Ngô Nguyễn Anh Thư
Well-known member
Lượng phát thải khí nhà kính tăng cao, ngân sách hạn hẹp, các chính sách hỗ trợ kinh tế xanh chưa đồng bộ... là những thách thức TP.HCM sẽ phải đối mặt khi phát triển nền kinh tế xanh.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế TPHCM (HEF) năm 2023 với chủ đề “Tăng trưởng xanh – Hành trình hướng tới giảm phát thải ròng bằng không”, diễn ra ngày 15/9 tại TP.HCM, ông Phạm Bình An, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM đã chỉ ra những thách thức mà Thành phố sẽ phải đối mặt khi phát triển nền kinh tế xanh.
Ông Phạm Bình An, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM phát biểu tại diễn đàn - Ảnh: Lê Toàn
Đầu tiên là lượng phát thải khí nhà kính tại Thành phố đang tăng. Kết quả kiểm kê khí nhà kính năm 2018 cho thấy, tổng lượng phát thải khí nhà kính là 57,6 triệu tấn CO2 tăng 5,4 triệu tấn so với lượng phát thải khí nhà kính năm 2016. Trong đó, phát thải từ lĩnh vực năng lượng cố định và lĩnh vực giao thông chiếm 93,6% tổng lượng phát thải và hấp thụ ở TP.HCM.
Trong năng lượng cố định, khí nhà kính phát sinh từ lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 45,7%), tiếp đến là nguồn phát thải từ tòa nhà dân cư (chiếm 30,7%) và trung tâm thương mại (18,9 %), các nguồn còn lại chiếm 4,5%.
Hiện tại, xe máy vẫn là phương tiện chính trong dòng xe lưu thông tại TP.HCM với tỷ lệ rất cao, trong khi tỷ lệ xe điện chiếm tỷ thấp (khoảng 0,1 % tổng xe 2 bánh). Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống xe buýt xe taxi sử dụng nhiên liệu sạch hoặc xe điện rất ít.
Thách thức tiếp theo được ông An chỉ ra là những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của TP.HCM có xu hướng chậm lại. Trong khi nguồn lực tài chính để thực hiện tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn rất lớn, trong khi nguồn ngân sách Thành phố hạn hẹp.
Phát triển kinh tế xanh cũng đòi hỏi ứng dụng khoa học công nghệ, trong khi năng lực phát triển công nghệ của doanh nghiệp TP.HCM và năng suất lao động còn hạn chế.
Đối với môi trường, thị trường tái sử dụng, tái chế chất thải đã được hình thành nhưng chưa có tính liên kết và còn nhiều vướng mắc về giấy phép thực hiện.
Các chính sách phát triển kinh tế xanh hiện nay còn thiếu hoặc chưa đồng bộ, nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư năng lượng sạch nhưng biểu giá điện từ năng lượng tái tạo chưa đủ hấp dẫn, vốn đầu tư lớn trong khi thời gian thu hồi vốn dài.
Tỷ lệ người sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường hay phương tiện công cộng còn thấp. Lượng xe máy tại TP.HCM vẫn tiếp tục tăng trưởng là những thách thức không thể hóa giải ngày một, ngày hai.
Theo ông Phạm Bình An, những thách thức này có thể sẽ được hóa giải nhanh hơn nhờ Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM bởi vì trong Nghị quyết cho phép TP.HCM được thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon.
Đồng thời, thực hiện đề án kiểm soát khí thải phương tiện giao thông, được đầu tư điện áp mái trên các tòa nhà công sở. Thành phố cũng được phép ưu đãi nhà đầu tư chiến lược trong phát triển năng lượng sạch, pin công nghệ mới.
"Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đòi hỏi hành động tập thể, nhất quán và tầm nhìn, chiến lược và lộ trình hiệu quả với các mục tiêu trung và dài hạn để chuyển đổi dần dần và hạn chế các cú “sốc” về kinh tế - xã hội" ông An khuyến nghị.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế TPHCM (HEF) năm 2023 với chủ đề “Tăng trưởng xanh – Hành trình hướng tới giảm phát thải ròng bằng không”, diễn ra ngày 15/9 tại TP.HCM, ông Phạm Bình An, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM đã chỉ ra những thách thức mà Thành phố sẽ phải đối mặt khi phát triển nền kinh tế xanh.
Ông Phạm Bình An, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM phát biểu tại diễn đàn - Ảnh: Lê Toàn
Đầu tiên là lượng phát thải khí nhà kính tại Thành phố đang tăng. Kết quả kiểm kê khí nhà kính năm 2018 cho thấy, tổng lượng phát thải khí nhà kính là 57,6 triệu tấn CO2 tăng 5,4 triệu tấn so với lượng phát thải khí nhà kính năm 2016. Trong đó, phát thải từ lĩnh vực năng lượng cố định và lĩnh vực giao thông chiếm 93,6% tổng lượng phát thải và hấp thụ ở TP.HCM.
Trong năng lượng cố định, khí nhà kính phát sinh từ lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 45,7%), tiếp đến là nguồn phát thải từ tòa nhà dân cư (chiếm 30,7%) và trung tâm thương mại (18,9 %), các nguồn còn lại chiếm 4,5%.
Hiện tại, xe máy vẫn là phương tiện chính trong dòng xe lưu thông tại TP.HCM với tỷ lệ rất cao, trong khi tỷ lệ xe điện chiếm tỷ thấp (khoảng 0,1 % tổng xe 2 bánh). Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống xe buýt xe taxi sử dụng nhiên liệu sạch hoặc xe điện rất ít.
Thách thức tiếp theo được ông An chỉ ra là những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của TP.HCM có xu hướng chậm lại. Trong khi nguồn lực tài chính để thực hiện tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn rất lớn, trong khi nguồn ngân sách Thành phố hạn hẹp.
Phát triển kinh tế xanh cũng đòi hỏi ứng dụng khoa học công nghệ, trong khi năng lực phát triển công nghệ của doanh nghiệp TP.HCM và năng suất lao động còn hạn chế.
Đối với môi trường, thị trường tái sử dụng, tái chế chất thải đã được hình thành nhưng chưa có tính liên kết và còn nhiều vướng mắc về giấy phép thực hiện.
Các chính sách phát triển kinh tế xanh hiện nay còn thiếu hoặc chưa đồng bộ, nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư năng lượng sạch nhưng biểu giá điện từ năng lượng tái tạo chưa đủ hấp dẫn, vốn đầu tư lớn trong khi thời gian thu hồi vốn dài.
Tỷ lệ người sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường hay phương tiện công cộng còn thấp. Lượng xe máy tại TP.HCM vẫn tiếp tục tăng trưởng là những thách thức không thể hóa giải ngày một, ngày hai.
Theo ông Phạm Bình An, những thách thức này có thể sẽ được hóa giải nhanh hơn nhờ Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM bởi vì trong Nghị quyết cho phép TP.HCM được thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon.
Đồng thời, thực hiện đề án kiểm soát khí thải phương tiện giao thông, được đầu tư điện áp mái trên các tòa nhà công sở. Thành phố cũng được phép ưu đãi nhà đầu tư chiến lược trong phát triển năng lượng sạch, pin công nghệ mới.
"Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đòi hỏi hành động tập thể, nhất quán và tầm nhìn, chiến lược và lộ trình hiệu quả với các mục tiêu trung và dài hạn để chuyển đổi dần dần và hạn chế các cú “sốc” về kinh tế - xã hội" ông An khuyến nghị.