tran hương
Well-known member
Tour Trung Quốc ngày càng rẻ
Nhu cầu cao, nhiều đường bay mới được mở khiến tour đi Trung Quốc cạnh tranh cao và giá ngày càng rẻ.
Hoài Thương, du khách Hà Nội, đi tour Côn Minh - Lệ Giang - Shangri-La hồi tháng 8 năm ngoái với giá gần 19 triệu đồng. Năm nay, khi tìm kiếm các tour Trung Quốc để du lịch hè, cô nhận thấy một số hành trình bay thẳng tới Lệ Giang rẻ hơn 3-4 triệu đồng.
"Giá tour Trung Quốc rẻ và hành trình đa dạng hơn nhiều so với năm ngoái", cô nói.
Ông Nguyễn Ngọc Tùng, Giám đốc Danh Nam Travel, cho biết mức độ cạnh tranh của các tour Trung Quốc trên thị trường sau dịch ngày càng cao, có thể thấy rõ nhất ở ba đường tour chính gồm Bắc Kinh - Thượng Hải; Lệ Giang - Shangri-La và Cửu Trại Câu.
Với tour Lệ Giang - Shangri-La, trước đây, các đơn vị lữ hành tập trung khai thác bằng đường hàng không, hãng bay Trung Quốc, giá khoảng 18-19 triệu đồng với tour 6 ngày 5 đêm. Khách phải nghỉ một đêm ở Côn Minh, nơi hầu như không có trải nghiệm ngoài chợ đêm, hôm sau bay hoặc đi tàu cao tốc tới Lệ Giang.
Đoàn khách Việt Nam chụp ảnh tại Phượng Hoàng Cổ Trấn năm 2023. Ảnh: Du Lịch Việt
Đoàn khách Việt Nam chụp ảnh tại Phượng Hoàng Cổ Trấn năm 2023. Ảnh: Du Lịch Việt
Từ giữa tháng 6, thêm một hãng bay Trung Quốc khai thác charter tuyến này, khởi hành sân bay Cát Bi. Giá tour cho hành trình 5 và 6 ngày lần lượt là 15,9 triệu đồng và 16,9 triệu đồng.
Ông Tùng chia sẻ sau khi có thêm hãng bay khai thác, một số tour Lệ Giang 4 ngày bay thẳng giá đã xuống 11,9 triệu đồng và 12,9 triệu đồng - áp dụng cho một số ngày. Ngoài ra, các tour 4-5 ngày khác được một số liên minh chào bán giảm 1-2,5 triệu đồng từ 1/7 đến hết năm dù vào mùa cao điểm.
Ông Phạm Anh Vũ, Giám đốc Marketing Công ty CP Truyền thông Du Lịch Việt, cũng nói đường tour Lệ Giang cạnh tranh "khốc liệt" về giá. Hiện có 3 hãng hàng không Trung Quốc và hai hãng trong nước khai thác sản phẩm Lệ Giang charter, giá tour từ khoảng 19 triệu đồng trước kia xuống còn khoảng 15 triệu đồng.
"Hành trình bay thẳng hấp dẫn hơn, tập trung vào các điểm đến chính, giá cạnh tranh", ông Vũ nhận xét về tour Lệ Giang - Shangri-La hiện tại.
Tour Bắc Kinh - Thượng Hải truyền thống giá khoảng 21-24 triệu đồng, tùy mùa. Hiện tại, tour này có thêm hai hãng khác của Trung Quốc khai thác, giá rẻ hơn 2-3 triệu đồng, điểm trừ là phải quá cảnh ở sân bay Macao. Các công ty lữ hành đang đưa ra phương án chiều đi bay thẳng, chiều về bay quá cảnh, chi phí tiết kiệm hơn.
Tour đi Cửu Trại Câu trước kia chủ yếu bay một hãng theo hành trình Thành Đô - Cửu Trại Câu. Trong tháng 6, thị trường có thêm tour bay với hai hãng hàng không khác của Trung Quốc và Việt Nam. Theo ông Tùng, các tour đi Cửu Trại Câu với ba hãng hàng không này cơ bản không khác biệt về giá nhưng tạo thêm nhiều hành trình hấp dẫn hơn, ví dụ hãng bay mới có thêm điểm đến Trùng Khánh.
Hành trình Trùng Khánh - Tây An 6 ngày sắp tới hứa hẹn thu hút với mức giá tháng 6 khoảng 16,5 triệu đồng; tháng 7 khoảng 17,5 triệu đồng, được tham quan một phần lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Trước kia, tour đi Tây An thường ở mức 25-35 triệu đồng.
Một góc của Tử Cấm Thành. Ảnh: Unsplash
Một góc của Tử Cấm Thành. Ảnh: Unsplash
Do các sản phẩm truyền thống đã quen thuộc, thiếu tính cạnh tranh về giá hoặc thương hiệu, một số đơn vị đã đàm phán và thuê charter để tạo ra những sản phẩm mới, khiến đường tour Trung Quốc hiện tại sôi động, giá thấp hơn.
"Trước dịch, các đường bay ổn định, nhu cầu không thay đổi nhiều nên ít cạnh tranh", đại diện Danh Nam Travel lý giải.
Tour Trung Quốc hiện chiếm 30% tỷ lệ tour nước ngoài của Du lịch Việt, tăng 18% so với trước dịch. Với Tràng An Travel tỷ lệ là 40%, tăng 20% so với trước dịch. Điều này phản ánh nhu cầu tăng cao của khách và sức hút ở tour Trung Quốc.
Ông Nguyễn Hữu Cường, Giám đốc Tràng An Travel, nói thị trường tour Trung Quốc đang chứng kiến giai đoạn cạnh tranh sôi động với sự xuất hiện của nhiều hãng hàng không, mở ra các đường bay mới. Tour như Hàn, Nhật, châu Âu, điểm đến hấp dẫn nhưng đa số không đổi mới. Trung Quốc là quốc gia có văn hóa lâu đời, sở hữu nhiều địa danh nổi tiếng từ cảnh đẹp tự nhiên đến di sản văn hóa. Sự quan tâm của người Việt với văn hóa Trung Quốc cũng là yếu tố giúp các công ty lữ hành tự tin phát triển sản phẩm tour.
Các tour đường bay mới còn cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm đường bộ. Ví dụ, khi tour bay từ Cát Bi chạy chính thức, giá cao hơn các tour đường bộ đi Lệ Giang - Shangri-La khoảng 3 triệu đồng.
Bà Minh An, đại diện một liên minh tour Trung Quốc ở Hà Nội, nói liên minh đang tính dừng bán tour đường bộ đi Nam Ninh - Quý Châu - Thâm Quyến giá khoảng 8-9 triệu đồng do đã có tour bay thẳng Quý Châu với giá khoảng 13 triệu đồng. Các tour đường bộ tới những điểm du lịch có đường bay đang bị ảnh hưởng vì mức chênh lệch giá không nhiều, dẫn đến khó gom khách.
Tuy nhiên, đại diện Tràng An Travel cho biết các tour đường bộ không vào sâu đại lục vẫn được lòng khách vì không có điểm mua sắm bắt buộc. Ngoài ra, khách đi đường bộ chủ yếu là nhóm trẻ, thích trải nghiệm hành trình qua cửa khẩu.
Đại diện Du lịch Việt nói sự cạnh tranh "gắt gao" của tour Trung Quốc đường bay tạo ra mức giá tốt, nhưng cũng đem đến thách thức cho các đơn vị lữ hành. Áp lực cạnh tranh giá đôi khi làm giảm chất lượng dịch vụ. Do đó, công ty phải dựa vào lợi thế địa lý của mỗi điểm để khai thác hợp lý tour đường bay hoặc đường bộ đi Trung Quốc.
Nhu cầu cao, nhiều đường bay mới được mở khiến tour đi Trung Quốc cạnh tranh cao và giá ngày càng rẻ.
Hoài Thương, du khách Hà Nội, đi tour Côn Minh - Lệ Giang - Shangri-La hồi tháng 8 năm ngoái với giá gần 19 triệu đồng. Năm nay, khi tìm kiếm các tour Trung Quốc để du lịch hè, cô nhận thấy một số hành trình bay thẳng tới Lệ Giang rẻ hơn 3-4 triệu đồng.
"Giá tour Trung Quốc rẻ và hành trình đa dạng hơn nhiều so với năm ngoái", cô nói.
Ông Nguyễn Ngọc Tùng, Giám đốc Danh Nam Travel, cho biết mức độ cạnh tranh của các tour Trung Quốc trên thị trường sau dịch ngày càng cao, có thể thấy rõ nhất ở ba đường tour chính gồm Bắc Kinh - Thượng Hải; Lệ Giang - Shangri-La và Cửu Trại Câu.
Với tour Lệ Giang - Shangri-La, trước đây, các đơn vị lữ hành tập trung khai thác bằng đường hàng không, hãng bay Trung Quốc, giá khoảng 18-19 triệu đồng với tour 6 ngày 5 đêm. Khách phải nghỉ một đêm ở Côn Minh, nơi hầu như không có trải nghiệm ngoài chợ đêm, hôm sau bay hoặc đi tàu cao tốc tới Lệ Giang.
Đoàn khách Việt Nam chụp ảnh tại Phượng Hoàng Cổ Trấn năm 2023. Ảnh: Du Lịch Việt
Đoàn khách Việt Nam chụp ảnh tại Phượng Hoàng Cổ Trấn năm 2023. Ảnh: Du Lịch Việt
Từ giữa tháng 6, thêm một hãng bay Trung Quốc khai thác charter tuyến này, khởi hành sân bay Cát Bi. Giá tour cho hành trình 5 và 6 ngày lần lượt là 15,9 triệu đồng và 16,9 triệu đồng.
Ông Tùng chia sẻ sau khi có thêm hãng bay khai thác, một số tour Lệ Giang 4 ngày bay thẳng giá đã xuống 11,9 triệu đồng và 12,9 triệu đồng - áp dụng cho một số ngày. Ngoài ra, các tour 4-5 ngày khác được một số liên minh chào bán giảm 1-2,5 triệu đồng từ 1/7 đến hết năm dù vào mùa cao điểm.
Ông Phạm Anh Vũ, Giám đốc Marketing Công ty CP Truyền thông Du Lịch Việt, cũng nói đường tour Lệ Giang cạnh tranh "khốc liệt" về giá. Hiện có 3 hãng hàng không Trung Quốc và hai hãng trong nước khai thác sản phẩm Lệ Giang charter, giá tour từ khoảng 19 triệu đồng trước kia xuống còn khoảng 15 triệu đồng.
"Hành trình bay thẳng hấp dẫn hơn, tập trung vào các điểm đến chính, giá cạnh tranh", ông Vũ nhận xét về tour Lệ Giang - Shangri-La hiện tại.
Tour Bắc Kinh - Thượng Hải truyền thống giá khoảng 21-24 triệu đồng, tùy mùa. Hiện tại, tour này có thêm hai hãng khác của Trung Quốc khai thác, giá rẻ hơn 2-3 triệu đồng, điểm trừ là phải quá cảnh ở sân bay Macao. Các công ty lữ hành đang đưa ra phương án chiều đi bay thẳng, chiều về bay quá cảnh, chi phí tiết kiệm hơn.
Tour đi Cửu Trại Câu trước kia chủ yếu bay một hãng theo hành trình Thành Đô - Cửu Trại Câu. Trong tháng 6, thị trường có thêm tour bay với hai hãng hàng không khác của Trung Quốc và Việt Nam. Theo ông Tùng, các tour đi Cửu Trại Câu với ba hãng hàng không này cơ bản không khác biệt về giá nhưng tạo thêm nhiều hành trình hấp dẫn hơn, ví dụ hãng bay mới có thêm điểm đến Trùng Khánh.
Hành trình Trùng Khánh - Tây An 6 ngày sắp tới hứa hẹn thu hút với mức giá tháng 6 khoảng 16,5 triệu đồng; tháng 7 khoảng 17,5 triệu đồng, được tham quan một phần lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Trước kia, tour đi Tây An thường ở mức 25-35 triệu đồng.
Một góc của Tử Cấm Thành. Ảnh: Unsplash
Một góc của Tử Cấm Thành. Ảnh: Unsplash
Do các sản phẩm truyền thống đã quen thuộc, thiếu tính cạnh tranh về giá hoặc thương hiệu, một số đơn vị đã đàm phán và thuê charter để tạo ra những sản phẩm mới, khiến đường tour Trung Quốc hiện tại sôi động, giá thấp hơn.
"Trước dịch, các đường bay ổn định, nhu cầu không thay đổi nhiều nên ít cạnh tranh", đại diện Danh Nam Travel lý giải.
Tour Trung Quốc hiện chiếm 30% tỷ lệ tour nước ngoài của Du lịch Việt, tăng 18% so với trước dịch. Với Tràng An Travel tỷ lệ là 40%, tăng 20% so với trước dịch. Điều này phản ánh nhu cầu tăng cao của khách và sức hút ở tour Trung Quốc.
Ông Nguyễn Hữu Cường, Giám đốc Tràng An Travel, nói thị trường tour Trung Quốc đang chứng kiến giai đoạn cạnh tranh sôi động với sự xuất hiện của nhiều hãng hàng không, mở ra các đường bay mới. Tour như Hàn, Nhật, châu Âu, điểm đến hấp dẫn nhưng đa số không đổi mới. Trung Quốc là quốc gia có văn hóa lâu đời, sở hữu nhiều địa danh nổi tiếng từ cảnh đẹp tự nhiên đến di sản văn hóa. Sự quan tâm của người Việt với văn hóa Trung Quốc cũng là yếu tố giúp các công ty lữ hành tự tin phát triển sản phẩm tour.
Các tour đường bay mới còn cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm đường bộ. Ví dụ, khi tour bay từ Cát Bi chạy chính thức, giá cao hơn các tour đường bộ đi Lệ Giang - Shangri-La khoảng 3 triệu đồng.
Bà Minh An, đại diện một liên minh tour Trung Quốc ở Hà Nội, nói liên minh đang tính dừng bán tour đường bộ đi Nam Ninh - Quý Châu - Thâm Quyến giá khoảng 8-9 triệu đồng do đã có tour bay thẳng Quý Châu với giá khoảng 13 triệu đồng. Các tour đường bộ tới những điểm du lịch có đường bay đang bị ảnh hưởng vì mức chênh lệch giá không nhiều, dẫn đến khó gom khách.
Tuy nhiên, đại diện Tràng An Travel cho biết các tour đường bộ không vào sâu đại lục vẫn được lòng khách vì không có điểm mua sắm bắt buộc. Ngoài ra, khách đi đường bộ chủ yếu là nhóm trẻ, thích trải nghiệm hành trình qua cửa khẩu.
Đại diện Du lịch Việt nói sự cạnh tranh "gắt gao" của tour Trung Quốc đường bay tạo ra mức giá tốt, nhưng cũng đem đến thách thức cho các đơn vị lữ hành. Áp lực cạnh tranh giá đôi khi làm giảm chất lượng dịch vụ. Do đó, công ty phải dựa vào lợi thế địa lý của mỗi điểm để khai thác hợp lý tour đường bay hoặc đường bộ đi Trung Quốc.