Nguyệt Phan
Well-known member
Trước câu hỏi có phải cứ vào trường danh tiếng là tốt, chuyên gia từ các trường đại học có quan điểm khác nhau.
Tại buổi tư vấn tuyển sinh do báo Tuổi Trẻ tổ chức sáng 16/4, phụ huynh Thu Phượng nhờ tư vấn khi nhiều người khuyên con chị cứ thi vào các trường đại học nổi tiếng như Ngoại thương, Bách khoa, Nhân văn. Việc học ngành gì tính sau vì học những trường này dễ tìm việc làm hơn.
Trả lời câu hỏi của chị Phượng, TS Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nói nên chọn ngành học phù hợp thay vì chọn một trường danh tiếng.
TS Hạ nhìn nhận việc đỗ một trường nổi tiếng mà không đúng ngành yêu thích, phù hợp, sinh viên cũng không tìm thấy sự say mê, hứng thú trong học tập. Vì thế, các em cũng khó có cơ hội phát triển tốt trong tương lai.
Ông Võ Ngọc Nhơn, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh, trường Đại học Công nghệ TP HCM (Hutech), cũng tương tự.
"Chọn trường nổi tiếng giống như chọn một đôi giày đẹp. Giày đẹp nhưng phải vừa kích cỡ chân của mình. Giày vừa vặn thì mang êm, đúng trường thì học thuận lợi, ra trường có việc làm. Nhưng chẳng may kích cỡ không vừa thì làm sao các em đi hết 4 năm học đó", ông Nhơn ví von.
Theo ông Nhơn, Việt Nam có khoảng 500 trường đại học, cao đẳng và hiện ranh giới giữa trường top trên hay dưới, công hay tư đã rất mờ nhạt, khoảng cách đã được thu hẹp đáng kể. Các trường đại học top dưới, trường tư thục nhận thức được cái khó của mình là yếu tố thương hiệu, chất lượng. Vì thế, họ chú trọng thay đổi chương trình đào tạo, đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Học sinh trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre, tìm hiểu về các ngành học tại trường Đại học Văn Lang, ngày 5/3. Ảnh: VLU
PGS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP HCM, có quan điểm ngược lại. Ông cho rằng một trường đại học danh tiếng với bề dày lịch sử đào tạo, chất lượng đã được khẳng định với đội ngũ cựu sinh viên thành công là một sự lựa chọn tốt.
"Tôi vẫn ủng hộ các bạn chọn ngôi trường danh tiếng, quan trọng các bạn có đủ khả năng vào được trường đó không. Vào được một trường danh tiếng giống như sự bảo đảm cho đầu ra về cơ hội nghề nghiệp", ông Bảo nói.
Với những lời khuyên phải chọn ngành nghề trước, chọn trường sau, ông Bảo nói quan điểm đó không sai nhưng không phải ai cũng chọn được nghề phù hợp ngay từ đầu. Ông dẫn câu nói "nghề chọn người chứ người đâu có chọn nghề" để phụ huynh có một góc nhìn khác.
Theo ông Bảo, khái niệm về ngành nghề ngày nay đã khác bởi sự bùng nổ của công nghệ, sự tích hợp và liên ngành trong đào tạo. Ông ví dụ ngành Công nghệ thông tin còn tích hợp công nghệ đổi mới sáng tạo, quản trị kinh doanh; trong khi nhiều người làm marketing lại xuất phát từ ngành học về công nghệ, thiết kế đồ họa.
Dung hòa cả hai quan điểm, TS Nguyễn Thanh Phương, Trưởng phòng Quan hệ doanh nghiệp và Việc làm sinh viên, trường Đại học Nguyễn Tất Thành, cho rằng chọn trường danh tiếng cũng tốt nhưng không nên tùy tiện trong việc chọn ngành.
"Chọn ngành rất quan trọng, liên quan đến cả cuộc đời sau này. Thử tưởng tượng trong 40 năm sau, bạn sẽ thức dậy đi làm với niềm vui hay cảm giác như bị tra tấn. Đành rằng có những người chọn không đúng, phải bỏ ngang đi học ngành khác nhưng rất lãng phí thời gian, công sức", TS Phương nói.
TS Nguyễn Thanh Phương tại buổi tư vấn sáng 16/4. Ảnh: CP
Ông Phương khuyên thí sinh chớ vội an tâm khi tìm được ngành nghề yêu thích mà cần tìm hiểu kỹ, hỏi ít nhất ba người làm trong ngành về thực tế làm việc để xem tố chất của mình có phù hợp không. Ngoài ra, có những công việc không nhất thiết phải học đại học, chỉ cần học cao đẳng, trung cấp nghề đã có thể làm tốt.
Cuối cùng, thí sinh mới lựa chọn trường học. Thí sinh lọc ra những trường có ngành đào tạo đó, căn cứ điểm chuẩn các năm trước rồi cân nhắc. Nếu có vài trường trong khả năng lựa chọn, phụ huynh, thí sinh có thể đến tận trường tìm hiểu về chương trình học và những yếu tố khác, hoặc hỏi những cựu sinh viên của trường. Việc chọn trường học dựa trên nhiều tiêu chí, quan trọng là lực học và tài chính gia đình.
"Vô được trường top đầu mà học hành chểnh mảng, ra trường cũng không có công việc tốt, vào trường bình thường nhưng học giỏi ra trường vẫn có thể đi làm công việc lương nghìn đô", TS Phương nói.
Tại buổi tư vấn tuyển sinh do báo Tuổi Trẻ tổ chức sáng 16/4, phụ huynh Thu Phượng nhờ tư vấn khi nhiều người khuyên con chị cứ thi vào các trường đại học nổi tiếng như Ngoại thương, Bách khoa, Nhân văn. Việc học ngành gì tính sau vì học những trường này dễ tìm việc làm hơn.
Trả lời câu hỏi của chị Phượng, TS Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nói nên chọn ngành học phù hợp thay vì chọn một trường danh tiếng.
TS Hạ nhìn nhận việc đỗ một trường nổi tiếng mà không đúng ngành yêu thích, phù hợp, sinh viên cũng không tìm thấy sự say mê, hứng thú trong học tập. Vì thế, các em cũng khó có cơ hội phát triển tốt trong tương lai.
Ông Võ Ngọc Nhơn, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh, trường Đại học Công nghệ TP HCM (Hutech), cũng tương tự.
"Chọn trường nổi tiếng giống như chọn một đôi giày đẹp. Giày đẹp nhưng phải vừa kích cỡ chân của mình. Giày vừa vặn thì mang êm, đúng trường thì học thuận lợi, ra trường có việc làm. Nhưng chẳng may kích cỡ không vừa thì làm sao các em đi hết 4 năm học đó", ông Nhơn ví von.
Theo ông Nhơn, Việt Nam có khoảng 500 trường đại học, cao đẳng và hiện ranh giới giữa trường top trên hay dưới, công hay tư đã rất mờ nhạt, khoảng cách đã được thu hẹp đáng kể. Các trường đại học top dưới, trường tư thục nhận thức được cái khó của mình là yếu tố thương hiệu, chất lượng. Vì thế, họ chú trọng thay đổi chương trình đào tạo, đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Học sinh trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre, tìm hiểu về các ngành học tại trường Đại học Văn Lang, ngày 5/3. Ảnh: VLU
PGS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP HCM, có quan điểm ngược lại. Ông cho rằng một trường đại học danh tiếng với bề dày lịch sử đào tạo, chất lượng đã được khẳng định với đội ngũ cựu sinh viên thành công là một sự lựa chọn tốt.
"Tôi vẫn ủng hộ các bạn chọn ngôi trường danh tiếng, quan trọng các bạn có đủ khả năng vào được trường đó không. Vào được một trường danh tiếng giống như sự bảo đảm cho đầu ra về cơ hội nghề nghiệp", ông Bảo nói.
Với những lời khuyên phải chọn ngành nghề trước, chọn trường sau, ông Bảo nói quan điểm đó không sai nhưng không phải ai cũng chọn được nghề phù hợp ngay từ đầu. Ông dẫn câu nói "nghề chọn người chứ người đâu có chọn nghề" để phụ huynh có một góc nhìn khác.
Theo ông Bảo, khái niệm về ngành nghề ngày nay đã khác bởi sự bùng nổ của công nghệ, sự tích hợp và liên ngành trong đào tạo. Ông ví dụ ngành Công nghệ thông tin còn tích hợp công nghệ đổi mới sáng tạo, quản trị kinh doanh; trong khi nhiều người làm marketing lại xuất phát từ ngành học về công nghệ, thiết kế đồ họa.
Dung hòa cả hai quan điểm, TS Nguyễn Thanh Phương, Trưởng phòng Quan hệ doanh nghiệp và Việc làm sinh viên, trường Đại học Nguyễn Tất Thành, cho rằng chọn trường danh tiếng cũng tốt nhưng không nên tùy tiện trong việc chọn ngành.
"Chọn ngành rất quan trọng, liên quan đến cả cuộc đời sau này. Thử tưởng tượng trong 40 năm sau, bạn sẽ thức dậy đi làm với niềm vui hay cảm giác như bị tra tấn. Đành rằng có những người chọn không đúng, phải bỏ ngang đi học ngành khác nhưng rất lãng phí thời gian, công sức", TS Phương nói.
TS Nguyễn Thanh Phương tại buổi tư vấn sáng 16/4. Ảnh: CP
Ông Phương khuyên thí sinh chớ vội an tâm khi tìm được ngành nghề yêu thích mà cần tìm hiểu kỹ, hỏi ít nhất ba người làm trong ngành về thực tế làm việc để xem tố chất của mình có phù hợp không. Ngoài ra, có những công việc không nhất thiết phải học đại học, chỉ cần học cao đẳng, trung cấp nghề đã có thể làm tốt.
Cuối cùng, thí sinh mới lựa chọn trường học. Thí sinh lọc ra những trường có ngành đào tạo đó, căn cứ điểm chuẩn các năm trước rồi cân nhắc. Nếu có vài trường trong khả năng lựa chọn, phụ huynh, thí sinh có thể đến tận trường tìm hiểu về chương trình học và những yếu tố khác, hoặc hỏi những cựu sinh viên của trường. Việc chọn trường học dựa trên nhiều tiêu chí, quan trọng là lực học và tài chính gia đình.
"Vô được trường top đầu mà học hành chểnh mảng, ra trường cũng không có công việc tốt, vào trường bình thường nhưng học giỏi ra trường vẫn có thể đi làm công việc lương nghìn đô", TS Phương nói.