tran hương
Well-known member
Hàn Quốc - Seoul sở hữu một trong những hệ thống tàu điện ngầm hiện đại nhất thế giới, hấp dẫn khách quốc tế trải nghiệm khi khám phá xứ sở kim chi.
Bên trong một chuyến tàu điện ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Geonhui Lee/Unsplash
Hàn Quốc được biết đến với hệ thống giao thông tân tiến. CNN từng liệt kê Seoul vào danh sách những thành phố có hệ thống tàu điện ngầm hiện đại nhất thế giới.
Tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của xứ sở kim chi được khai trương vào năm 1974, đưa quốc gia này trở thành đất nước thứ 21 trên thế giới có tàu điện ngầm. Tốc độ phát triển nhanh chóng, đến nay Hàn Quốc có hơn 20 tuyến tàu điện ngầm đang hoạt động, tiếp tục xây dựng hơn chục tuyến.
Từ một tuyến tàu điện ngầm vào những năm 70, thành phố Seoul đã phát triển thêm rất nhiều nội đô và tuyến kết nối các vùng lân cận như Bundang (nối Seoul với quận Bundang, thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi), Suin (nối thành phố Suwon và thành phố Incheon); nối kết với cả các trạm xe buýt, đường sắt tỏa đi khắp nơi.
Mạng lưới tàu điện ngầm tại Seoul. Ảnh: Visit Korea
Tàu điện ngầm được coi là một phương tiện hữu dụng với mức giá hợp lý để di chuyển quanh thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Đáp xuống sân bay quốc tế Incheon, chúng tôi lựa chọn di chuyển hơn 60km về trung tâm thành phố Seoul bằng 2 chuyến tàu điện ngầm. Với khoảng cách như vậy sẽ mất hơn 3.000 won/người, tương đương gần 60.000 đồng.
Hiện tại, giá vé tàu điện ngầm ở Hàn Quốc là 1.250 won/lượt. Ảnh: Phương Anh
Từ ga tàu điện Dapsimni, chúng tôi mất khoảng 30 phút để tới ga Myeongdong. Sau đó, đi bộ vài phút có thể lên tới tháp Namsan - biểu tượng của thủ đô Seoul. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng xe bus sẽ lên thẳng tháp hoặc mua vé cáp treo. Với kiến trúc độc đáo, từ tháp chúng tôi có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố.
Tháp Namsan được coi là biểu tượng của thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Phương Anh
Bảng chỉ dẫn các ga tàu điện được hiển thị khắp nơi như trên sàn đường ga, cửa tàu, trên màn hình trên tàu. Nhờ vậy, chúng tôi có thể đi gần hết các địa điểm nổi tiếng ở thủ đô Seoul như khu vui chơi Lotte World, cung điện Gyeongbokgung, Thư viện khổng lồ Starfield... Hay từ ga Cheongnyangni, chúng tôi tới ga Gapyeong để di chuyển ra đảo Nami thuộc tỉnh Gangwon.
Đi tàu điện ngầm, du khách có thể khám phá nhiều điều mới mẻ về văn hóa, lịch sử và cuộc sống thường ngày ở Hàn Quốc. Tuyến tàu điện ngầm số 2 có cả đoạn di chuyển trên mặt đất và đường ngầm, bạn có thể ngắm cảnh thành phố Seoul bên bờ sông Hàn.
Lotte World là khu vui chơi giải trí phù hợp với mọi lứa tuổi, nằm tại Sincheon-dong, Seoul, Hàn Quốc (gần hồ Seokchon). Ảnh: Phương Anh
Cung điện Gyeongbokgung mang nét kiến trúc truyền thống của triều đại Joseon. Ảnh: Phương Anh
Thư viện khổng lồ Starfield là điểm thu hút lượng lớn khách du lịch. Tới đấy bạn vừa có thể đọc sách miễn phí, vừa có thể chụp những bức ảnh “sống ảo”. Ảnh: Phương Anh
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của hoàng hôn rực rỡ tại cầu Banpo bên bờ sông Hàn, ngắm nhìn đài phun nước cầu vồng. Chương trình diễn ra vào mỗi tối, kéo dài 20 phút. Ảnh: Phương Anh
Không chỉ di chuyển tới địa điểm du lịch, người dân xứ sở kim chi cũng lựa chọn tàu điện ngầm để đi làm, đi học... Bên cạnh đó, các ga tàu đều sử dụng hệ thống tự động từ việc di chuyển vào ga bằng hình thức quẹt thẻ hay tàu không người lái...
Hệ thống thẻ giao thông tại Hàn Quốc vô cùng tiện lợi. Một thẻ có thể dùng chung cho cả tàu điện ngầm và xe buýt. Hành khách không cần mua vé giấy mà chỉ cần mua thẻ du lịch dùng một lần, T-money (một ví tiền di động để thanh toán nhiều dịch vụ khác nhau) hay Thẻ giao thông vận tải: M-PASS tuỳ nhu cầu di chuyển nhiều hay ít.
Một chuyến tàu nhìn ra khu Gangnam ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Elle Morre/Unsplash
Du khách dùng thẻ giao thông và tra tuyến đường tàu theo ứng dụng Smarter Subway. Phần mềm miễn phí này được sử dụng cho hệ điều hành iOS và Android, hiển thị chi tiết về vị trí, cách di chuyển và các thông tin về tàu điện ngầm như: vị trí cửa ra, bảng giờ tàu đến – đi, thời gian di chuyển giữa 2 ga…
Mỗi ga tàu điện ngầm đều được đặt theo tên, số, màu sắc và dễ dàng đối chiếu trên ứng dụng. Một ga có thể có nhiều đường tàu, mỗi đường tàu hiển thị với màu sắc khác nhau.
Tàu điện ngầm tiết kiệm hơn taxi và không cần thay đổi nhiều chuyến như xe buýt nên người dân Hàn Quốc thường ưu tiên sử dụng loại phương tiện này để di chuyển. Do vậy, đa số các chuyến tàu điện ngầm nơi đây đều quá tải, chật cứng người vào giờ cao điểm sáng và chiều.
Bên trong một chuyến tàu điện ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Geonhui Lee/Unsplash
Hàn Quốc được biết đến với hệ thống giao thông tân tiến. CNN từng liệt kê Seoul vào danh sách những thành phố có hệ thống tàu điện ngầm hiện đại nhất thế giới.
Tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của xứ sở kim chi được khai trương vào năm 1974, đưa quốc gia này trở thành đất nước thứ 21 trên thế giới có tàu điện ngầm. Tốc độ phát triển nhanh chóng, đến nay Hàn Quốc có hơn 20 tuyến tàu điện ngầm đang hoạt động, tiếp tục xây dựng hơn chục tuyến.
Từ một tuyến tàu điện ngầm vào những năm 70, thành phố Seoul đã phát triển thêm rất nhiều nội đô và tuyến kết nối các vùng lân cận như Bundang (nối Seoul với quận Bundang, thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi), Suin (nối thành phố Suwon và thành phố Incheon); nối kết với cả các trạm xe buýt, đường sắt tỏa đi khắp nơi.
Tàu điện ngầm được coi là một phương tiện hữu dụng với mức giá hợp lý để di chuyển quanh thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Đáp xuống sân bay quốc tế Incheon, chúng tôi lựa chọn di chuyển hơn 60km về trung tâm thành phố Seoul bằng 2 chuyến tàu điện ngầm. Với khoảng cách như vậy sẽ mất hơn 3.000 won/người, tương đương gần 60.000 đồng.
Từ ga tàu điện Dapsimni, chúng tôi mất khoảng 30 phút để tới ga Myeongdong. Sau đó, đi bộ vài phút có thể lên tới tháp Namsan - biểu tượng của thủ đô Seoul. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng xe bus sẽ lên thẳng tháp hoặc mua vé cáp treo. Với kiến trúc độc đáo, từ tháp chúng tôi có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố.
Bảng chỉ dẫn các ga tàu điện được hiển thị khắp nơi như trên sàn đường ga, cửa tàu, trên màn hình trên tàu. Nhờ vậy, chúng tôi có thể đi gần hết các địa điểm nổi tiếng ở thủ đô Seoul như khu vui chơi Lotte World, cung điện Gyeongbokgung, Thư viện khổng lồ Starfield... Hay từ ga Cheongnyangni, chúng tôi tới ga Gapyeong để di chuyển ra đảo Nami thuộc tỉnh Gangwon.
Đi tàu điện ngầm, du khách có thể khám phá nhiều điều mới mẻ về văn hóa, lịch sử và cuộc sống thường ngày ở Hàn Quốc. Tuyến tàu điện ngầm số 2 có cả đoạn di chuyển trên mặt đất và đường ngầm, bạn có thể ngắm cảnh thành phố Seoul bên bờ sông Hàn.
Không chỉ di chuyển tới địa điểm du lịch, người dân xứ sở kim chi cũng lựa chọn tàu điện ngầm để đi làm, đi học... Bên cạnh đó, các ga tàu đều sử dụng hệ thống tự động từ việc di chuyển vào ga bằng hình thức quẹt thẻ hay tàu không người lái...
Hệ thống thẻ giao thông tại Hàn Quốc vô cùng tiện lợi. Một thẻ có thể dùng chung cho cả tàu điện ngầm và xe buýt. Hành khách không cần mua vé giấy mà chỉ cần mua thẻ du lịch dùng một lần, T-money (một ví tiền di động để thanh toán nhiều dịch vụ khác nhau) hay Thẻ giao thông vận tải: M-PASS tuỳ nhu cầu di chuyển nhiều hay ít.
Du khách dùng thẻ giao thông và tra tuyến đường tàu theo ứng dụng Smarter Subway. Phần mềm miễn phí này được sử dụng cho hệ điều hành iOS và Android, hiển thị chi tiết về vị trí, cách di chuyển và các thông tin về tàu điện ngầm như: vị trí cửa ra, bảng giờ tàu đến – đi, thời gian di chuyển giữa 2 ga…
Mỗi ga tàu điện ngầm đều được đặt theo tên, số, màu sắc và dễ dàng đối chiếu trên ứng dụng. Một ga có thể có nhiều đường tàu, mỗi đường tàu hiển thị với màu sắc khác nhau.
Tàu điện ngầm tiết kiệm hơn taxi và không cần thay đổi nhiều chuyến như xe buýt nên người dân Hàn Quốc thường ưu tiên sử dụng loại phương tiện này để di chuyển. Do vậy, đa số các chuyến tàu điện ngầm nơi đây đều quá tải, chật cứng người vào giờ cao điểm sáng và chiều.