Ở thời điểm hiện tại, không khó để mua những chiếc laptop giá tốt, hiệu năng cao. Tuy nhiên việc lựa chọn sao cho phù hợp nhu cầu với từng ngành học khác nhau thì không phải việc dễ dàng.
Dưới đây là một số gợi ý dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế - marketing, đồ họa - kiến trúc và kỹ thuật - IT, hy vọng sẽ giúp các bạn chọn lựa được một chiếc laptop phù hợp.
Laptop cho sinh viên kinh tế - marketing
Ở thời điểm hiện tại có rất nhiều mẫu laptop có mức giá chỉ từ 10 triệu đến trên dưới 15 triệu đồng là đã có thể đáp ứng được nhu cầu này. Nếu muốn tối ưu chi phí, các bạn sinh viên có thể tham khảo các mẫu laptop HP 14s, Lenovo IdeaPad 1 với bộ xử lý AMD Ryzen™ 3 7320U hoặc Ryzen™ 5 7520U. Đây đều là những bộ xử lý thế hệ mới đến từ AMD với 4 nhân 8 luồng, sản xuất trên tiến trình 6nm tối ưu hiệu năng và tiết kiệm năng lượng kèm đồ họa tích hợp RDNA 2. Những chiếc laptop này còn được trang bị sẵn 8GB - 16GB RAM, thoải mái cho nhu cầu học tập mà không cần nâng cấp về sau.
MSI Modern 14 C7M mạnh mẽ với Ryzen™ 5 7530U 6 nhân 12 luồng
Nếu cần hiệu năng cao hơn nữa, MSI Modern 14 C7M, MSI Modern 15 B7M, Lenovo IdeaPad Slim 5 Light 14ABR8, ASUS Vivobook 14 OLED M1405YA sẽ là những lựa chọn cực kỳ hợp lý. Những mẫu laptop này đều được trang bị bộ xử lý AMD Ryzen™ 5 7530U 6 nhân 12 luồng mạnh mẽ, đi kèm 8GB - 16GB RAM đáp ứng hoàn hảo cả những nhu cầu xử lý, phân tích dữ liệu. Tất nhiên những mẫu laptop này cũng phục vụ tốt nhu cầu chỉnh sửa hình ảnh, thiết kế cơ bản, cắt ghép video đơn giản phục vụ những nhu cầu khác nhau của các bạn sinh viên khối ngành kinh tế, marketing…
Ưu điểm chung của tất cả những mẫu laptop kể trên là đều có thời lượng pin khá đến tốt, gọn nhẹ, cực kỳ phù hợp để mang theo đi học hàng ngày, đặc biệt phù hợp với cả những bạn nữ, hoàn toàn đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng cho đến khi đi làm.
Laptop cho sinh viên đồ họa - kiến trúc
Với khối ngành đồ họa - kiến trúc thì cấu hình mạnh mẽ thôi là chưa đủ mà còn cần đến màn hình chất lượng với màu sắc chính xác, mát mẻ ổn định khi chạy những phần mềm đồ họa nặng liên tục trong thời gian dài.
ASUS Vivobook Pro 16X OLED có ngoại hình ấn tượng
ASUS Vivobook Pro 16X OLED M7600RE, Lenovo Legion 5, Acer Nitro 16, ASUS TUF Gaming A15 là những gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. Những mẫu laptop này đều được trang bị bộ xử lý AMD Ryzen™ 6000 series hoặc 7000 series hiệu năng cao và đặc biệt là sử dụng năng lượng hiệu quả giúp máy mát mẻ hơn. Tất cả đều có màn hình chất lượng với tối thiểu 100% sRGB, riêng với Vivobook Pro 16X OLED thì màn hình này đạt độ phủ màu 100% DCI-P3 hoàn hảo cho cả những nhu cầu khắt khe nhất về màu sắc.
Acer Nitro 16 được trang bị CPU lên đến AMD Ryzen 9 7940HS cho hiệu suất vượt trội
Nhờ trang bị CPU thuộc thế hệ mới của AMD đi cùng GPU rời mạnh mẽ, những mẫu laptop trên đều được tối ưu tốt cho tất cả các phần mềm Adobe lẫn 3D. Đặc biệt, với CPU của AMD thì tất cả nhân đều là nhân lớn cho hiệu năng cao, xung nhịp cao. Hiện tại các phần mềm như Premiere, After Effects, các phần mềm 3D như Cinema 4D, ZBrush… đều tận dụng tốt hiệu năng đa nhân, vì vậy CPU là lựa chọn tuyệt vời cho các nhu cầu này.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thêm, với nhu cầu đồ họa cơ bản thì 16GB RAM là tối thiểu để có được trải nghiệm ổn định. Với các nhu cầu dựng phim, dựng hình, SFX… thì tối thiểu bạn nên nâng cấp laptop lên ít nhất 32GB RAM để có được hiệu quả sử dụng tốt nhất cũng như có thể khai thác được tối đa sức mạnh của bộ xử lý.
Sinh viên ngành kỹ thuật - IT
Đối với ngành kỹ thuật - IT thì yêu cầu dễ thở hơn, các bạn chỉ cần lựa chọn một chiếc laptop có CPU hiệu năng cao đi kèm 16GB RAM (hoặc 8GB nhưng có thể nâng cấp) là đủ, không nhất thiết phải có GPU rời. Với khối ngành kỹ thuật - IT thì màn hình cũng không quá quan trọng nên nhìn chung việc lựa chọn laptop không quá khó khăn. Tất cả những mẫu laptop phù hợp với sinh viên đồ họa - kiến trúc thì đều đáp ứng tốt cho sinh viên kỹ thuật - IT.
HP Victus 16 - mẫu laptop đáp ứng tốt nhu cầu sinh viên kỹ thuật - IT
Tuy nhiên nếu muốn tiết kiệm chi phí hơn, các bạn sinh viên hoàn toàn có thể tham khảo các mẫu laptop khác như HP Victus 16, Lenovo IdeaPad Gaming 3, Dell Gaming G15… Đây đều là những mẫu laptop có hiệu năng cao nhưng mát mẻ, ổn định với bộ xử lý AMD Ryzen™ 6000H Series đáp ứng hoàn hảo cả nhu cầu học tập lẫn giải trí.
Những mẫu laptop này đều tương thích tốt với hầu hết mọi phần mềm sử dụng trong kỹ thuật như AutoCAD, NX, Solidwork… và tất cả những phần mềm kỹ thuật khác được dạy tại trường. Tất nhiên, các phần mềm lập trình phổ biến sử dụng tại trường học cũng không thể làm khó được những bộ xử lý AMD thế hệ mới vốn sở hữu xung nhịp cao, hiệu suất đơn nhân lẫn đa nhân đều cực kỳ mạnh mẽ và độ ổn định tuyệt vời.
Hy vọng với những gợi ý trên đây, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn một chiếc laptop đáp ứng tốt nhu cầu học tập, giải trí cũng như phù hợp với ngân sách.
Dưới đây là một số gợi ý dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế - marketing, đồ họa - kiến trúc và kỹ thuật - IT, hy vọng sẽ giúp các bạn chọn lựa được một chiếc laptop phù hợp.
Laptop cho sinh viên kinh tế - marketing
Ở thời điểm hiện tại có rất nhiều mẫu laptop có mức giá chỉ từ 10 triệu đến trên dưới 15 triệu đồng là đã có thể đáp ứng được nhu cầu này. Nếu muốn tối ưu chi phí, các bạn sinh viên có thể tham khảo các mẫu laptop HP 14s, Lenovo IdeaPad 1 với bộ xử lý AMD Ryzen™ 3 7320U hoặc Ryzen™ 5 7520U. Đây đều là những bộ xử lý thế hệ mới đến từ AMD với 4 nhân 8 luồng, sản xuất trên tiến trình 6nm tối ưu hiệu năng và tiết kiệm năng lượng kèm đồ họa tích hợp RDNA 2. Những chiếc laptop này còn được trang bị sẵn 8GB - 16GB RAM, thoải mái cho nhu cầu học tập mà không cần nâng cấp về sau.
MSI Modern 14 C7M mạnh mẽ với Ryzen™ 5 7530U 6 nhân 12 luồng
Nếu cần hiệu năng cao hơn nữa, MSI Modern 14 C7M, MSI Modern 15 B7M, Lenovo IdeaPad Slim 5 Light 14ABR8, ASUS Vivobook 14 OLED M1405YA sẽ là những lựa chọn cực kỳ hợp lý. Những mẫu laptop này đều được trang bị bộ xử lý AMD Ryzen™ 5 7530U 6 nhân 12 luồng mạnh mẽ, đi kèm 8GB - 16GB RAM đáp ứng hoàn hảo cả những nhu cầu xử lý, phân tích dữ liệu. Tất nhiên những mẫu laptop này cũng phục vụ tốt nhu cầu chỉnh sửa hình ảnh, thiết kế cơ bản, cắt ghép video đơn giản phục vụ những nhu cầu khác nhau của các bạn sinh viên khối ngành kinh tế, marketing…
Ưu điểm chung của tất cả những mẫu laptop kể trên là đều có thời lượng pin khá đến tốt, gọn nhẹ, cực kỳ phù hợp để mang theo đi học hàng ngày, đặc biệt phù hợp với cả những bạn nữ, hoàn toàn đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng cho đến khi đi làm.
Laptop cho sinh viên đồ họa - kiến trúc
Với khối ngành đồ họa - kiến trúc thì cấu hình mạnh mẽ thôi là chưa đủ mà còn cần đến màn hình chất lượng với màu sắc chính xác, mát mẻ ổn định khi chạy những phần mềm đồ họa nặng liên tục trong thời gian dài.
ASUS Vivobook Pro 16X OLED có ngoại hình ấn tượng
ASUS Vivobook Pro 16X OLED M7600RE, Lenovo Legion 5, Acer Nitro 16, ASUS TUF Gaming A15 là những gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. Những mẫu laptop này đều được trang bị bộ xử lý AMD Ryzen™ 6000 series hoặc 7000 series hiệu năng cao và đặc biệt là sử dụng năng lượng hiệu quả giúp máy mát mẻ hơn. Tất cả đều có màn hình chất lượng với tối thiểu 100% sRGB, riêng với Vivobook Pro 16X OLED thì màn hình này đạt độ phủ màu 100% DCI-P3 hoàn hảo cho cả những nhu cầu khắt khe nhất về màu sắc.
Acer Nitro 16 được trang bị CPU lên đến AMD Ryzen 9 7940HS cho hiệu suất vượt trội
Nhờ trang bị CPU thuộc thế hệ mới của AMD đi cùng GPU rời mạnh mẽ, những mẫu laptop trên đều được tối ưu tốt cho tất cả các phần mềm Adobe lẫn 3D. Đặc biệt, với CPU của AMD thì tất cả nhân đều là nhân lớn cho hiệu năng cao, xung nhịp cao. Hiện tại các phần mềm như Premiere, After Effects, các phần mềm 3D như Cinema 4D, ZBrush… đều tận dụng tốt hiệu năng đa nhân, vì vậy CPU là lựa chọn tuyệt vời cho các nhu cầu này.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thêm, với nhu cầu đồ họa cơ bản thì 16GB RAM là tối thiểu để có được trải nghiệm ổn định. Với các nhu cầu dựng phim, dựng hình, SFX… thì tối thiểu bạn nên nâng cấp laptop lên ít nhất 32GB RAM để có được hiệu quả sử dụng tốt nhất cũng như có thể khai thác được tối đa sức mạnh của bộ xử lý.
Sinh viên ngành kỹ thuật - IT
Đối với ngành kỹ thuật - IT thì yêu cầu dễ thở hơn, các bạn chỉ cần lựa chọn một chiếc laptop có CPU hiệu năng cao đi kèm 16GB RAM (hoặc 8GB nhưng có thể nâng cấp) là đủ, không nhất thiết phải có GPU rời. Với khối ngành kỹ thuật - IT thì màn hình cũng không quá quan trọng nên nhìn chung việc lựa chọn laptop không quá khó khăn. Tất cả những mẫu laptop phù hợp với sinh viên đồ họa - kiến trúc thì đều đáp ứng tốt cho sinh viên kỹ thuật - IT.
HP Victus 16 - mẫu laptop đáp ứng tốt nhu cầu sinh viên kỹ thuật - IT
Tuy nhiên nếu muốn tiết kiệm chi phí hơn, các bạn sinh viên hoàn toàn có thể tham khảo các mẫu laptop khác như HP Victus 16, Lenovo IdeaPad Gaming 3, Dell Gaming G15… Đây đều là những mẫu laptop có hiệu năng cao nhưng mát mẻ, ổn định với bộ xử lý AMD Ryzen™ 6000H Series đáp ứng hoàn hảo cả nhu cầu học tập lẫn giải trí.
Những mẫu laptop này đều tương thích tốt với hầu hết mọi phần mềm sử dụng trong kỹ thuật như AutoCAD, NX, Solidwork… và tất cả những phần mềm kỹ thuật khác được dạy tại trường. Tất nhiên, các phần mềm lập trình phổ biến sử dụng tại trường học cũng không thể làm khó được những bộ xử lý AMD thế hệ mới vốn sở hữu xung nhịp cao, hiệu suất đơn nhân lẫn đa nhân đều cực kỳ mạnh mẽ và độ ổn định tuyệt vời.
Hy vọng với những gợi ý trên đây, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn một chiếc laptop đáp ứng tốt nhu cầu học tập, giải trí cũng như phù hợp với ngân sách.