dừng lại ở đó, bạn còn được vui chơi khám phá lễ hội cầu ngư (từ ngày 11 đến 14 tháng 4 âm lịch hàng năm) cầu mong làm ăn bội thu, mưa thuận gió hòa với rất nhiều các hoạt động diễn ra như đua thuyền, hát bội... tại lăng Ông Nam Hải.
Đến nay, Mũi Rồng vẫn luôn nằm trong top 1 cẩm nang du lịch Bình Định bởi nét đẹp nguyên sơ, kỳ vĩ của tạo hóa.
Ghềnh Ráng Tiên Sa
Ghềnh Ráng Tiên Sa cách trung tâm thành phố khoảng 3km về phía Đông Nam, nằm ở phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn. Điểm đặc biệt tại đây chính là một quần thể những bãi đá nằm liền kề nhau tập trung theo đường cong của eo núi Xuân Vân, rộng 35ha.
Ghềnh Ráng Tiên Sa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 3km về phía Đông Nam.
Cảnh biển đẹp ngỡ ngàng không dễ gì bắt gặp chắc chắn sẽ làm bạn phải mê mẩn quên lối về.
Bãi Rạng
Thu mình bên bờ Xương Lý, trên tuyến đường ven biển nối liền Bình Định và Phú Yên, Bãi Rạng Quy Nhơn như một ốc đảo hoang sơ. Hai ngọn núi sừng sững vươn cao khiến người nhìn liên tưởng đến vầng trăng khuyết, hàng dừa xanh lại thêm cát trắng tạo nên bức họa thiên nhiên vô cùng hoàn hảo.
Bãi Rạng Quy Nhơn toát lên vẻ hoang sơ mộc mạc.
Bãi Rạng vẫn toát lên mình sự hoang sơ và mộc mạc, như món quà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Sự kết hợp tinh tế này đã thành công thu hút sự quan tâm và lấy lòng của hàng nghìn tín đồ du lịch, cả trong và ngoài nước.
Bãi Kỳ Co
Bãi Kỳ Co cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 20km về hướng Đông Bắc. Với một mặt giáp biển, ba mặt còn lại được bao quanh bởi những dãy đồi núi, khung cảnh tại đây thực sự đẹp và hoang sơ.
Làn nước xanh trong vắt là điều mọi người luôn nhớ khi nhắc tới Kỳ Co.
Với làn nước trong xanh màu ngọc bích, bãi cát trắng tinh khôi và chân trời xanh ngắt, bạn sẽ quên ngay đi những mệt mỏi trên chặng đường đi của mình. Từ khoảng tháng 3 đến tháng 9, thời tiết thuận lợi và biển trong xanh, đây chính là thời điểm lý tưởng để khám phá bãi Kỳ Co.
Tháp Chăm Dương Long
Tháp Chăm Dương Long là cụm di tích gồm ba tháp trên một gò cao thuộc huyện Tây Sơn. Được xây dựng vào cuối thế kỷ 12 - đây là thời kỳ hoàng kim của nền văn hóa Chăm Pa. Cụm tháp này gồm ba tháp Chăm thẳng hàng theo trục Bắc - Nam: Tháp giữa cao 39 mét, hai tháp bên cao 32 mét. Phần thân được xây bằng gạch, các góc được kết hợp bởi những tảng đá lớn chạm trổ công phu.
Cụm tháp mang đậm nét văn hóa cổ xưa trên vùng đất từng là kinh đô Vijaya của vương quốc Chăm Pa.
Lối kiến trúc độc đáo, đặc biệt là các hoa văn, họa tiết được khắc tạc trực tiếp trên những tảng đá đồ sộ đặt ngay trên đỉnh tháp. Ngoài các tháp, trong khu vực chính rất rộng, xung quanh là những khối đá được chạm trổ đặc sắc. Đây được xem là địa điểm hấp dẫn khách du lịch đến tham quan Bình Định.
Bãi biển Quy Hòa
Cách trung tâm thành phố khoảng 10km, bãi biển Quy Hòa tọa lạc ngay trên tuyến chính Quốc lộ 1D, giúp việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn. Bãi biển Quy Hòa nổi bật như một viên ngọc hoang sơ, tạo điểm nhấn độc đáo giữa bộn bề cuộc sống đô thị.
Bãi biển Quy Hòa bình yên nhưng tràn đầy sức sống.
Nơi đây là sự pha trộn hoàn hảo giữa bầu trời xanh biếc, đại dương sóng vỗ đều và nhịp nhàng, hàng dương cao vút trong nắng gió, cùng với không gian mát rượi mang hương vị biển khơi đặc trưng. Tất cả đem đến không gian yên bình nhưng cũng tràn đầy sức sống, như một thế giới tách biệt hoàn toàn với sự phồn hoa của thị trấn bên ngoài.
Chùa Bà Nước Mặn
Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 25km, chùa Bà tọa lạc tại xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Chùa Bà Nước Mặn có kiến trúc kiểu chữ Nhất, chùa quay mặt về hướng Nam, cạnh sông Cầu Ngói. Phía trước chùa có một hồ nhỏ, bức bình phong ở mặt sau hồ và trang trí hình Long Mã, bát quái, theo tích Phật giáo “ Long Mã hà đồ”; mặt trong trang trí hình chim phượng - một trong “tứ linh” hay được thờ trong các đình chùa.
Chùa Bà Nước Mặn.
Di tích Chùa Bà là công trình kiến trúc thuộc loại cổ xưa hàng đầu ở Bình Định, lại gắn liền với lễ hội Nước Mặn (được tổ chức hàng năm vào ngày cuối tháng Giêng âm lịch). Chùa Bà Nước Mặn lưu giữ những giá trị tinh thần đặc biệt với người dân địa phương và gắn với cảng thị Nước Mặn nổi tiếng một thời.
Mũi Rồng
Mũi Rồng cách TP Quy Nhơn khoảng 70 cây số về phía Bắc, cách huyện Phù Mỹ khoảng 20 cây số về phía Đông. Cái tên Mũi Rồng hay Mũi Vi Rồng xuất phát từ hình dạng ngọn núi rất giống một con rồng vươn ra biển lớn.
Mũi Rồng vẫn luôn nằm trong top 1 cẩm nang du lịch Bình Định bởi nét đẹp nguyên sơ, kỳ vĩ của tạo hóa.
Đường đi đến Mũi Rồng giống như đường đến tiên cảnh, bạn có thể leo núi ngắm nhìn thiên nhiên, vui chơi, tắm biển và ăn những món ăn ngon. Chưa dừng lại ở đó, bạn còn được vui chơi khám phá lễ hội cầu ngư (từ ngày 11 đến 14 tháng 4 âm lịch hàng năm) cầu mong làm ăn bội thu, mưa thuận gió hòa với rất nhiều các hoạt động diễn ra như đua thuyền, hát bội... tại lăng Ông Nam Hải.
Đến nay, Mũi Rồng vẫn luôn nằm trong top 1 cẩm nang du lịch Bình Định bởi nét đẹp nguyên sơ, kỳ vĩ của tạo hóa.