Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Trà Vinh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Với vị trí thuận lợi, du khách khi đến Trà Vinh có thể kết hợp tham quan các vùng lân cận.
Một góc Ao Bà Om. Ảnh: Ngọc Tài
Trà Vinh có địa hình bằng phẳng, khí hậu ảnh hưởng cận xích đạo với hai mùa mưa và khô rõ rệt. Nền nhiệt độ trung bình ở Trà Vinh cao, khoảng 28 độ C và nóng quanh năm. Mùa mưa ở đây thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Di chuyển
Di chuyển
Nếu di chuyển bằng đường hàng không, sân bay Tân Sơn Nhất ở TP HCM và Cần Thơ là điểm đến gần nhất, sau đó du khách đi xe khách đến thành phố Trà Vinh.
Từ TP HCM, du khách nên xuất phát từ bến xe miền Tây, thời gian di chuyển khoảng ba tiếng. Giá vé xe khách một chiều dao động từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng tùy nhà xe, loại xe và điểm đến. Các nhà xe được gợi ý: Kim Hoàng, Thanh Thủy, Tân Phước Tài, Phương Trang, Phương Hồng Linh. Ngoài ra, với vị trí gần TP HCM, du khách có thể chọn đi bằng xe máy hoặc xe ôtô cá nhân.
Để tham quan, xe máy, ôtô cá nhân và taxi là những hình thức di chuyển linh hoạt. Giá thuê xe máy khoảng 100.000 - 150.000 đồng một ngày.
Lưu trú
Các khu lưu trú của tỉnh tập trung chủ yếu ở thành phố Trà Vinh.
Tại thành phố Trà Vinh, du khách có thể chọn các khách sạn như The Rose, Văn Thái Bình, Trà Vinh Lodge, Vilabasi Tháp Cổ, giá từ 500.000 đồng đến một triệu đồng mỗi đêm. Các nhà nghỉ, homestay như Malis homestay, Huỳnh Yên, Lucky có giá dao động quanh mức từ 150.000 đồng đến 300.000 đồng.
Những khách sạn nằm ở trung tâm TP Trà Vinh, trên các trục đường Hùng Vương, Lý Thường Kiệt, Phạm Thái Bường là những điểm gần trung tâm sôi động, khách có thể lựa chọn lưu trú và kết hợp trải nghiệm ẩm thực đêm.
Tham quan
Ao Bà Om
Tọa lạc tại phường 8, thành phố Trà Vinh, Ao Bà Om là điểm tham quan nổi tiếng và thu hút du nhiều khách thập phương đến với Trà Vinh. Ao có chiều dài 500 m, rộng 300 m xung quanh được bao bọc bởi những cây sao, dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Vào ngày lễ Tết hàng năm, Ao Bà Om là điểm sinh hoạt cộng đồng của đồng bào Khmer. Đặc biệt là dịp lễ hội Óc Om Bóc, người Khmer từ các nơi đổ về cùng chung vui, nhảy múa, thả đèn. Ao Bà Om được được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia - thuộc loại Danh lam thắng cảnh, năm 1996.
Xem thêm: Danh thắng Ao Bà Om
Chùa Âng
Chùa Âng trong tiếng Khmer là chùa Angkorajaborey nằm bên quốc lộ 53, thuộc khóm 4, phường 8, thành phố Trà Vinh, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km. Chùa được dựng vào thế kỷ thứ X và trùng tu năm 1842. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Trà Vinh và tiêu biểu cho kiến trúc độc đáo của hệ thống chùa Khmer.
Chùa Âng là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật trang trí sắc sảo của văn hoá Khmer và thiết kế đầy màu sắc của văn hóa Angkor. Từ cổng, gò mái, cột chùa đến kiến trúc bên trong, đều khoác lên mình chiếc áo tượng hình của đầu chim, tiên nữ và thần rắn Naga. Bên ngoài chùa nổi bật với những cột trụ trang trí tượng chằn, tượng đầu chim và phần mái cong vút. Ngoài kiến trúc, chùa Âng mang đến cảm giác gần gũi thiên nhiên với trăm cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, cùng không khí trong lành, thu hút khách thập phương.
Chùa Hang
Chùa Hang, tên chữ Kompông Chrây là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer nằm ở quốc lộ 54 thuộc huyện Châu Thành, cách thành phố Trà Vinh 4 km. Gọi là chùa Hang vì cổng chùa được xây giống như một hệ thống 3 hang động sát nhau. Trong đó, cổng chính giữa là một hang lớn, hai cổng hai bên là hai hang nhỏ. Cả ba cổng đều được xây kiên cố với bức tường dày 12 m, tạo cảm giác đứng trong cổng như đang trong hang đá.
Một góc chùa Hang. Ảnh: Khánh Bằng
Ngôi chùa hơn 300 năm, mang đậm dấu ấn kiến trúc chùa Khmer, nằm giữa khuôn viên hơn 2 ha cây xanh, bao gồm sao, dầu, là nơi trú ngụ của nhiều loài chim và dơi. Đây là địa điểm được nhiều du khách ghé thăm khi đến Trà Vinh vì không khí trong lành, yên tĩnh.
Chùa Vàm Ray
Chùa Vàm Ray cách TP Trà Vinh khoảng 35 km, thuộc ấp Vàm Rây, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú. Chùa được xây dựng lại năm 2004 từ nền ngôi chùa cũ bị tàn phá trong chiến tranh. Chùa Vàm Rây được đánh giá là một trong những ngôi chùa Khmer đẹp nhất miền Tây.
Chùa có kiến trúc như một cung điện được sơn vàng từ mái vòm, tường, cột, trụ đến các bức phù điêu trang trí thánh 4 mặt Maraprum, nữ thần Kayno với hình dạng nửa người nửa chim, chằn Yeak, chim thần Marakrit. Đặc biệt, chùa có tượng Phật nhập niết bàn dài 54 m, cao 20 m, ngang 16m được sơn phủ sơn son thiếp vàng.
Biển Ba Động
Biển Ba Động thuộc xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, là một trong những điểm du lịch được nhiều người yêu thích ở Trà Vinh. Từ trung tâm thành phố Trà Vinh, du khách di chuyển bằng xe máy khoảng 55 km. Tham quan biển Ba Động ngoài thưởng thức hải sản, tắm biển, du khách có thể chụp ảnh với công trình Điện gió Hàn Quốc với 12 tua bin hướng về xã Dân Thành. Điện gió trở thành điểm check in mới của giới trẻ khi đến Trà Vinh.
Ngoài ra, du khách có dịp thưởng thức các loại đặc sản như dưa hấu Ba Động, nghêu Nhà Mát, tôm sú Cồn Cù, đuôn Chà là, cá kèo nướng.
Khu du lịch sinh thái Rừng Đước
Cách bãi biển Ba Động 9 km, huyện Duyên Hải còn có khu rừng ngập mặn rừng đước trải dài qua các xã Long Vĩnh, Đông Hải và Long Khánh. Trong đó rừng thuộc xã Long Khánh rộng 882 ha, với cảnh quan đẹp, nơi sinh trưởng của bần, mắm, đước và cá nước lợ. Tham quan khu sinh thái rừng đước, du khách có thể tìm các homestay gần rừng đước để lưu trú và trải nghiệm rừng ngập mặn, đánh bắt tôm, cua cùng dân địa phương và thưởng thức hải sản tươi sống.
Khu du lịch rừng đước là nơi bảo tồn, tái tạo các loại động vật hoang dã bao gồm thú rừng, chim muông và thủy hải sản đặc trưng của vùng trước nguy cơ cạn kiệt như kỳ đà, hổ mang, cò, nhạn.
Lễ hội truyền thống
Lễ hội Nghinh Ông
Lễ hội mang đậm dấu ấn tâm linh của ngư dân vùng biển ở Nam Bộ. Lễ nghinh ông được xem là lễ hội dân gian truyền thống tiêu biểu ở Trà Vinh diễn ra vào tháng 5 âm lịch. Qua lễ hội ngư dân bày tỏ lòng biết ơn đối với đất trời, biển cả cũng như cầu cho một mùa đi biển mới mưa thuận gió hòa, tôm cá bội thu.
Du khách sẽ tham gia các trò chơi truyền thống như đi cà kheo, xem hát bội, đua thuyền. Lễ hội cúng biển (nghinh ông) Mỹ Long, huyện Cầu Ngang được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2014.
Lễ hội Chôl Chnăm Thmây
Tết lớn nhất trong năm của người Khmer diễn ra giữa tháng 3 âm lịch. Chôl nghĩa là "vào" và Chnăm Thmay là "năm mới". Người xưa cho rằng đây là thời điểm trời đất giao hòa, mùa nắng chuyển sang mùa mưa, cây cối đâm chồi nảy lộc.
Ngày thứ nhất (Chôl sangkran Chmây) mọi người chuẩn bị quần áo đẹp và lễ vật lên chùa làm lễ rước đại lịch.
Ngày thứ hai (Wonbơf) sáng sớm mọi người làm lễ dâng cơm đến các nhà sư, đến chiều làm lễ "Đắp núi cát" (Puôn phnôm khsach) trong khuôn viên chùa. Phật tử thắp hương để cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu phúc theo ước nguyện của mình.
Ngày thứ 3 (Lơm săk) làm lễ tắm tượng Phật, tắm sư để cầu siêu cho những người đã mất, xin tha thứ cho những thiếu sót, lỗi lầm năm cũ. Ngày này mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào Khmer và đánh dấu kết thúc Tết. Trong nghi lễ, các nhà sư dùng những cành hoa, vẩy những giọt nước có ướp hương hoa thơm lên tượng Phật. Trong những ngày này bà con Khmer tại Trà Vinh còn đi thăm hỏi, chúc sức khỏe với nhau và cùng tham gia các hoạt động như thả diều, đánh quay lửa, xem và biểu diễn các điệu múa truyền thống như múa Rom vong, Rô băm, Du kê.
Lễ hội Óc Om Bóc
hay còn gọi là lễ Cúng Trăng diễn ra vào rằm tháng 10 âm lịch, là hội truyền thống lâu đời của đồng bào Khmer. Người dân tổ chức lễ Cúng Trăng để tỏ lòng biết ơn đối với mặt Trăng - vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ họ trong việc bảo vệ mùa màng, đem lại sự ấm no.
Cúng Trăng có thể tổ chức tại chùa, tại nhà hoặc ở nơi có thể nhìn thấy Mặt Trăng rõ ràng. Trong nghi thức cúng, cốm dẹp là lễ vật bắt buộc. Ngoài ra, mâm cúng còn có chuối, các loại khoai, củ, trái cây và bánh kẹo.
Lễ cúng Trăng là một trong ba lễ lớn trong năm của đồng bào Khmer, thường diễn ra vào ngày 15 tháng 10 âm lịch.
Các hoạt động diễn ra tại lễ hội như thả đen gió, kéo co, đập nồi. Năm 2014, lễ hội Óc Om Bóc của người Khmer Trà Vinh được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ Kathina
Lễ dâng y còn gọi là lễ Kathina hay dâng bông, được tổ chức hàng năm trong khoảng tháng 9 đến tháng 10 âm lịch tại các chùa nhằm cầu an cho gia đình, phum sóc. Mỗi chùa chỉ được tổ chức nghi lễ một lần trong năm và diễn ra trong hai ngày.
Ngày đầu diễn ra tại nhà người tổ chức lễ, các sư đọc kinh cầu nguyện để cầu phúc cho gia đình. Ngày thứ hai, đoàn rước đến chùa làm lễ dâng áo cà sa. Người Khmer quan niệm ai đứng ra làm chủ lễ dâng y cà sa sẽ luôn gặp điều may mắn. Do vậy, dù giàu hay nghèo ai cũng mong muốn được một lần đứng ra tổ chức dâng lễ này.
Xem thêm: Lễ dâng y của người Khmer ở Trà Vinh
Lễ Sen Đôn Ta
Theo phong tục của đồng bào Khmer Nam bộ, hàng năm cứ vào ngày 29/8 đến ngày 1/9 Âm lịch, bà con lại nô nức tổ chức lễ Sene Đolta hay gọi là lễ cúng ông bà. Người Khmer ở Trà Vinh quan niệm lễ hội nhằm tưởng nhớ đến công ơn và cầu phước cho linh tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng.
Trong ngày đầu, tại các gia đình người Khmer tổ chức lễ họp mặt hay còn gọi là lễ rước ông bà. Trong chương trình lễ có thỉnh các vị sư tụng kinh cầu siêu cho người quá cố.
Sang ngày thứ hai, người Khmer sắm sửa lễ vật để vào chùa thực hiện lễ đặt bát hội. Lễ vật gồm mâm cơm, bánh, trái cây, nhang đèn để tổ chức cúng tập thể tại chùa. Những phẩm vật bà con dâng cúng được các vị sư đọc kinh hồi hướng, cầu siêu chung cho ông bà của tất cả mọi nhà trong phum, sóc.
Ngày thứ ba cũng là ngày cúng tiễn hay còn gọi là đưa ông bà. Mỗi nhà chuẩn bị một mâm cơm cúng, có gia đình mời các vị sư sãi cùng họ hàng thân tộc trong phum sóc đến nhà tụng kinh cầu siêu.
Ẩm thực
Trà Vinh là một tỉnh có nền ẩm thực giao thoa của ba dân tộc Kinh, Khmer và Hoa, tạo nên các món ăn đặc trưng của địa phương thu hút khách du lịch.
Bún nước lèo
Bún nước lèo được nấu từ mắm bò hóc mang đặc trưng của ẩm thực Khmer. Mắm "linh hồn" của món ăn. Đây là loại mắm được làm từ nguyên liệu cá hỗn hợp. Mắm phải đạt tiêu chuẩn, có hương vị và tan nhanh trong nước sôi. Nước dùng của bún nước lèo được nấu cùng các nguyên liệu như sả, cá lóc xé nhỏ, mắm bò hóc được rây kỹ, nấm rơm, huyết heo.
Bún nước lèo ăn kèm với chả giò, huyết, heo quay. Ảnh: Nhật Long
Bún nước lèo thường ăn kèm chả giò (nem), bánh cóng và thịt heo quay tùy sở thích. Để cân bằng vị mắm, khi ăn khách sẽ thêm vào các loại rau sống như hoa chuối, bông súng xắc nhỏ, giá và rau thơm.
Khách có thể tìm các quán bún nước lèo ở TP Trà Vinh để thưởng thức, giá từ 30.000 - 60.000 đồng một tô.
- Quán cô Ba, đường 19/5, TP Trà Vinh.
- Quán Sen, đường Trần Phú, Tp Trà Vinh.
- Quán cây sung, 676 Võ Nguyên Giáp, TP Trà Vinh.
Bún suông
Bún suông là tên gọi của một loại bún ăn với chả tôm. Tôm tươi được người nấu ướp gia vị đem đi xay nhuyễn và nặn thành từng con suông dài từ 3 cm - 5 cm. Để phần chả tôm dai, người nấu phải quết nhiều lần, cuối cùng cho tất cả vào túi nilon sạch, cắt đầu bao và tạo hình suông thả vào nước dùng đang sôi. Khi chả tôm đã thả vào nồi, sẽ được đun thêm 5 – 10 phút cho đến khi nổi trên bề mặt nước và chuyển màu vàng là chín.
Phần nước dùng được ninh bởi xương heo thêm tương hạt và me tạo độ chua nêm nếm gia vị vừa ăn.
Để tô bún thêm hấp dẫn, người nấu cho thêm thịt ba chỉ luộc, giá trụng, rau xà lách và ăn kèm bắp cải trắng bào sợi. Chén nước chấm là hỗn hợp của tương xay và ớt xay.
Khách có thể tìm các quán bún suông ở TP Trà Vinh để thưởng thức, giá từ 30.000 đồng - 40.000 đồng một tô.
- Quán cây mận, Trần Quốc Tuấn, TP Trà Vinh.
- Quán Hùi Yến, Hùng Vương, TP Trà Vinh.
Cháo ám
Cháo ám nấu từ cá lóc. Người nấu chọn cá tươi, đem luộc và gỡ từng miếng, bỏ xương rồi xào thơm với hành. Phần trứng cá đánh nhuyễn rồi mới cho vào nồi cháo nấu từ nước luộc cá. Cá nguyên liệu kèm có cả hành khô, tôm khô, mực khô nướng. Cháo ám cần có mắm nêm pha, tương hột đâm nhỏ, ớt bỏ hột bằm nhuyễn, xào sền sệt với tỏi, cho thêm tiêu xay, đậu phộng rang giã nhỏ. Đặc biệt, các loại rau sống xắt nhuyễn, hành ngò, giá trụng và bánh tráng mè nướng giòn bóp vụn.
Giá một tô cháo ám từ 25.000 - 35.000 đồng. Khách có thể ghé thưởng thức ở các địa chỉ:
- Quán Vân Anh, Thạch Thị Thanh, TP Trà Vinh.
- Quán cháo cá lóc, Lý Thường Kiệt, TP Trà Vinh.
Bánh canh Bến Có
Món bánh canh với phần nước dùng ninh từ xương heo đảm bảo độ trong, có thể nhìn rõ từng sợi bánh canh. Để làm được điều đó, người nấu phải chọn xương ống tươi, trong lúc ninh, phải thường xuyên vớt bọt. Bánh canh thường ăn kèm với giò heo, thịt nạc, thịt bắp, tim, gan, lòng theo tùy sở thích.
Khi phục vụ khách quán nêm thêm hành lá, hành phi và hạt tiêu để cho món ăn thêm hấp dẫn. Bánh canh không ăn kèm rau, khách pha chế nước mắm để chấm topping theo khẩu vị.
Bánh canh Bến Có. Ảnh: Khánh Bằng
Bánh canh Bến Có giá từ 35.000 đến 55.000 đồng một tô.
Quán bánh canh mở hơn 40 nằm ở quốc lộ 53, ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành là gợi ý cho khách muốn thưởng thức bánh canh khi đến Trà Vinh.
Bánh tét Trà Cuôn
Tên bánh xuất phát từ tên gọi của ấp Trà Cuôn, xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang - một địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống.
Bánh tét nhân chuối (phải) và nhân mặn. Ảnh: Khánh Bằng
Để có được đòn bánh tét ngon, dẻo, người làm bánh phải chú trọng khâu lựa chọn nguyên liệu. Nếp được chọn gói bánh là loại nếp sáp Long An, loại nếp này có độ dẻo và bảo quản được lâu. Để bánh có màu xanh đẹp mắt, trước khi gói người làm vo sạch nếp để ráo rồi trộn với nước cốt rau bồ ngót. Phần nhân gồm đậu xanh hấp chín, xay nhuyễn kết hợp với thịt heo nêm gia vị. Nhiều nơi còn cho thêm trứng muối vào giữa phần nhân để thêm phần hấp dẫn. Bánh được gói vào trong lá chuối và đem đi nấu trong nhiều giờ.
Khi thưởng thức bánh tét sẽ cắt ra thành từng khoanh ăn kèm củ kiệu, tôm khô hoặc dưa món. Giá một đòn bánh tét từ 50.000 - 70.000 đồng tùy vào kích thước. Khách có thể tìm mua bánh ở chợ Trà Vinh hoặc những trạm dừng chân gần thành phố.
Đặc sản
Ngoài những món ăn có thể thưởng thức tại chỗ, du khách đến Trà Vinh có thể mua đặc sản để làm quà như dừa sáp, mắm bò hóc, tôm khô Vinh Kim, nước mắm rươi, cốm dẹp hoặc đồ lưu niệm làm bằng tre, dừa, mặt nạ truyền thống Khmer.
Trà Vinh có địa hình bằng phẳng, khí hậu ảnh hưởng cận xích đạo với hai mùa mưa và khô rõ rệt. Nền nhiệt độ trung bình ở Trà Vinh cao, khoảng 28 độ C và nóng quanh năm. Mùa mưa ở đây thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Di chuyển
Di chuyển
Nếu di chuyển bằng đường hàng không, sân bay Tân Sơn Nhất ở TP HCM và Cần Thơ là điểm đến gần nhất, sau đó du khách đi xe khách đến thành phố Trà Vinh.
Từ TP HCM, du khách nên xuất phát từ bến xe miền Tây, thời gian di chuyển khoảng ba tiếng. Giá vé xe khách một chiều dao động từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng tùy nhà xe, loại xe và điểm đến. Các nhà xe được gợi ý: Kim Hoàng, Thanh Thủy, Tân Phước Tài, Phương Trang, Phương Hồng Linh. Ngoài ra, với vị trí gần TP HCM, du khách có thể chọn đi bằng xe máy hoặc xe ôtô cá nhân.
Để tham quan, xe máy, ôtô cá nhân và taxi là những hình thức di chuyển linh hoạt. Giá thuê xe máy khoảng 100.000 - 150.000 đồng một ngày.
Lưu trú
Các khu lưu trú của tỉnh tập trung chủ yếu ở thành phố Trà Vinh.
Tại thành phố Trà Vinh, du khách có thể chọn các khách sạn như The Rose, Văn Thái Bình, Trà Vinh Lodge, Vilabasi Tháp Cổ, giá từ 500.000 đồng đến một triệu đồng mỗi đêm. Các nhà nghỉ, homestay như Malis homestay, Huỳnh Yên, Lucky có giá dao động quanh mức từ 150.000 đồng đến 300.000 đồng.
Những khách sạn nằm ở trung tâm TP Trà Vinh, trên các trục đường Hùng Vương, Lý Thường Kiệt, Phạm Thái Bường là những điểm gần trung tâm sôi động, khách có thể lựa chọn lưu trú và kết hợp trải nghiệm ẩm thực đêm.
Tham quan
Ao Bà Om
Tọa lạc tại phường 8, thành phố Trà Vinh, Ao Bà Om là điểm tham quan nổi tiếng và thu hút du nhiều khách thập phương đến với Trà Vinh. Ao có chiều dài 500 m, rộng 300 m xung quanh được bao bọc bởi những cây sao, dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Vào ngày lễ Tết hàng năm, Ao Bà Om là điểm sinh hoạt cộng đồng của đồng bào Khmer. Đặc biệt là dịp lễ hội Óc Om Bóc, người Khmer từ các nơi đổ về cùng chung vui, nhảy múa, thả đèn. Ao Bà Om được được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia - thuộc loại Danh lam thắng cảnh, năm 1996.
Xem thêm: Danh thắng Ao Bà Om
Chùa Âng
Chùa Âng trong tiếng Khmer là chùa Angkorajaborey nằm bên quốc lộ 53, thuộc khóm 4, phường 8, thành phố Trà Vinh, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km. Chùa được dựng vào thế kỷ thứ X và trùng tu năm 1842. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Trà Vinh và tiêu biểu cho kiến trúc độc đáo của hệ thống chùa Khmer.
Chùa Âng là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật trang trí sắc sảo của văn hoá Khmer và thiết kế đầy màu sắc của văn hóa Angkor. Từ cổng, gò mái, cột chùa đến kiến trúc bên trong, đều khoác lên mình chiếc áo tượng hình của đầu chim, tiên nữ và thần rắn Naga. Bên ngoài chùa nổi bật với những cột trụ trang trí tượng chằn, tượng đầu chim và phần mái cong vút. Ngoài kiến trúc, chùa Âng mang đến cảm giác gần gũi thiên nhiên với trăm cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, cùng không khí trong lành, thu hút khách thập phương.
Chùa Hang
Chùa Hang, tên chữ Kompông Chrây là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer nằm ở quốc lộ 54 thuộc huyện Châu Thành, cách thành phố Trà Vinh 4 km. Gọi là chùa Hang vì cổng chùa được xây giống như một hệ thống 3 hang động sát nhau. Trong đó, cổng chính giữa là một hang lớn, hai cổng hai bên là hai hang nhỏ. Cả ba cổng đều được xây kiên cố với bức tường dày 12 m, tạo cảm giác đứng trong cổng như đang trong hang đá.
Ngôi chùa hơn 300 năm, mang đậm dấu ấn kiến trúc chùa Khmer, nằm giữa khuôn viên hơn 2 ha cây xanh, bao gồm sao, dầu, là nơi trú ngụ của nhiều loài chim và dơi. Đây là địa điểm được nhiều du khách ghé thăm khi đến Trà Vinh vì không khí trong lành, yên tĩnh.
Chùa Vàm Ray
Chùa Vàm Ray cách TP Trà Vinh khoảng 35 km, thuộc ấp Vàm Rây, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú. Chùa được xây dựng lại năm 2004 từ nền ngôi chùa cũ bị tàn phá trong chiến tranh. Chùa Vàm Rây được đánh giá là một trong những ngôi chùa Khmer đẹp nhất miền Tây.
Chùa có kiến trúc như một cung điện được sơn vàng từ mái vòm, tường, cột, trụ đến các bức phù điêu trang trí thánh 4 mặt Maraprum, nữ thần Kayno với hình dạng nửa người nửa chim, chằn Yeak, chim thần Marakrit. Đặc biệt, chùa có tượng Phật nhập niết bàn dài 54 m, cao 20 m, ngang 16m được sơn phủ sơn son thiếp vàng.
Biển Ba Động
Biển Ba Động thuộc xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, là một trong những điểm du lịch được nhiều người yêu thích ở Trà Vinh. Từ trung tâm thành phố Trà Vinh, du khách di chuyển bằng xe máy khoảng 55 km. Tham quan biển Ba Động ngoài thưởng thức hải sản, tắm biển, du khách có thể chụp ảnh với công trình Điện gió Hàn Quốc với 12 tua bin hướng về xã Dân Thành. Điện gió trở thành điểm check in mới của giới trẻ khi đến Trà Vinh.
Ngoài ra, du khách có dịp thưởng thức các loại đặc sản như dưa hấu Ba Động, nghêu Nhà Mát, tôm sú Cồn Cù, đuôn Chà là, cá kèo nướng.
Khu du lịch sinh thái Rừng Đước
Cách bãi biển Ba Động 9 km, huyện Duyên Hải còn có khu rừng ngập mặn rừng đước trải dài qua các xã Long Vĩnh, Đông Hải và Long Khánh. Trong đó rừng thuộc xã Long Khánh rộng 882 ha, với cảnh quan đẹp, nơi sinh trưởng của bần, mắm, đước và cá nước lợ. Tham quan khu sinh thái rừng đước, du khách có thể tìm các homestay gần rừng đước để lưu trú và trải nghiệm rừng ngập mặn, đánh bắt tôm, cua cùng dân địa phương và thưởng thức hải sản tươi sống.
Khu du lịch rừng đước là nơi bảo tồn, tái tạo các loại động vật hoang dã bao gồm thú rừng, chim muông và thủy hải sản đặc trưng của vùng trước nguy cơ cạn kiệt như kỳ đà, hổ mang, cò, nhạn.
Lễ hội truyền thống
Lễ hội Nghinh Ông
Lễ hội mang đậm dấu ấn tâm linh của ngư dân vùng biển ở Nam Bộ. Lễ nghinh ông được xem là lễ hội dân gian truyền thống tiêu biểu ở Trà Vinh diễn ra vào tháng 5 âm lịch. Qua lễ hội ngư dân bày tỏ lòng biết ơn đối với đất trời, biển cả cũng như cầu cho một mùa đi biển mới mưa thuận gió hòa, tôm cá bội thu.
Du khách sẽ tham gia các trò chơi truyền thống như đi cà kheo, xem hát bội, đua thuyền. Lễ hội cúng biển (nghinh ông) Mỹ Long, huyện Cầu Ngang được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2014.
Lễ hội Chôl Chnăm Thmây
Tết lớn nhất trong năm của người Khmer diễn ra giữa tháng 3 âm lịch. Chôl nghĩa là "vào" và Chnăm Thmay là "năm mới". Người xưa cho rằng đây là thời điểm trời đất giao hòa, mùa nắng chuyển sang mùa mưa, cây cối đâm chồi nảy lộc.
Ngày thứ nhất (Chôl sangkran Chmây) mọi người chuẩn bị quần áo đẹp và lễ vật lên chùa làm lễ rước đại lịch.
Ngày thứ hai (Wonbơf) sáng sớm mọi người làm lễ dâng cơm đến các nhà sư, đến chiều làm lễ "Đắp núi cát" (Puôn phnôm khsach) trong khuôn viên chùa. Phật tử thắp hương để cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu phúc theo ước nguyện của mình.
Ngày thứ 3 (Lơm săk) làm lễ tắm tượng Phật, tắm sư để cầu siêu cho những người đã mất, xin tha thứ cho những thiếu sót, lỗi lầm năm cũ. Ngày này mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào Khmer và đánh dấu kết thúc Tết. Trong nghi lễ, các nhà sư dùng những cành hoa, vẩy những giọt nước có ướp hương hoa thơm lên tượng Phật. Trong những ngày này bà con Khmer tại Trà Vinh còn đi thăm hỏi, chúc sức khỏe với nhau và cùng tham gia các hoạt động như thả diều, đánh quay lửa, xem và biểu diễn các điệu múa truyền thống như múa Rom vong, Rô băm, Du kê.
Lễ hội Óc Om Bóc
hay còn gọi là lễ Cúng Trăng diễn ra vào rằm tháng 10 âm lịch, là hội truyền thống lâu đời của đồng bào Khmer. Người dân tổ chức lễ Cúng Trăng để tỏ lòng biết ơn đối với mặt Trăng - vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ họ trong việc bảo vệ mùa màng, đem lại sự ấm no.
Cúng Trăng có thể tổ chức tại chùa, tại nhà hoặc ở nơi có thể nhìn thấy Mặt Trăng rõ ràng. Trong nghi thức cúng, cốm dẹp là lễ vật bắt buộc. Ngoài ra, mâm cúng còn có chuối, các loại khoai, củ, trái cây và bánh kẹo.
Lễ cúng Trăng là một trong ba lễ lớn trong năm của đồng bào Khmer, thường diễn ra vào ngày 15 tháng 10 âm lịch.
Các hoạt động diễn ra tại lễ hội như thả đen gió, kéo co, đập nồi. Năm 2014, lễ hội Óc Om Bóc của người Khmer Trà Vinh được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ Kathina
Lễ dâng y còn gọi là lễ Kathina hay dâng bông, được tổ chức hàng năm trong khoảng tháng 9 đến tháng 10 âm lịch tại các chùa nhằm cầu an cho gia đình, phum sóc. Mỗi chùa chỉ được tổ chức nghi lễ một lần trong năm và diễn ra trong hai ngày.
Ngày đầu diễn ra tại nhà người tổ chức lễ, các sư đọc kinh cầu nguyện để cầu phúc cho gia đình. Ngày thứ hai, đoàn rước đến chùa làm lễ dâng áo cà sa. Người Khmer quan niệm ai đứng ra làm chủ lễ dâng y cà sa sẽ luôn gặp điều may mắn. Do vậy, dù giàu hay nghèo ai cũng mong muốn được một lần đứng ra tổ chức dâng lễ này.
Xem thêm: Lễ dâng y của người Khmer ở Trà Vinh
Lễ Sen Đôn Ta
Theo phong tục của đồng bào Khmer Nam bộ, hàng năm cứ vào ngày 29/8 đến ngày 1/9 Âm lịch, bà con lại nô nức tổ chức lễ Sene Đolta hay gọi là lễ cúng ông bà. Người Khmer ở Trà Vinh quan niệm lễ hội nhằm tưởng nhớ đến công ơn và cầu phước cho linh tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng.
Trong ngày đầu, tại các gia đình người Khmer tổ chức lễ họp mặt hay còn gọi là lễ rước ông bà. Trong chương trình lễ có thỉnh các vị sư tụng kinh cầu siêu cho người quá cố.
Sang ngày thứ hai, người Khmer sắm sửa lễ vật để vào chùa thực hiện lễ đặt bát hội. Lễ vật gồm mâm cơm, bánh, trái cây, nhang đèn để tổ chức cúng tập thể tại chùa. Những phẩm vật bà con dâng cúng được các vị sư đọc kinh hồi hướng, cầu siêu chung cho ông bà của tất cả mọi nhà trong phum, sóc.
Ngày thứ ba cũng là ngày cúng tiễn hay còn gọi là đưa ông bà. Mỗi nhà chuẩn bị một mâm cơm cúng, có gia đình mời các vị sư sãi cùng họ hàng thân tộc trong phum sóc đến nhà tụng kinh cầu siêu.
Ẩm thực
Trà Vinh là một tỉnh có nền ẩm thực giao thoa của ba dân tộc Kinh, Khmer và Hoa, tạo nên các món ăn đặc trưng của địa phương thu hút khách du lịch.
Bún nước lèo
Bún nước lèo được nấu từ mắm bò hóc mang đặc trưng của ẩm thực Khmer. Mắm "linh hồn" của món ăn. Đây là loại mắm được làm từ nguyên liệu cá hỗn hợp. Mắm phải đạt tiêu chuẩn, có hương vị và tan nhanh trong nước sôi. Nước dùng của bún nước lèo được nấu cùng các nguyên liệu như sả, cá lóc xé nhỏ, mắm bò hóc được rây kỹ, nấm rơm, huyết heo.
Bún nước lèo thường ăn kèm chả giò (nem), bánh cóng và thịt heo quay tùy sở thích. Để cân bằng vị mắm, khi ăn khách sẽ thêm vào các loại rau sống như hoa chuối, bông súng xắc nhỏ, giá và rau thơm.
Khách có thể tìm các quán bún nước lèo ở TP Trà Vinh để thưởng thức, giá từ 30.000 - 60.000 đồng một tô.
- Quán cô Ba, đường 19/5, TP Trà Vinh.
- Quán Sen, đường Trần Phú, Tp Trà Vinh.
- Quán cây sung, 676 Võ Nguyên Giáp, TP Trà Vinh.
Bún suông
Bún suông là tên gọi của một loại bún ăn với chả tôm. Tôm tươi được người nấu ướp gia vị đem đi xay nhuyễn và nặn thành từng con suông dài từ 3 cm - 5 cm. Để phần chả tôm dai, người nấu phải quết nhiều lần, cuối cùng cho tất cả vào túi nilon sạch, cắt đầu bao và tạo hình suông thả vào nước dùng đang sôi. Khi chả tôm đã thả vào nồi, sẽ được đun thêm 5 – 10 phút cho đến khi nổi trên bề mặt nước và chuyển màu vàng là chín.
Phần nước dùng được ninh bởi xương heo thêm tương hạt và me tạo độ chua nêm nếm gia vị vừa ăn.
Để tô bún thêm hấp dẫn, người nấu cho thêm thịt ba chỉ luộc, giá trụng, rau xà lách và ăn kèm bắp cải trắng bào sợi. Chén nước chấm là hỗn hợp của tương xay và ớt xay.
Khách có thể tìm các quán bún suông ở TP Trà Vinh để thưởng thức, giá từ 30.000 đồng - 40.000 đồng một tô.
- Quán cây mận, Trần Quốc Tuấn, TP Trà Vinh.
- Quán Hùi Yến, Hùng Vương, TP Trà Vinh.
Cháo ám
Cháo ám nấu từ cá lóc. Người nấu chọn cá tươi, đem luộc và gỡ từng miếng, bỏ xương rồi xào thơm với hành. Phần trứng cá đánh nhuyễn rồi mới cho vào nồi cháo nấu từ nước luộc cá. Cá nguyên liệu kèm có cả hành khô, tôm khô, mực khô nướng. Cháo ám cần có mắm nêm pha, tương hột đâm nhỏ, ớt bỏ hột bằm nhuyễn, xào sền sệt với tỏi, cho thêm tiêu xay, đậu phộng rang giã nhỏ. Đặc biệt, các loại rau sống xắt nhuyễn, hành ngò, giá trụng và bánh tráng mè nướng giòn bóp vụn.
Giá một tô cháo ám từ 25.000 - 35.000 đồng. Khách có thể ghé thưởng thức ở các địa chỉ:
- Quán Vân Anh, Thạch Thị Thanh, TP Trà Vinh.
- Quán cháo cá lóc, Lý Thường Kiệt, TP Trà Vinh.
Bánh canh Bến Có
Món bánh canh với phần nước dùng ninh từ xương heo đảm bảo độ trong, có thể nhìn rõ từng sợi bánh canh. Để làm được điều đó, người nấu phải chọn xương ống tươi, trong lúc ninh, phải thường xuyên vớt bọt. Bánh canh thường ăn kèm với giò heo, thịt nạc, thịt bắp, tim, gan, lòng theo tùy sở thích.
Khi phục vụ khách quán nêm thêm hành lá, hành phi và hạt tiêu để cho món ăn thêm hấp dẫn. Bánh canh không ăn kèm rau, khách pha chế nước mắm để chấm topping theo khẩu vị.
Bánh canh Bến Có giá từ 35.000 đến 55.000 đồng một tô.
Quán bánh canh mở hơn 40 nằm ở quốc lộ 53, ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành là gợi ý cho khách muốn thưởng thức bánh canh khi đến Trà Vinh.
Bánh tét Trà Cuôn
Tên bánh xuất phát từ tên gọi của ấp Trà Cuôn, xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang - một địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống.
Để có được đòn bánh tét ngon, dẻo, người làm bánh phải chú trọng khâu lựa chọn nguyên liệu. Nếp được chọn gói bánh là loại nếp sáp Long An, loại nếp này có độ dẻo và bảo quản được lâu. Để bánh có màu xanh đẹp mắt, trước khi gói người làm vo sạch nếp để ráo rồi trộn với nước cốt rau bồ ngót. Phần nhân gồm đậu xanh hấp chín, xay nhuyễn kết hợp với thịt heo nêm gia vị. Nhiều nơi còn cho thêm trứng muối vào giữa phần nhân để thêm phần hấp dẫn. Bánh được gói vào trong lá chuối và đem đi nấu trong nhiều giờ.
Khi thưởng thức bánh tét sẽ cắt ra thành từng khoanh ăn kèm củ kiệu, tôm khô hoặc dưa món. Giá một đòn bánh tét từ 50.000 - 70.000 đồng tùy vào kích thước. Khách có thể tìm mua bánh ở chợ Trà Vinh hoặc những trạm dừng chân gần thành phố.
Đặc sản
Ngoài những món ăn có thể thưởng thức tại chỗ, du khách đến Trà Vinh có thể mua đặc sản để làm quà như dừa sáp, mắm bò hóc, tôm khô Vinh Kim, nước mắm rươi, cốm dẹp hoặc đồ lưu niệm làm bằng tre, dừa, mặt nạ truyền thống Khmer.