Quang Minh
Well-known member
Internet vệ tinh Starlink của SpaceX, công ty do Elon Musk sáng lập, cho tốc độ tải về 200 Mbps, nhưng chưa thể sử dụng chính thức tại Việt Nam.
Hồi tháng 9, trong cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, đại diện SpaceX cho biết muốn mở rộng đầu tư và cung cấp dịch vụ Starlink tại Việt Nam, giúp triển khai dịch vụ Internet băng thông rộng tại những "vùng lõm" về sóng trong nước.
Một số bộ thiết bị cũng mới được mang đến để khách tham quan dùng thử giới hạn tại Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023, diễn ra từ 28/10 đến 1/11 tại Hoà Lạc, (Hà Nội). Một bộ Starlink tiêu chuẩn gồm một ăng-ten thu phát tín hiệu với vệ tinh cỡ nhỏ, cùng một router phát tín hiệu Internet qua kết nối wifi, dây kết nối. Ngoài ra, hãng cũng có các bộ Starlink dành cho doanh nghiệp hoặc người dùng có nhu cầu cao, với kích thước lớn hơn.
Trước
Bấm để xem ảnh
Sau
Phần router có thiết kế ít chi tiết, nhưng được làm nhiều góc cạnh hầm hố, với màu sắc chủ đạo là trắng. Cạnh dưới gồm cổng cấp nguồn và một kết nối với ăng-ten, với dây nối đi kèm có chiều dài khoảng 15 mét.
Router này sử dụng chip Wi-Fi 5, chống bụi và nước chuẩn IP54, hỗ trợ tính năng Mesh nếu cần, nhưng cần sắm thêm thiết bị.
Ăng-ten này được yêu cầu phải đặt thoáng đãng ngoài trời, nhưng không cần nguồn điện riêng mà chỉ cần kết nối vào router. Điều này giúp thiết bị của Starlink có thể sử dụng cả ở những nơi hạn chế về nguồn điện.
Ăng-ten có trọng lượng nhẹ, khả năng chống bụi và nước chuẩn IP54 và có thể tự động xoay để bắt đúng tín hiệu tốt nhất từ vệ tinh. Theo nhà sản xuất, thiết bị có thể mất vài phút cho khâu dò tìm vệ tinh.
Người dùng sẽ thiết lập toàn bộ hệ thống thông qua ứng dụng Starlink trên smartphone. Tại đây, ứng dụng sẽ hướng dẫn người dùng tìm vị trí các vệ tinh Starlink để chỉnh hướng anten phù hợp cũng như cấu hình mạng.
Sau khi thiết lập xong, router sẽ phát tín hiệu wifi để người dùng kết nối và sử dụng. Trong trường hợp muốn dùng dây mạng cho kết nối Ethernet, người dùng sẽ cần sắm thêm adapter.
Thời tiết tại Hà Nội hiện nhiều mây, được cho là có thể ảnh hưởng đến tín hiệu Internet giữa vệ tinh và ăng-ten. Tốc độ đo thử tại triển lãm đạt khoảng 150-190 Mbps chiều tải xuống.
Theo thống kê của Speedtest tháng 9, tốc độ Internet di động của Việt Nam khoảng 44 Mbps, còn Internet cố định khoảng 94 Mbps. Một số nhà mạng trong nước cũng đang cung cấp dịch vụ Internet băng rộng cố định với tốc độ một Gbps.
Dùng thử Internet vệ tinh tại Hà Nội.
Theo các chuyên gia, những giải pháp Internet vệ tinh này vốn có giá thành cao, nhưng tốc độ, sự ổn định chưa thể bằng các giải pháp Internet qua đường dây cáp tại Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam vẫn chưa cấp phép cho dịch vụ này.
Tuy nhiên nếu được triển khai, đây sẽ là giải pháp phù hợp để sử dụng ở những nơi mà Internet cáp quang khó tiếp cận, như vùng sâu vùng xa, hải đảo, hoặc trên các phương tiện đánh bắt xa bờ. Dịch vụ Internet vệ tinh Starlink đã vào Đông Nam Á từ đầu năm tại Philippines, Malaysia và dự kiến có mặt tại một số quốc gia khác trong năm 2024. Tại Philippines, người dùng Starlink nước này phải mua thiết bị phần cứng để thu phát sóng với giá 29.320 Peso (12,6 triệu đồng) và phí thuê bao hàng tháng 2.700 Peso (1,16 triệu đồng).
Hồi tháng 9, trong cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, đại diện SpaceX cho biết muốn mở rộng đầu tư và cung cấp dịch vụ Starlink tại Việt Nam, giúp triển khai dịch vụ Internet băng thông rộng tại những "vùng lõm" về sóng trong nước.
Một số bộ thiết bị cũng mới được mang đến để khách tham quan dùng thử giới hạn tại Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023, diễn ra từ 28/10 đến 1/11 tại Hoà Lạc, (Hà Nội). Một bộ Starlink tiêu chuẩn gồm một ăng-ten thu phát tín hiệu với vệ tinh cỡ nhỏ, cùng một router phát tín hiệu Internet qua kết nối wifi, dây kết nối. Ngoài ra, hãng cũng có các bộ Starlink dành cho doanh nghiệp hoặc người dùng có nhu cầu cao, với kích thước lớn hơn.
Trước
Bấm để xem ảnh
Sau
Phần router có thiết kế ít chi tiết, nhưng được làm nhiều góc cạnh hầm hố, với màu sắc chủ đạo là trắng. Cạnh dưới gồm cổng cấp nguồn và một kết nối với ăng-ten, với dây nối đi kèm có chiều dài khoảng 15 mét.
Router này sử dụng chip Wi-Fi 5, chống bụi và nước chuẩn IP54, hỗ trợ tính năng Mesh nếu cần, nhưng cần sắm thêm thiết bị.
Ăng-ten này được yêu cầu phải đặt thoáng đãng ngoài trời, nhưng không cần nguồn điện riêng mà chỉ cần kết nối vào router. Điều này giúp thiết bị của Starlink có thể sử dụng cả ở những nơi hạn chế về nguồn điện.
Ăng-ten có trọng lượng nhẹ, khả năng chống bụi và nước chuẩn IP54 và có thể tự động xoay để bắt đúng tín hiệu tốt nhất từ vệ tinh. Theo nhà sản xuất, thiết bị có thể mất vài phút cho khâu dò tìm vệ tinh.
Người dùng sẽ thiết lập toàn bộ hệ thống thông qua ứng dụng Starlink trên smartphone. Tại đây, ứng dụng sẽ hướng dẫn người dùng tìm vị trí các vệ tinh Starlink để chỉnh hướng anten phù hợp cũng như cấu hình mạng.
Sau khi thiết lập xong, router sẽ phát tín hiệu wifi để người dùng kết nối và sử dụng. Trong trường hợp muốn dùng dây mạng cho kết nối Ethernet, người dùng sẽ cần sắm thêm adapter.
Thời tiết tại Hà Nội hiện nhiều mây, được cho là có thể ảnh hưởng đến tín hiệu Internet giữa vệ tinh và ăng-ten. Tốc độ đo thử tại triển lãm đạt khoảng 150-190 Mbps chiều tải xuống.
Theo thống kê của Speedtest tháng 9, tốc độ Internet di động của Việt Nam khoảng 44 Mbps, còn Internet cố định khoảng 94 Mbps. Một số nhà mạng trong nước cũng đang cung cấp dịch vụ Internet băng rộng cố định với tốc độ một Gbps.
Dùng thử Internet vệ tinh tại Hà Nội.
Theo các chuyên gia, những giải pháp Internet vệ tinh này vốn có giá thành cao, nhưng tốc độ, sự ổn định chưa thể bằng các giải pháp Internet qua đường dây cáp tại Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam vẫn chưa cấp phép cho dịch vụ này.
Tuy nhiên nếu được triển khai, đây sẽ là giải pháp phù hợp để sử dụng ở những nơi mà Internet cáp quang khó tiếp cận, như vùng sâu vùng xa, hải đảo, hoặc trên các phương tiện đánh bắt xa bờ. Dịch vụ Internet vệ tinh Starlink đã vào Đông Nam Á từ đầu năm tại Philippines, Malaysia và dự kiến có mặt tại một số quốc gia khác trong năm 2024. Tại Philippines, người dùng Starlink nước này phải mua thiết bị phần cứng để thu phát sóng với giá 29.320 Peso (12,6 triệu đồng) và phí thuê bao hàng tháng 2.700 Peso (1,16 triệu đồng).